Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do dại theo tuổi, giới, dân tộc và nghề nghiệp

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở miền bắc, việt nam giai đoạn 2008-2012 (Trang 34 - 36)

Tuổi

Ở miền Bắc Việt Nam, 2008-2012 Trong 327 CTV có 294 CTV có báo cáo đầy đủ, nhóm tuổi dưới 15 tuổi chiếm 26,7% còn trên 15 tuổi chiếm tới 73,3% cao gấp 2,7 lần so với nhóm tuổi < 15 tuổi. Tỷ lệ tử giữa 2 nhóm tuổi này lớn hơn nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Lâm Bình(2,4 lần)

Nhóm tuổi từ 15 chiếm 70,6% dân số cả nước, đây là tuổi bắt đầu các hoạt động lao động, đi lại giao lưu nhiều nên bị chó mèo cắn nhiều hơn, nguy

cơ mắc dại cao hơn. Còn trẻ em <=15 chủ yếu là ở nhà và đi học, nhưng do các em chưa nhận thức được cộng thêm tính hiếu động thích đùa nghịch với vật nuôi trong nhà nên có thể mắc dại nhưng thấp hơn so với lứa tuổi >15, mặt khác theo cơ cấu dân số năm 2011 của Tổng cục dân số- kế hoạch hóa gia đình thì tỷ lệ nhóm tuổi >15 chiếm 75,8% còn nhóm tuổi <=15 chiếm 23,2 % dân số.

Giới

Phân bố các CTV chủ yếu ở nam giới chiếm 63,9% gấp 1.8 lần so với nữ giới (36,1% ) tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Vũ Thị Lâm Bình về tỷ lệ tử vong do bệnh dại theo giới năm 2000-2009 tỷ lệ này là 2,5.

Nam giới thường có các hoạt động ngoài trời nhiều hơn nữ giới do vậy nguy cơ tiếp xúc nguy cơ bị chó mèo cắn nhiều hơn nữ giới. Mặt khác công việc giết mổ chó thương phẩm thường là công việc của nam giới do vậy mà yếu tố nguy cơ mắc virus dại cao hơn

Dân tộc

Trong các CTV dân tộc kinh chiếm cao nhất (53,9%) còn lại các dân tộc khác thấp hơn chiếm 46,1%

Theo cơ cấu dân số theo các dân tộc năm 2009 của tổng cục dân số-kế hoạch hóa gia đình dân tộc đông nhất là dân tộc kinh, chiếm 86,2% còn lại là các dân tộc khác

Nghề nghiệp

Các CTV tập trung cao nhất ở đối tượng nông dân chiếm 55,7% , thấp nhất là các nghành nghề khác chiếm 11,1 %

Ở các khu vực nông thôn nhân dân thường có thói quen nuôi chó để giữ nhà, chó thường thả rông và không dọ mõm do vẫy mà nông dân với đặc thù

công việc của mình là lao động, hoạt động thường xuyên có nguy cơ phơi nhiễm với nguồn truyền bệnh dại cao nhất nên chính là đối tượng chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở miền bắc, việt nam giai đoạn 2008-2012 (Trang 34 - 36)