LÝ LUẬN NHẬN THỨC

Một phần của tài liệu TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Trang 30 - 33)

1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng

- Lý luận nhận thức duy vật biện chứng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản:

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người. Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới khách quan.

Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một q trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích

của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và coi thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người là nguồn gốc duy nhất và cuối cùng của nhận thức.

- Nhận thức là một q trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức về thế giới khách quan.

- Nhận thức là một q trình biện chứng có vận động và phát triển. Đó là q trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn.

- Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.

3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

3.1. Phạm trù thực tiễn

- Định nghĩa: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất - cảm tính, tính lịch sử - xã hội của

con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hộiphục vụ nhân loại tiến bộ.

Khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình.

- Các tính chất cơ bản của thực tiễn:

+ Tính khách quan: thực tiễn là hoạt động vật chất hướng đến cải tạo thế giới khách quan vì sự sinh tồn và phát triển của xã hội lồi người.

+ Tính mục đích: thực tiễn là hoạt động có ý thức, có tính mục đích, khác với hoạt động mang tính bản năng của lồi vật.

- Các hình thức cơ bản của thực tiễn:

Hoạt động thực tiễn rất đa dạng và có nhiều hình thức phong phú, song có ba hình thức cơ bản là:

+ Hoạt động sản xuất vật chất: là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những cơng cụ lao động tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.

+ Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là một hình thức đặc biệt của thực tiễn. Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu.

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có chức năng khác nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là loại hoạt động có vai trị quyết định đối với các loại hoạt động thực tiễn khác.

3.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

* Trong mối quan hệ với nhận thức, thực tiễn có vai trị như sau: - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:

+ Nhận thức ngay từ đầu đều xuất phát từ thực tiễn, từ nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

+ Thông qua hoạt động thực tiễn, thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính là cơ sở dữ liệu cho hoạt động nhận thức.

+ Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tạo ra những công cụ ngày càng tinh vi giúp nối dài khí quan vật chất của con người, giúp con người nhận thức thế giới sâu sắc hơn.

- Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn luôn biến đổi, luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cần được nhận thức và giải quyết.

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích cuối cùng của nhận thức là quay trở về phục vụ thực tiễn, định hướng và chỉ đạo thực tiễn.

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:

Thực tiễn đóng vai trị là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức, từ đó bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. Nhận thức của con người phải được kiểm tra trong thực tiễn, nếu chưa hồn thiện thì bổ sung, nếu sai lầm thì bác bỏ. Trong thực tiễn con người phải chứng minh chân lý.

* Ý nghĩa phương pháp luận:

Phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm thực tiễn yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn

đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trị của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm.

4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức

Nhận thức là một quá trình, trải qua hai giai đoạn: đi từ nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) đến nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng):

- Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của q trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người nhận thức khách thể trực tiếp bằng các giác quan.

Nhận thức cảm tính gồm 3 hình thức cơ bản từ thấp đến cao: cảm giác, tri giác, biểu tượng. + Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động lên các giác quan của con người.

+ Tri giác là hình ảnh tương đối tồn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp tác động lên các giác quan. Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác.

+ Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hồn chỉnh cịn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật đó khơng cịn trực tiếp tác động vào các giác quan.

- Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của q trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan.

Nhận thức lý tính gồm 3 hình thức cơ bản đi từ thấp đến cao như sau: khái niệm, phán đoán, suy luận.

+ Khái niệm là hình thức đầu tiên của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật.

+ Phán đốn là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng.

+ Suy luận là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri thức mới.

- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn phản ánh hai trình độ khác nhau của q trình nhận thức nhưng có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau, nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, nhận thức lý tính định hướng cho nhận thức cảm tính.

Tuy nhiên, q trình nhận thức khơng kết thúc ở nhận thức lý tính mà phải quay trở về thực tiễn để phục vụ thực tiễn và kiểm tra tính đúng đắn của mình. Như vậy, thực tiễn vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc của một chu kỳ nhận thức.

2.2. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn

- Chân lý là những tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm.

- Các tính chất của chân lý:

vào ý muốn chủ quan của con người.

+ Tính tuyệt đối và tính tương đối: tính tuyệt đối và tính tương đối phụ thuộc vào khả năng nhận thức của con người. Việc phân biệt chân lý tuyệt đối hay chân lý tương đối cần dựa trên quan điểm lịch sử - cụ thể.

+ Tính cụ thể: khơng có chân lý trừu tượng, chân lý ln mang tính cụ thể. - Vai trò của chân lý với thực tiễn:

+ Hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành cơng và hiệu quả khi con người vận dụng những tri thức đúng đắn về thực tiễn khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình.

+ Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ song trùng, chân lý phát triển được nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển được nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn.

Chương 3

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

A- LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)