Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo địa dư

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở miền bắc, việt nam giai đoạn 2008-2012 (Trang 36 - 37)

Giai đoạn từ năm 2008-2012 Yên Bái 42 CTV(12,8%), Phú Thọ 41 CTV(12,5%), Tuyên Quang 38 CTV(11,6%), Hà Nội 33 CTV(10,1%) là các tỉnh có số CTV do bệnh dại cao nhất miền Bắc. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Lâm Bình về tình hình lưu hành bệnh dại ở miền Bắc trong giai đoạn 2000-2009 . Đây là các tỉnh nằm dọc theo quốc lộ 2 đã có sự giao lưu buôn bán chó thịt nhiều năm nay. Cùng với tập tục nuôi chó thả rông, chó ra đường không rọ mõm của người dân Việt Nam và công tác tiêm phòng cho chó nuôi còn chưa được quan tâm đúng mức đã làm cho bệnh lưu hành nặng ở các địa phương trên.

Mặt khác giai đoạn 2008-2012 tình hình tử vong do bệnh dại có sự dịch chuyển số CTV từ các tỉnh có số CTV cao như Phú thọ, Hà Nội, Nghệ An ,Tuyên Quang sang các tỉnh trước đây chưa có trường hợp nào là Hà Giang, Sơn La, Lai Châu ,Điện Biên

Năm 2011-2012 số CTV tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh Sơn La (22 CTV), Điện Biên (17 CTV), Phú Thọ( 15 CTV), Hà Giang(12 CTV).

Nguyên nhân của sự dịch chuyển này theo tôi là do

Các tỉnh trước đây chưa có CTV do bệnh dại nào có công tác theo dõi giám sát vật nuôi, truyền thông giáo dục kiến thức phòng và điều trị bệnh dại kém, còn coi nhẹ cộng với sự kém hiểu biết và chủ quan của người dân nên số CTV do bệnh dại tăng cao

Còn các tỉnh có tỷ lệ tử vong do bệnh dại trước đây cao nhưng giai đoạn 2011-2012 có chiều hướng giảm xuống là do công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh dại và cách phòng chống đã được triển khai rộng khắp, Đồng thời hệ thống điểm tiêm vắc xin dại đã được xây dựng đầy đủ cùng với việc đào tạo và xây dựng được hệ thống giám sát, quản lý bệnh dại từ trung ương đến cơ sở cho mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên đã nâng cao kiến thức của nhân dân về bệnh dại và cách phòng chống và đây là nguyên nhân chính dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở miền bắc, việt nam giai đoạn 2008-2012 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w