NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Noi dung TTTL Qui I (Trang 27 - 30)

huyến thăm Liên bang Nga cuối tháng 11.2014 của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cùng với cam kết của Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định tiếp tục giúp Việt Nam trong lĩnh vực điện hạt nhân và thúc đẩy hợp tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận 1 đã trở thành thông điệp về việc Việt Nam sắp có NMĐHN trong tương lai rất gần.

Nỗi ám ảnh từ sự cố NMĐHN Fukushima và Chernobyl vẫn là câu hỏi lớn về việc làm thế nào để người Việt

Nam vận hành được NMĐHN một cách tuyệt đối an toàn? Chúng ta đã chuẩn bị đội ngũ chuyên gia điều hành NMĐHN thế nào?... Tìm lời giải đáp, PV Báo Lao Động đã lên đường sang Nga giữa những ngày đông giá, tới NMĐHN Rostov và tìm gặp các sinh viên Việt Nam đang học điều khiển NMĐHN tại

Tác giả (thứ hai từ trái sang) với các lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại MPEI.

Nga - chủ nhân tương lai NMĐHN Việt Nam.

Đến NMĐHN tốt nhất nước Nga

Từ Mátsxcơva, sau 2 giờ bay cùng 4 giờ ngồi trên ôtô, chúng tôi đến NMĐHN Rostov - cơ sở của Cty Rosenergoatom thuộc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (ROSATOM). Nhà máy nằm ở phía Nam nước Nga, cách thành phố Volgodonsk 13,5 km. Được biết, Rostov đã được vinh danh là “NMĐHN tốt nhất nước Nga” vào các năm: 2004, 2011 và 2013 thơng qua q trình kiểm chứng công nghệ, mức độ an toàn của các tổ chức năng lượng hạt nhân quốc gia và quốc tế.

Giám đốc nhà máy, ông Andrey Salnikov kể, mỗi ngày NMĐHN Rostov phát lên hệ thống điện quốc gia Nga 50 triệu kWh. NMĐHN Rostov được xây dựng theo thiết kế lò phản ứng VVER- 1000 - là công nghệ dự kiến sẽ được Nga áp dụng cho NMĐHN đầu tiên của Việt Nam là NMĐHN Ninh Thuận 1. Hiện nhà máy hiện đã xây xong tổ máy số 3 và khởi động thiết bị từ ngày 14.11.2014, còn tổ máy số 4 đang xây dựng. Được biết, tại lò phản ứng hạt nhân số 3 và số 4 đã có khoảng 190 kỹ sư và và thợ nghề của Tổng Cty Sông Đà trực tiếp tham gia xây dựng cơng trình để đào tạo nghề cho Việt Nam.

NMĐHN có tuyệt đối an tồn?

Tơi hỏi: “Ơng có đảm bảo NMĐHN Rostov tuyệt đối an toàn?”, sau một hồi trầm tư, giám đốc Andrey Salnikov đã thẳng thắn nói: “Các thiết bị của nhà máy đã cho chúng tôi biết mức an toàn tối đa. Thiết kế kỹ thuật, thi cơng, lắp đặt, quy trình vận hành… chúng tôi đảm bảo đủ điều kiện an toàn 100%. Nhưng để nói an tồn tuyệt đối thì tơi khơng thể nói chắc chắn 100%. Bởi những tình huống bất trắc do thiên

tai, chiến tranh, phá hoại… là những điều chúng tôi luôn trăn trở và tìm mọi cách để khắc phục”. Có lẽ bởi những trăn trở nêu trên của Andrey Salnikov cũng như các chuyên gia ngành năng lượng hạt nhân cùng sự tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu kỹ thuật an toàn mà những năm gần đây, công nghiệp điện hạt nhân của Nga chưa từng ghi nhận bất kỳ sự cố đáng kể nào liên quan đến sự an toàn của các NMĐHN.

Tại Trung tâm thông tin của NMĐHN Rostov, chúng tôi được chuyên gia cao cấp của Phịng thơng tin và Quan hệ công chúng - ông Alexander Goppe giới thiệu về việc đào tạo nhân lực cho nhà máy. Để trở thành chuyên gia ở vị trí Trung tâm điều khiển của nhà máy, đó là cả một quãng thời gian dài phấn đấu không ngừng nghỉ của mỗi người. Sau 5 năm học đại học, các kỹ sư trẻ sẽ phải trải qua tối thiểu 10 năm lần lượt làm việc xuất sắc ở từng vị trí trong NMĐHN. Khi đã hiểu được từng “ngóc ngách” của nhà máy, họ được lựa chọn để gửi tới Trung tâm đào tạo nhân lực của từng NMĐHN. Tại đây, họ được tập huấn và thực hiện một cách thuần thục mọi kỹ năng điều khiển. Ông Yuri Borovikov - giảng viên cao cấp của Trung tâm đào tạo Rosatom - (ơng có 5 người con thì tới 4 đã theo nghề cha đang làm việc trong các NMĐHN của Nga), cho chúng tôi biết: “Mỗi một động tác của họ ở phòng điều khiển họ sẽ biết rất rõ cái gì chuyển động bên dưới, chuyển động thế nào, mức độ chuyển động ra sao. Khi có một thao tác sai quy trình, lập tức toàn bộ hệ thống điều khiển bật tín hiệu thơng báo đến tất cả các vị trí trong ca trực cảnh báo có sai sót, lập tức thao tác sai sẽ được điều chỉnh lại ngay”.

Gặp những chuyên gia NMĐHN

Kinh tế

Để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ chương trình phát triển điện hạt nhân quốc gia và cho NMĐHN Ninh Thuận, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cùng các đơn vị liên quan đã tuyển sinh cán bộ, sinh viên đi đào tạo kỹ sư, thạc sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Nghiên cứu hạt nhân Quốc gia Nga (MEPHI). EVN cũng đã lựa chọn và cử con em cán bộ nhân viên ngành điện có thành tích học tập tốt đi đào tạo kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Năng lượng Mátxcơva (MPEI). Được biết, tổng số sinh viên đang học (tính đến giờ là khoá 5) chưa đến 200 người. Con số này là quá nhỏ so với tổng số lao động trong NMĐHN Rostov là 2.000 người.

Trở lại Mátxcơva, chúng tơi đã tìm gặp các sinh viên Việt Nam ở MPEI để tìm hiểu các em đã có những gì cho hành trang làm nghề vận hành NMĐHN ở Việt Nam trong tương lai. Trần Khánh Dương (nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội) và Nguyễn Nghĩa An (nhà ở Hội An, Quảng Nam) đều là sinh viên năm thứ nhất của MPEI đang học nghề Thiết kế, Xây dựng, vận hành và bảo đảm an toàn cho NMĐHN. Mới sang Nga nên cả hai còn nhiều bỡ ngỡ và rất nhớ nhà. Các em cho biết, hiện mới chỉ được học lý thuyết ở trường, nên chưa biết gì nhiều về NMĐHN. Cả hai đều nói với chúng tôi: “Học xong em sẽ về nước, chưa có NMĐHN em làm việc trong nhà máy nhiệt điện cũng được”. Sôi nổi hơn với chúng tôi là Nguyễn Trị (quê ở huyện Vĩnh Cửu - nơi có nhà máy thủy điện Trị An), đang là sinh viên năm thứ 4 theo học chuyên ngành vận hành và lắp đặt NMĐHN. Trị cho biết, cả bố và mẹ của em đều làm trong ngành điện. Học ở đây em đã được đi thăm quan NMĐHN, sang năm thứ 4 đã được học

chuyên ngành và còn 2,5 năm nữa mới ra trường. Hè 2015 (khoảng đầu tháng 5) khóa của em sẽ được đi tới nhà máy để thực tập. Nhưng cũng chỉ là tiếp xúc, xem chung chung chứ chưa được tiếp cận công việc cụ thể. Hiện tại em mới chỉ biết chủ yếu lý thuyết, mục tiêu của em là phải nắm được kiến thức, bởi ngành này cần kiến thức thật. Được biết trước khi theo học nghề này, Trị là sinh viên Trường đại học Bách khoa TPHCM khoa Công nghệ Thông tin.

Kể về chuyện học, Trị cho hay: “Học ở Việt Nam phải học ngày học đêm để được điểm 9. Nhưng bên này, ngoài việc học, chúng em được tiếp xúc với mọi người, được đi thăm quan, được tiếp xúc công nghệ cao, học lĩnh vực cao mà vẫn thấy dễ hơn học trong nước”. Các sinh viên cho biết học xong, các em đều phải về nước ngay, bởi hợp đồng thỏa thuận với EVN đã cam kết như vậy.

Những sinh viên trẻ đều háo hức với việc tương lai Việt Nam sẽ có NMĐHN. Họ đang mơ ước sẽ được trực tiếp đến NMĐHN để xem chuyên gia Nga làm việc, được thử nghiệm ngồi ở từng vị trí vận hành nhà máy. Nhìn những ánh mắt của các em, chúng tôi hiểu ước mơ của các chuyên gia NMĐHN tương lai, dù điều đó còn quá xa vời với những tiêu chuẩn khắt khe của ngành điện hạt nhân.

Rồi đây, chính những con người trẻ tuổi này sẽ làm chủ công nghệ, làm chủ nguồn năng lượng mới của đất nước trong tương lai.

Học ở Việt Nam phải học ngày học đêm để được điểm 9. Nhưng bên này ngồi việc học, chúng em được tiếp xúc cơng nghệ cao, học lĩnh vực cao mà vẫn thấy dễ hơn học trong nước”

Một phần của tài liệu Noi dung TTTL Qui I (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)