1.4.2 .Mối quan hệ trong ĐTN theo định hướng gắn NT với DN
1.4.5. Qui trình thực hiện phương pháp ĐTN theo định hướng gắn NT với DN
Phương pháp được thực hiện thơng qua các qui trình, các bước cơng việc thực hiện cụ thể nhằm tăng tính khả thi (thực hiện dễ dàng hơn) của phương pháp ĐTN theo định hướng gắn NT với DN [15,tr40]. Qui trình tổ chức hoạt động đào tạo trung cấp nghề theo định hướng gắn NT với DN được minh họa ở hình 1.7
Hình 1. 6. Qui trình đào tạo TCCN theo định hướng gắn nhà trường với doanh
nghiệp[4,tr70]
Xuất phát từ mối quan hệ giữa các thành phần trong mối quan hệ ĐTN theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp và đặc điểm của ĐTN theo định hướng gắn NT với DN. Qui trình thực hiện phương pháp ĐTN theo định hướng gắn NT với DN được trình bày trong hình 1.7, trong đó:
Năm học thứ 1: Học sinh được học tại cơ sở đào tạo. Trong năm học này,
NT tập trung rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ, kỷ luật lao động và rèn tác phong công nghiệp cho học sinh; giáo dục các em các kiến thức, kỹ năng nghề cơ bản, song song với việc học kiến thức chung, các kiến thức cơ sở nghề nghiệp, tổ chức cho các em tham quan nhà máy nhằm giúp học sinh có khái niệm về nghề nghiệp và vị trí việc làm của các em sau này [4, tr 69].
Năm học thứ 2: Tổ chức đào tạo song song giữa NT với DN. Tại trường, học sinh tiếp tục được rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và rèn tác
33
phong công nghiệp và giáo dục các em các kiến thức và kỹ năng nghề cơ bản. Tại DN, học sinh được thực hành thực tế các kỹ năng nghề nghiệp nâng cao phù hợp với đặc điểm thực tế sản xuất của DN. Qua đó học sinh được phát triển kỹ năng, nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật lao động cũng như tác phong công nghiệp [4, tr 70]
Trước khi kết thúc khóa học, NT kết hợp với DN tổ chức cho các em tham gia thực tập sản xuất và thi tốt nghiệp thực hành nghề tại DN
Phương pháp đào tạo nghề theo định hướng gắn NT với DN được cụ thể hóa nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Nội dung đào tạo tại tại NT:
Kiến thức chung: Học sinh được trang bị các kiến thức sau:
- Kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;
-Trang bị kỹ năng ngoại ngữ, tin học cơ bản đủ đáp ứng yêu cầu chung của nghề đào tạo
- Kiến thức pháp luật đủ để thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. - Rèn luyện sức khoẻ, đảm bảo đủ sức khỏe làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề
Kiến thức cơ sở chuyên môn nghề: Người học được trang bị kiến thức cơ sở
nghề, kiến thức an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
Kiến thức thực hành chuyên môn nghề: Người học được trang bị kiến thức,
kỹ năng chuyên môn nghề cơ bản. Các mô đun với kết quả đầu ra theo năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc cơ bản theo chuẩn nghề. Nội dung của chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn nghề.
Nội dung đào tạo tại DN:
Người học được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn nâng cao nghề trên cơ sở thiết bị sản xuất tại DN. Các mô đun với kết quả đầu ra theo năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc cụ thể theo chuẩn nghề nghiệp mà cơ quan quản lý nhà nước qui định
34
Nhận xét:
Như vậy qui trình thực hiện phương pháp ĐTN theo định hướng gắn NT với DN sẽ được thực hiện xen kẻ giữa NT và DN. Người học với vai trò chủ động được NT và DN trang bị kiến thức lý thuyết và thực hành cơ bản đến nâng cao, kỹ năng thực hành chuyên môn và thực tập tốt nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, người nghiên cứu đã tổng quan được các tài liệu, cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về ĐTN theo định hướng gắn NT với DN. Trên cơ sở đó, hình thành khung lý luận về qui trình hoạt động ĐTN theo định hướng gắn NT với DN trong ĐTN, bao gồm:
- Cụ thể khái niệm liên quan đến phương pháp, ĐTN, phương pháp ĐTN, phương pháp ĐTN theo định hướng gắn NT với DN
- Nghiên cứu mơ hình ĐTN gắn với nhu cầu DN, từ cấu trúc của mối quan
hệ gắn kết trong quan hệ ĐTN. Người nghiên cứu đã cho thấy được các thành phần tham gia ĐTN theo định hướng gắn NT với DN
- Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và DN, các thành tố trong quan
hệ gắn kết ĐTN theo định hướng gắn NT và DN
- Qua đó, cho thấy rằng: Đào tạo nghề theo định hướng gắn NT với DN xuất
phát từ cơ sở hợp tác gắn kết thống nhất giữa NT và DN, quan hệ giữa các thành tố trong quá trình hợp tác là quan hệ bắt buộc. Phương pháp ĐTN theo định hướng gắn NT với DN dựa vào đặc điểm các mối quan hệ ĐTN và DN. Với các thành phần và đặc điểm của ĐTN theo định hướng gắn NT với DN người nghiên cứu đã phân tích cho thấy muốn hoạt động ĐTN theo định hướng gắn NT với DN thì cần phải có một phương pháp ĐTN mà cấu trúc của nó được đề xuất dựa trên cơ sở ba thành tố là NT-DN-Người học nhằm đạt được mục tiêu ĐTN thông qua phương pháp ĐTN được đề xuất ở chương 3
- Qua khung lý luận, người nghiên cứu xây dựng những nội dung liên quan
làm cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng ĐTN Lái tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt theo định hướng gắn NT với DN ở chương tiếp theo.
35
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI TÀU THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐƯỜNG SẮT