2.3.4 .Kết quả đánh giá thực trạng
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT Ở TỔNG CÔNG TY
TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
3.1.1. Chủ trương phát triển
Năm 2017 văn phịng chính phủ đã thơng qua luật Đường sắt sửa đổi bao gồm 10 chương, 87 điều, tăng 2 chương, giảm 27 điều so với Luật Đường sắt 2005, luật đã nêu đầy đủ các quy định điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, có vai trị quan trọng và tác động rất lớn tới sự phát triển của ngành Đường sắt nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018, luật Đường sắt 2017 có 9 điểm mới. Một trong những điểm khác biệt nhằm đổi mới xây dựng và phát triển ngành Đường Sắt trong đó có vai trị của cơng tác đào tạo và phát triển nhân lực
Nổi bậc thứ nhất là chính sách phát triển đường sắt đã được bổ sung quy định đầy đủ, chi tiết trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt, công nghiệp đường sắt, phát triển đường sắt chuyên dùng. Đặc biệt, có chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công để bảo đảm phát triển hạ tầng đường sắt quốc gia.
Nổi bậc thứ hai là yêu cầu phát triển công nghiệp đường sắt, đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ
82
Luật cũng dành một chương (Chương VIII) để quy định về đường sắt trên cao. Đây là điểm hoàn toàn mới mà Luật 2005 chưa có. Trong đó có, yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao, chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao, yêu cầu về kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao, quản lý, khai thác, bảo trì, quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao. “Các nội dung này là cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư đường sắt tốc độ cao của nước ta trong thời gian tới”, Thứ trưởng bộ giao thông vận tải Nguyễn Văn Công đã khẳng định.
3.1.2. Yêu cầu về đào tạo và phát triển nguồn lực lao động theo chủ trương phát triển của tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn phát triển của tổng cơng ty Đường Sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Theo quyết định số 1468 của Thủ tướng chính phủ ngày 24 tháng 8 năm 2015 về việc thực hiện giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực như sau:
- Có kế hoạch đầu tư hợp lý cho công tác đào tạo, nhanh chống đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ đường sắt điện khí hóa, đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị.
-Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới chương trình và mở rộng các hình thức đào tạo; coi trọng cơng tác xã hội hóa trong đào tạo đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ tốt nhu cầu phát triển đường sắt hiện đại
- Cơ sở đào tạo tập trung nghiên cứu sâu về lĩnh vực đường sắt; chú trọng đầu tư nâng cấp trường cao đẳng nghề đường sắt để có đủ năng lực phục vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu các DN trong ngành đường sắt
- Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng khoa học cơng nghệ mới trong hoạt động đào tạo, khai thác, xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.