7. Cấu trúc của luận văn
3.2. xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí thực tập sinh viên ngành
ngành Quản lí văn hóa thuộc Khoa Xã hội Trƣờng Cao đẳng Hải Dƣơng
Biện pháp 1. Tăng tính chủ động của sinh viên thực tập trong rèn luyện các kĩ năng tổ chức hoạt động văn hóa
Mục tiêu của biện pháp
- Mục tiêu của biện pháp là tác động đến sinh viên bằng những hình thức khác nhau, khơi dậy ở sinh viên niềm đam mê, tìm hiểu về các hoạt động cụ thể trong quá trình thực tập nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, nêu cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong hoạt động thực tập.
- Tăng cường khả năng tự tin của sinh viên trong các công việc cụ thể liên quan đến hoạt động thực tập. Chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa tại cơ sở thực tập và tại địa phương thực tập.
Nội dung và cách thức tiến hành
Tăng cường tính chủ động của sinh viên và rèn luyện cho sinh viên nắm chắc các kĩ năng:
- Giải thích, phổ biến được các văn bản pháp luật Nhà nước về quản lí văn hóa.
- Lập được kế hoạch theo đúng quy trình để quản lí văn hóa.
- Biết sưu tầm, bảo tồn gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, các di sản văn hóa ở địa phương theo đúng pháp luật.
- Lập được kế hoạch tổ chức hoạt động cho các thiết chế văn hóa. - Đánh giá được các thiết chế văn hóa theo tiêu chí.
- Thực hiện đúng quy trình quản lí thị trường dịch vụ văn hóa.
- Thể hiện đúng một số bài hát, sử dụng được một loại nhạc cụ, phối hợp dàn dựng được một chương trình nghệ thuật quần chúng.
- Lập được kế hoạch tổ chức các hội thi, hội diễn văn hoá văn nghệ quần chúng - Văn nghệ truyền thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Biết tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào đời sống nhân dân.
- Soạn thảo đúng mẫu quy định một số loại văn bản có liên quan. - Cởi mở, hòa nhã trong giao tiếp.
Đào tạo sinh viên trở thành cán bộ quản lí văn hoá có trình độ cao đẳng, có năng lực quản lí, tổ chức các hoạt động văn hoá thông tin; có khả năng tổ chức, hướng dẫn, điều hành, duy trì các chương trình, các hoạt động văn hoá quần chúng: quản lí lễ hội, di tích lịch sử, di sản văn hoá, thị trường dịch vụ văn hoá; dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp; quản lí thiết chế văn hoá, hoạt động văn hoá thông tin cơ sở; công tác thông tin truyền thông.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lí văn hoá có đủ kiến thức và tự tin để làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước về văn hoá, thông tin truyền thông của các tỉnh, huyện, xã, các trường học, các câu lạc bộ, nhà văn hoá hoặc làm công việc khác có liên quan đến hoạt động văn hoá, du lịch, truyền thông, báo chí.
Điều kiện thực hiện biện pháp
- Thường xuyên tổ chức các buổi xêmina, tổ chức các buổi thảo luận về tăng cường tính chủ động của sinh viên ngành Quản lí văn hóa trong quá trình tham gia thực tập.
- Quán triệt các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ thực tập của sinh viên qua các buổi rèn luyện nghiệp vụ.
- Xây dựng các kế hoạch hoạt động của cá nhân trong toàn đợt tham gia thực tập, có sự góp ý, bổ sung và điều chỉnh của cán bộ hướng dẫn thực tập.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực tập linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động thực tập
Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng kế hoạch thực tập chính là xây dựng các phương án, các quy định, lịch trình, thời gian và công việc có sự phân công trách nhiệm rõ ràng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cụ thể cho các thành phần cùng tham gia vào hoạt động thực tập một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở thực tập nhằm nâng cao chất lượng, hiệu qủa thực tập.
Nội dung và cách thức tiến hành
Muốn làm được điều đó cần nhấn mạnh đến tính hợp lí về thời gian thực tập cho sinh viên, phân công giảng viên hướng dẫn có chất lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm tăng tính thực tế cho sinh viên, cần hài hòa giữa hoạt động thực tập của sinh viên với hoạt động bình thường của đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập. Bên cạnh đó, sự gắn kết lí thuyết với thực hành tại nơi thực tập cần có những yêu cầu cụ thể cho sinh viên sau khi hoàn thành khóa thực tập như:
- Củng cố những kiến thức đã học ở nhà trường, bổ sung thêm những kiến thức và kỹ năng mới phù hợp với yêu cầu làm việc.
- Tăng cường khả năng giao tiếp, nắm bắt thông tin và xử lí tình huống, giải quyết vấn đề phát sinh trong công việc tại nơi thực tập.
- Có thái độ đúng đắn, yêu nghề và hiểu về nghề nghiệp trong tương lai. Phương pháp thực hiện cần thiết là nên kế hoạch cụ thể, chi tiết về mục đích, nội dung và phương pháp thực tập, từ đó phổ biến rộng rãi cho giảng viên và sinh viên nắm được để chủ động, tích cực và có hướng thực hiện cũng như bổ sung ý kiến một cách kịp thời.
- Trong việc xây dựng kế hoạch thực tập cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ môn, các chuyên ngành đào tạo trong khoa để tăng tính hợp lí, có thời gian chuẩn bị và có thể phân công giảng viên hướng dẫn phù hợp, tránh dồn việc, cập dập mà phải đảm bảo các ngành luôn có sinh viên thực tập rải ở các thời gian, không nên để trống cũng không nên để tập trung sinh viên đi thực tập một đợt quá đông.
- Đối với Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau khi duyệt đề nghị thực tập của Khoa cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giám sát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giảng viên hướng dẫn và sinh viên thực tập; có kế hoạch kiểm tra hợp lí đối với cả giảng viên hướng dẫn và thời gian, công việc cũng như mức độ hoàn thành các nội dung thực tập của sinh viên tại cơ sở tiếp nhận thực tập.
- Đối với đơn vị hợp tác, tiếp nhận sinh viên thực tập cần có chương trình làm việc cụ thể trong thời gian có sinh viên đến thực tập, phân bổ nguồn lực để phân công, hỗ trợ sinh viên trong việc thực tập - làm quen dần với điều kiện thực tế và môi trường tại nơi sinh viên đến làm việc.
Điều kiện để thực hiện biện pháp
Để có thể thực hiện được biện pháp này, xây dựng kế hoạch thực tập cho sinh viên ngành Quản lí văn hóa cần nắm vững các điều kiện sau:
- Nắm chắc tình hình thực tế tại các cơ sở thực tập như tình hình đội ngũ cán bộ, trình độ của đội ngũ cán bộ, kinh nghiệm hướng dẫn thực tập của đội ngũ cán bộ tại cơ sở thực tập. Các điều kiện phục vụ cho việc thực tập của sinh viên như điều kiện về cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, văn hóa truyền thống của địa bàn thực tập.
- Nắm vững các văn bản hướng dẫn thực tập tại các cơ sở thực tập, kế hoạch, chương trình theo tuần, theo tháng và theo năm của cơ sở thực tập.
- Phải am hiểu về quản lí thực tập ngành Quản lí văn hóa, các kiến thức về quản lí văn hóa, phải am hiểu về việc xây dựng các kế hoạch cụ thể và kế hoạch đột xuất và các kế hoạch có liên quan.
Biện pháp 3. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập
Mục tiêu của biện pháp
- Trang bị cho đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập am hiểu về mục tiêu, nội dung, chương trình hướng dẫn quản lí thực tập cho sinh viên.
- Đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực tập phải giỏi về chuyên môn, nắm chắc các kiến thức, về văn hóa địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Biết thiết kế và tổ chức các chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính phong trào, các hoạt động quần chúng tại các cơ sở thực tập cũng như tổ chức các sự kiện văn hóa các cấp.
Nội dung và cách thức tiến hành
Để thực hiện biện pháp này, cần trang bị cho đội ngũ giảng viên dẫn thực tập những kiến thức và kĩ năng thực tập phù hợp với đặc trưng công việc, nghiệp vụ của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, theo đó, giảng viên hướng dẫn cần phải nắm vững những nội dung sau:
- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng quản lí và tổ chức các hoạt động văn hoá thông tin.
- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng quản lí các thiết chế văn hoá.
- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển và quản ký các chương trình hoạt động văn hoá của quần chúng nhân dân.
- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng quản lí xây dựng các phong trào văn hóa quần chúng.
- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hiện và tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động.
- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sưu tầm, phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa của địa phương và đất nước.
Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Lựa chọn những cán bộ, giảng viên có năng lực, có những phẩm chất cần thiết đáp ứng được những yêu cầu của công việc quản lí thực tập ngành Quản lí văn hóa.
- Giảng viên hướng dẫn thực tập cần tạo điều kiện học tập và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng học hỏi, nâng cao tinh thần và trách nhiệm với công việc quản lí và hướng dẫn thực tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, các sự kiện để hướng dẫn cho sinh viên thực tập.
- Sát sao với hoạt động thực tập của sinh viên.
- Chủ động đề xuất các nội dung, ý kiến cần thiết với nhà trường, với đơn vị thực tập về các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lí thực tập.
- Ưu tiên những giảng viên hướng dẫn thực tập trong việc cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, học tập và nâng cao kiến thức.
Đề xuất cách tính thù lao hợp lí cho giảng viên hướng dẫn thực tập, ưu tiên họ trong các đợt bình chọn danh hiệu thi đua, có chính sách khen thưởng hợp lí đối với những giảng viên hướng dẫn thực tập tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Biện pháp 4. Hoàn thiện "Bộ tiêu chí thực tập cho sinh viên ngành Quản lí văn hóa"
Mục tiêu của biện pháp
Hoàn thiện "Bộ tiêu chí thực tập cho sinh viên ngành Quản lí văn hóa" nhằm cụ thể hóa các công việc, đưa ra các chỉ dẫn và hướng sinh viên vào những việc làm cụ thể trong quá trình thực tập. Đồng thời, cũng là căn cứ xác đáng để đánh giá hoạt động thực tập của sinh viên.
Nội dung và cách thức tiến hành
- Bộ tiêu chí thực tập cần chỉ rõ những yêu cầu về mục tiêu thực tập, kế hoạch, nội dung, chương trình thực tập, cũng như kiến thức và những kĩ năng cần thiết vận dụng vào quá trình thực tập để nâng cao hiệu quả thực tập cho sinh viên.
- Tăng cường lấy ý kiến của các bộ phận tham gia vào quá trình thực tập để hình thành và hoàn thiện bộ tiêu chí thực tập cho sinh viên; trong đó cần thiết có sự tham gia chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, Cán bộ quản lí khoa, giảng viên hướng dẫn thực tập và đơn vị tiếp nhận thực tập, đồng thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có thể tham khảo thêm những ý kiến đóng góp của sinh viên cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Đối với Trường Cao đẳng Hải Dương, khi xây dựng bộ tiêu chí thực tập sinh viên ngành Quản lí văn hóa nên giao cho Ban chỉ đạo thực tập, dựa trên sự tham mưu của Khoa chuyên môn và Phòng Đào tạo để phù hợp với nội dung chương trình thực tập, sát hợp với chuyên môn của sinh viên và điều kiện của đơn vị tiếp nhận thực tập sinh.
Điều kiện thực hiện biện pháp
- Các nội dung của bộ tiêu chí đưa ra phải sát hợp với điều kiện thực tế của hoạt động thực tập đang diễn ra, phù hợp với điều kiện sinh viên và cơ sở thực tập, thỏa mãn những yêu cầu đặt ra sau đợt thực tập.
- Bộ tiêu chí phải đảm bảo được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên thực tập, đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai đặt ra cho sinh viên.
- Bộ tiêu chí thực tập của sinh viên Quản lí văn hóa phải có tính khái quát, cụ thể, bao quát được các vấn đề của hoạt động thực tập sinh viên ngành Quản lí văn hóa.
- Các tiêu chí phải rõ ràng thuận tiện cho việc kiểm lượng, đo lường trước, trong và sau thực tập.
Biện pháp 5. Mở rộng đối tượng, phạm vi và nội dung thực tập
Mục tiêu của biện pháp
- Tăng cường mở rộng hợp tác, liên kết, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập không chỉ ở Sở Văn hóa tỉnh, Phòng Văn hóa các huyện, các di tích lịch sử văn hóa, mà còn có thể đến các cơ quan, doanh nghiệp có tính phù hợp với hoạt động quản lí văn hóa. Phạm vi thực tập không chỉ bó hẹp, giới hạn trong tỉnh Hải Dương mà cần mở rộng theo hướng liên tỉnh. Nội dung thực tập cho sinh viên ngành Quản lí văn hóa cần mở rộng theo cả bề rộng lẫn chiều sâu phù hợp với từng lĩnh vực đặc thù.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nội dung và cách thức tiến hành
- Tăng cường công tác tổ chức liên kết giữa các bên có liên quan về quản lí hướng dẫn sinh viên thực tập.
- Phối hợp chỉ đạo giữa cơ sở đào tạo với đơn vị tiếp nhận thực tập tổ chức cho sinh viên giao lưu, thăm quan các địa phương, các di tích, các công trình văn hóa cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa và việc quản lí văn hóa.
- Mời những chuyên gia đầu ngành về quản lí văn hóa, các chuyên gia về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến quản lí văn hóa nói chuyện, giảng bài cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên cách tổ chức thực hiện các sự kiện văn hóa tại các địa phương cũng như các sự kiện lớn.
- Để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác đào tạo, thực tập ngành Quản lí văn hóa, cần có sự mở rộng liên kết đào tạo với các đơn vị trong và ngoài tỉnh, huy động sự đóng góp kinh phí của các đơn vị, tổ chức ngoài nhà trường, các cơ sở thực tập nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện được đến thực tập ở nhiều địa điểm khác nhau.
- Trường cao đẳng Hải Dương cần tăng cường chủ động xây dựng và thực hiện các kế hoạch gắn với điều kiện thực tế, tổ chức cho sinh viên đến học tập tại các cơ sở thực tập không chỉ trong thời gian sinh viên tham gia thực tập mà có thể trước khi sinh viên đến thực tập nhằm tìm hiểu, nghiên cứu sâu về hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn, đồng thời cũng là cơ hội để sinh