Đánh giá năng lực nghề [10]

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng năng lực nghề của lực lượng hậu cần kỹ thuật công an tỉnh kiên giang so với yêu cầu của ngành công an (Trang 67)

12. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

1.7. Đánh giá năng lực nghề [10]

1.7.1. Đánh giá năng lực thực hiện

- Kiểm tra, đánh giá đào tạo nghề theo NLTH là so sánh, đối chiếu và lượng giá (các) NLTH thực tế đạt được ở người thực hiện cơng việc đó với (các) kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề đào tạo, làm cơ sở để cấp văn bằng chính chỉ cho người đó.

- Kiểm tra đánh giá, được xây dựng coi như một hệ thống con trong hệ thống toàn thể đào tạo theo NLTH như một hệ thống lớn.

- NLTH (Competency) là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công

việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, cơng việc đó.

NLTH bao gồm: Các kỹ năng thực hành tâm vận; kỹ năng trí tuệ; kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề; có khả năng thích ứng để thay đổi; có khả năng áp dụng kiến thức của

37

mình vào cơng việc; có khát vọng học tập và cải thiện; có khả năng làm việc cùng với người khác trong tổ, nhóm...; thể hiện đạo đức lao động nghề nghiệp tốt.v.v.

Kỹ năng trong NLTH, người ta phân biệt bốn loại chủ yếu sau đây: + Kỹ năng thụ lý các công việc

+ Kỹ năng quản lý sự cố

+ Kỹ năng hoạt động trong môi trường làm việc.

- Kỹ năng cốt lõi là kỹ năng có tính chất chung, cơ bản mà bất cứ người lao động nào cũng phải có trong NLTH của mình, nó tập trung khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng, kĩ xảo một cách tích hợp trong các tình huống lao động thực tế.

Sự hợp tác, cạnh tranh hội nhập kinh tế đặt ra những vấn đề chung đối với mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế, ngày càng làm cho quan niệm đó về kỹ năng cốt lõi thống nhất hơn và tầm quan trọng của các kỹ năng cốt lõi được củng cố và khẳng định.

Người ta xác định, ngày nay người lao động cần phải có trong NLTH của mình các kỹ năng cốt lõi sau đây:

+ Kỹ năng thơng tin: Đó là khả năng thu thập, phân tích, đánh giá, sàng lọc và lựa chọn, trình bày thơng tin và các ý tưởng dùng cho hàng loạt thông tin sử dụng với mục đích thực tế khác nhau.

+ Kỹ năng giao tiếp: Đó là khả năng giao tiếp có hiệu quả với những người khác thơng qua lời nói, chữ viết và các phương tiện biểu thị khơng bằng lời.

+ Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động: Chúng tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức và tự quản lý, bao gồm khả năng hoàn thành nhiệm vụ với mức độ độc lập nhất định, việc kiểm tra, theo dõi sự thực hiện của chính mình, bảo đảm được sự giao tiếp có hiệu quả, báo cáo và ghi chép về các quá trình và các kết quả đạt được.

+ Kỹ năng hợp tác: Đó là khả năng hợp tác, phối hợp có hiệu quả với các cá nhân riêng rẽ và trong nội bộ nhóm, bao gồm việc đề ra được những mục đích chung, sự quyết định về việc phân giao nhiệm vụ, công việc, giám sát việc đạt được mục đích, yêu cầu, kiểm tra chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

38

+ Kỹ năng sử dụng toán học: Chúng tập trung vào khả năng lựa chọn, áp dụng và vào việc sử dụng các tư tưởng, phương pháp và kĩ thuật toán học để hồn thành nhiệm vụ, cơng việc trong phạm vi rộng lớn các tình huống lao động nghề nghiệp thực tế.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Chúng tập trung vào việc giải quyết vấn đề như là một quá trình. Trong nghĩa rộng của nó, kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm cả việc xác định được bản chất của các vấn đề và đưa ra được các chiến lược phù hợp để giải quyết vấn đề.

+ Kỹ năng sử dụng cơng nghệ: Đó là khả năng sử dụng các quá trình, hệ thống cơng nghệ, trang thiết bị, ngun vật liệu và khả năng di chuyển kiến thức và kỹ năng vào các tình huống mới.

Điều hiển nhiên là người lao động ở các trình độ khác nhau cần có các kỹ năng cốt lõi trên đây ở các mức độ khác nhau.

1.7.2. Quy trình đánh giá năng lực

Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá

Bước 2: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá Bước 3: Soạn công cụ đánh giá:

- Phiếu ý kiến đánh giá - Bảng kiểm đánh giá Bước 4: Chọn mẫu đánh giá

Bước 5: Triển khai thu thập thông tin đánh giá Bước 6: Sàn lọc thông tin đánh giá

Bước 7: Xử lý thống kê đánh giá Bước 8: Đánh giá

1.7.3. Công cụ đánh giá năng lực

Các công cụ kiểm tra, đánh giá

* Yêu cầu đối với các công cụ kiểm tra, đánh giá:

- Các công cụ kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo được các yêu cầu sau: + Khơng bỏ sót một khía cạnh quan trọng nào trong kiểm tra, đánh giá + Có sự nhất quán trong nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá.

+ Giúp khẳng định được rằng sự kiểm tra, đánh giá như vậy là có độ giá trị, độ tin cậy và tính cơng bằng.

39

* Các loại cơng cụ kiểm tra, đánh giá:

- Có nhiều loại cơng cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng dưới đây: + Các văn bản, tư liệu lập kế hoạch

+ Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả công việc: các câu hỏi, các tình huống kiểm tra, các bảng kiểm để thu thập chứng cứ, ...

+ Các sổ lộ trình cơng việc, các phiếu quy trình cơng nghệ, ...

+ Các báo cáo của người người giám sát, kiểm tra đánh giá, của người thực hiện công việc, ...

+ Các bản hướng dẫn của người kiểm tra, đánh giá, ...

- Sự kết hợp các công cụ trên đây để cung cấp đủ chứng cứ cho việc đưa ra một đánh giá.

* Các công cụ kiểm tra, đánh giá có thể:

- Được nhiều người đánh giá (Lãnh đạo) cả bên trong và cả bên ngoài cơ sở, sử dụng, giúp cho việc đánh giá có được độ tin cậy.

- Tiết kiệm thời gian nếu dùng lâu dài

- Giúp loại trừ được những ý kiến chủ quan cá nhân.

* Một công cụ kiểm tra, đánh giá tốt có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Về định dạng, trình bày:

+ Dễ theo dõi, dễ làm theo + Sắp xếp thứ tự một cách lơgíc + Phân chia thành các phần phù hợp. - Về ngơn ngữ:

+ Hướng dẫn chính xác, đơn giản

+ Không gây lầm lẫn trong bất cứ trường hợp nào. - Về các tiêu chí, dấu hiệu:

+ Chứng cứ chấp nhận được đều có liên quan đến các tiêu chí đã đề ra + Giải thích rõ có thể đạt được NLTH như thế nào

+ Bao quát được các phương pháp thu thập tất cả các chứng cứ đã dự định.

* Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả là loại công cụ kiểm tra, đánh giá thường là trực tiếp trong quá trình thực hiện cơng việc, nó có ý nghĩa quyết định đến kết quả và chất lượng của việc kiểm tra, đánh giá.

40

- Có nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả công việc được dùng để có chứng cứ thoả mãn các tiêu chuẩn đặt ra, bao gồm:

+ Các phương pháp quan sát (quan sát quy trình, quá trình) + Các phương pháp trắc nghiệm (phiếu, khách quan, ...) + Các phương pháp trắc nghiệm vấn đáp (hỏi…)

+ Các phương pháp khác (kiểm tra đánh giá công việc thực hành, báo cáo đánh giá, lập hồ sơ,...)

1.7.3.1. Đánh giá về kiến thức

Mục đích kiểm tra đánh giá kiến thức là xác định xem người thực hiện công việc đã biết gì, ở mức độ nào trong các nội dung đã thực hiện.

Tuỳ theo mục tiêu công việc mà có những mức độ yêu cầu khác nhau từ đơn giản nhất là tái hiện được (kể được, mơ tả được, trình bày được), đến áp dụng được, so sánh, phân tích, giải thích, v,v...

1.7.3.2. Đánh giá về kỹ năng

Mục đích kiểm tra đánh giá kỹ năng là xác định xem người thực hiện đã làm được gì, ở mức độ nào trong các nội dung đã thực hiện.

Mức độ yêu cầu người thực hiện làm được cũng từ đơn giản nhất là bắt chước được đến làm đúng, chuẩn xác rồi đến làm nhanh và thành thạo.

1.7.3.3. Đánh giá về thái độ và phẩm chất

Kiểm tra đánh giá thái độ nhằm xem xét người thực hiện đã có cách ứng xử, cách biểu lộ tình cảm, cách bộc lộ những phẩm chất nhân cách như thế nào trước một sự kiện, hiện tượng, trước công việc, trước đồng nghiệp,...

Kiểm tra đánh giá thái độ là khó nhất vì điều mà CBCS biết được chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Còn “giá trị thực” của CBCS thì được xác định một cách chính xác khơng thể qua vài lần kiểm tra đánh giá mà phải qua cả quá trình tương đối lâu dài. Vì vậy, cần kết hợp việc theo dõi, giám sát người thực hiện một cách thường xuyên với lượng giá thông qua những đợt kiểm tra đánh giá định kỳ hay cuối năm.

Tiểu kết chương 1.

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang mở rộng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đối mặt với nhiều thách thức, cho nên việc phát triển giáo dục và đẩy

41

mạnh công tác đào tạo phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc. Phải nâng cao bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, đào tạo bồi dưỡng CBCS là nhiệm vụ trọng tâm, đào tạo phải nhằm mục đích sử dụng một các thành thạo CT chuyên môn, nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ năng lực và khuyến khích cho việc tự học và tự nghiên cứu nâng cao chất lượng phục vụ trong lĩnh vực HC - KT CAND.

Người nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu NLN nghiệp và tiêu chuẩn nghiệp vụ của BCA, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ đáp đứng NLN, góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa trong các mặt CT của LL HC - KT CATKG, nhằm mục đích phục vụ tốt hơn và đáp ứng kịp thời trong CT đấu tranh và phòng chống tội phạm, giữ vững hịa bình, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.

Để đánh giá được mức độ đáp ứng NLN của lực lượng Hậu cần - Kỹ thuật CATKG, cần phải phân tích, khảo sát thực trạng nghiệp vụ của đội ngũ CBCS trong LL HC - KT CATKG làm cơ sở thực tiển cho vấn đề nghiên cứu.

41

Chương 2:

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NĂNG LỰC NGHỀ CỦA CÁN BỘ CHIẾN SĨ LỰC LƯỢNG HẬU CẦN -

KỸ THUẬT CÔNG AN TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Tổng quan Hậu cần - Kỹ thuật Công an tỉnh Kiên Giang

2.1.1. Giới thiệu chung

CAND được thành lập ngày 19/8/1945 và ngày truyền thống lực lượng Hậu cần Công an nhân dân ngày 25/01/1948, đã trãi qua 69 năm Lực lượng hậu cần CAND từng bước lớn mạnh và trưởng thành, từ một phòng ở cơ quan Bộ, một bộ phận thuộc Văn phòng các khu, sở, ty công an, hoạt động độc lập rồi phát triển là một Vụ ở cơ quan Bộ, có hệ thống dọc trong tồn LL và đến cuối năm 1975 thành khối hậu cần, có đầy đủ các bộ CMNV CT hậu cần [9].

Ở miền Nam, tổ chức và CT hậu cần hoạt động và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của các ban an ninh Miền, Khu và tỉnh.

Với chức năng nhiệm vụ, hệ thống tổ chức được kiện tồn và trình độ chun môn ngày được nâng cao, LL Hậu cần đã đảm bảo đáp ứng kịp thời cho yêu cầu chiến đấu, CT và xây dựng LL CAND trong phạm vi cả nước. Trong đó LL HC - KT CATKG đã góp phần cho cơng cuộc đổi mới và đảm bảo phục vụ CT chiến đấu cho CATKG.

Trụ sở làm việc tại số 28 Mạc Đĩnh Chi - Phường Vĩnh Thanh - TP. Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, diện tích hơn hai héc ta, được xây dựng cơng trình kiên cố nhà 3 tầng bố trí 18 phịng làm việc, một nhà ở tập thể 2 lầu 65 phịng cho CBCS và có 2 khn viên được thiết kế có sân thể thao như bóng truyền, cầu lơng và nơi đổ xe ơ tơ, có hệ thống đường giao thơng, cây xanh được bố trí hài hịa tạo điểm nhấn kiến trúc trong cảnh quan tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.

Hiện tại Phịng HC - KT có 10 ban đội, 30 phịng ban và 16 huyện thị có bố trí đội hậu cần phục vụ cho CT, tổng quân số 128 đồng chí là sĩ quan hạ sĩ quan, phân

42

theo trình độ có 3 thạc sĩ, 11 kỹ sư, 03 đại học chuyên ngành, 60 cử nhân, 26 y bác sĩ, trình độ trung cấp 13 và trình độ sơ cấp 12 đồng chí.

HC - KT CATKG ln hồn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhà Nước giao, xứng đáng là lực lượng nồng cốt trong CAND.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Hậu cần - Kỹ thuật Công an tỉnh Kiên Giang

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hậu cần - Kỹ thuật Công an Kiên Giang

Phòng HC - KT CATKG là đơn vị trực thuộc Cơng an tỉnh, trong đó được thành lập 10 ban đội và phân cơng vị trí cơng việc, cụ thể: [8]

TRƯỞNG PHỊNG PHĨ TRƯỞNG PHỊNG PHĨ RƯỞNG PHỊNG PHĨ TRƯỞNG PHÒNG ĐỘI TỔNG HỢP ĐỘI H.C QUẢN TRỊ ĐỘI X.D CƠ BẢN ĐỘI Q.LTÀI SẢN ĐỘI Q.L VẬT TƯ ĐỘI TÀI VỤ NHÀ NGHĨ DƯỠNG ơBỆNH ĐỘI XE NHÀ CÔNG VỤ

43 * Đội tổng hợp:

Vị trí và chức năng: Giúp Trưởng phòng và cấp ủy tổ chức CT lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành các hoạt động công tác, xây dựng chương trình, kế hoạch CT chun mơn, CT xây dựng Đảng, xây dựng LL HC - KT của phịng và của cấp ủy, theo dõi, đơn đốc, kiểm tra và dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện.

Nhiệm vụ và quyền hạn: Tổng hợp chung tình hình, kết quả CT HC - KT của Công an tỉnh, dự báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

Nghiên cứu đề xuất Trưởng phịng xây dựng chương trình, kế hoạch CT của đơn vị, chuẩn bị nội dung tổ chức các cuộc họp, hội nghị tổng kết, sơ kết, triển khai các mặt CT của đơn vị, theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện.

Thực hiện chế độ thông tin liên lạc, cơng tác bảo vệ bí mật nhà nước, báo cáo, văn thư, lưu trữ tài liệu của phòng theo quy định.

Giúp Trưởng phòng thực hiện CT tổ chức, biên chế, quản lý cán bộ của phòng theo phân cấp CT tổ chức, cán bộ.

Tổ chức thực hiện CT chính trị, tư tưởng, CT thanh tra kiểm tra, thi đua, khen thưởng, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của đơn vị.

Tổ chức tiếp nhận, quản lý, sử dụng thanh tốn kinh phí theo dự tốn được duyệt hoặc cấp bổ sung, thực hiện CT cơng khai tài chính theo đúng luật ngân sách nhà nước và quy định của BCA, theo dõi quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, vũ khí, tài sản phục vụ CT của đơn vị theo quy định.

Quản lý cán bộ, chiến sĩ, tài sản của đội theo đúng quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng của đội do Trưởng phịng và Giám đốc Cơng an tỉnh giao cho.

* Đội hành chính quản trị:

Vị trí và chức năng: Giúp Trưởng phịng quản lý, phục vụ đảm bảo nơi nghỉ, sinh hoạt của CBCS ở doanh trại, đảm bảo vệ sinh môi trường trong khuôn viên trụ sở Công an tỉnh, quản lý tình hình CT bảo vệ mơi trường trong LL CA tồn tỉnh, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo đúng quy định của pháp luật của BCA.

44

Tổ chức đảm bảo khuôn viên trụ sở Công an tỉnh trật tự nội vụ, vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp của Công an tỉnh theo đúng quy định của pháp luật và quy định của BCA, quản lý cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ sản xuất của Công an tỉnh.

Quản lý đất sản xuất nông nghiệp, đất đầu tư liên doanh du lịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng năng lực nghề của lực lượng hậu cần kỹ thuật công an tỉnh kiên giang so với yêu cầu của ngành công an (Trang 67)