3.3 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mơ hình thiết bị bóc vỏ chuối sứ
3.3.1 Yêu cầu thiết kế
Với định hướng máy bóc vỏ chuối sứ phục vụ cho các cơ sở sản xuất, hợp tác xã (quy mô nhỏ), qua khảo sát thực tế các thông số thiết kế được xác định như sau:
- Năng suất 600 kg/ca (8 giờ);
- Máy được cấp liệu bằng tay, vận hành bán tự động; - Thịt chuối sau bóc vỏ sạch, khơng dập nát;
- Tỷ lệ phế phẩm thấp;
- Đảm bảo an toàn người sử dụng, an toàn vệ sinh thực phẩm; - Giá thành máy hợp lý.
3.3.2 Thiết kế, chế tạo mơ hình máy bóc vỏ chuối sứ 3.3.2.1 Đề xuất nguyên lý máy bóc vỏ chuối 3.3.2.1 Đề xuất nguyên lý máy bóc vỏ chuối
Một phương án nguyên lý máy bóc vỏ chuối được đề xuất như ở hình 3.18 với 3 cụm thiết bị chính: cụm cấp liệu, cụm khía và cụm bóc vỏ..
- Do quả chuối cong khơng thẳng nên để thuận lợi quả chuối được đưa vào bộ phận cấp liệu (1) bằng tay, bộ phận cấp liệu này có tác dụng đưa quả chuối vào trong khu vực bộ phận khía và bóc vỏ.
- Quả chuối sau khi đi vào vùng khía nhờ cơ cấu cấp liệu. Cơ cấu khía vỏ (2) sẽ ăn sâu vào phần thịt chối và khía dọc theo biên dạng quả chuối với chiều sâu không đổi, chia vỏ quả chuối theo chu vi thành nhiều phần. Sau đó quả chuối tiếp tục đi vào vùng bóc vỏ.
- Khi quả chuối đến khu vực bóc vỏ, cơ cấu bóc vỏ (3) sẽ kẹp/cuốn quả chuối di chuyển đến trước, đồng thời cơ cấu bóc vỏ sẽ thực hiện bóc vỏ chuối để thu được thịt chuối. 1 2 3 1.1 2.2 2.1 3.2 3.1 1.1 – Quả chuối 2.1 – Dao khía 2.2 – Tấm chặn 3.1 – Bánh ma sát 3.2 – Lưỡi bóc 1. Cụm cấp liệu; 2. Cụm khía vỏ; 3. Cụm bóc vỏ