PHỊNG, CHỐNG BN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ VIỆT NAM
3.1.1. Yếu tố về địa lý và điều kiện tự nhiên
Vùng Duyên hải Bắc Bộ nằm chủ yếu trong vùng đồng bằng sông Hồng [104, tr.72]. Đây là một vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam. Vùng Duyên hải Bắc Bộ bao gồm 4 tỉnh và 1 thành phố ven biển phía Bắc Việt Nam là Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Theo Quyết định số 865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành năm 2008, Vùng Duyên hải Bắc Bộ được định hướng sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế. Mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ thành vùng kinh tế tổng hợp có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước.
Vùng Duyên hải Bắc Bộ có diện tích tự nhiên hơn 12.000 km2. Địa hình Vùng Duyên hải Bắc Bộ tương đối bằng phẳng (riêng phía Tây Bắc tỉnh Quảng Ninh địa hình dốc có nhiều núi cao) đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ và kết cấu hạ tầng của Vùng. Vùng Duyên hải Bắc Bộ có tài nguyên phong phú và đa dạng. Có một vùng biển lớn với bờ biển kéo dài từ Móng Cái - Quảng Ninh đến Kim Sơn - Ninh Bình, với các sơng lớn đổ ra biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động.
Với điều kiện tự nhiên như vậy ln tiềm ẩn những điểm nóng về an ninh trật tự. Tình hình bn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; mua, bán, vận chuyển trái phép các loại hàng hóa bằng các thủ đoạn khác nhau vẫn ln diễn biến phức tạp và tinh vi; tình trạng sử dụng thuốc nổ, hóa chất đánh bắt trái phép thủy sản, tàu thuyền
nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam để khai thác trái phép thủy sản, trục vớt trái phép tài sản dưới biển vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh biên giới có địa hình khá phức tạp, có cả đường biên giới trên bộ và đường biên giới trên biển. Tuyến biên giới đường bộ của Quảng Ninh dài 118 km với đặc thù là biên giới nhỏ hẹp, nhiều khu vực khơng có rào chắn với hàng trăm đường mòn, lối mở và nhiều khu dân cư sát với khu vực đường biên; Tuyến đường biển có chiều dài 191 km với đặc thù là bờ biển chạy dài với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, nhiều bãi ngang bến đỗ, địa hình luồng lạch đa dạng và phức tạp. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các đối tượng xấu lợi dụng để bn lậu. Hàng hóa vi phạm đa dạng, nhiều chủng loại, trong đó có một số mặt hàng trọng điểm như vũ khí, cơng cụ hỗ trợ, ma túy, thuốc lá điếu, pháo nổ, động vật hoang dã và sản phẩm từ động vật hoang dã, than, xăng dầu, nhóm hàng tiêu dùng vi phạm sở hữu trí tuệ,...). Các đối tượng lợi dụng đường biên giới kéo dài với nhiều đường mòn, lối mở tại các khu vực tiếp giáp Trung Quốc thuộc thành phố Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Bình Liêu để vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua biên giới, tập kết tại nhà dân rồi đưa vào nội địa tiêu thụ. Quá trình vận chuyển trên đường, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn, ngày càng tinh vi hơn gây khó khăn trong cơng tác kiểm tra, phát hiện, xử lý. Tình trạng mua bán, sử dụng trái phép hố đơn GTGT có chiều hướng gia tăng, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm trên tuyến biên giới, đường bộ có thời điểm diễn biến phức tạp (hoạt động vận chuyển thuốc lá ngoại với
thủ đoạn “lách luật” (dưới 1.500 bao) đế tránh bị xử lý hình sự); về hàng giả và
xâm phạm SHTT, hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản, động vật hoang dã từ các vùng, miền khác qua địa bàn Quảng Ninh xuất lậu sang Trung Quốc và hoạt động vận chuyển các mặt hàng chưa qua kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm từ khu vực biên giới vào nội địa tuy không quá bức xúc nhưng luôn tiềm ẩn phức tạp, nhất là các mặt hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm, thuỷ hải sản, thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng. Ngồi ra, Hải Phịng cũng là địa bàn thuận lợi về giao thơng các đối tượng lợi dụng trung chuyển hàng hóa thẩm lậu từ các địa phương có đường biên giới giáp danh với Trung Quốc về Hải Phòng và đi các tỉnh để tiêu thụ. Các đối tượng vi phạm với các phương thức, thủ đoạn tinh vi, có tổ chức, ln đối
phó với sự kiểm tra của các ngành chức năng. Hàng hóa nhập lậu chủ yếu là rượu, thuốc lá, vải, quần áo, giầy dép, phụ tùng xe máy, xe máy điện, xe đạp điện, đồ điện gia dụng, mỹ phẩm...và các mặt hàng tiêu dùng khác. Tại thị trường Hải Phịng hàng hóa nhập lậu được bày bán lẫn với hàng hóa nhậu khẩu chính ngạch hoặc được cất dấu ở nơi khác, khi khách hàng có nhu cầu mua chủ cơ sở kinh doanh mới mang ra bán cho khách hàng.
3.1.2. Yếu tố kinh tế và văn hoá tác động đến thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc bộ Việt Nam
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, song tình hình kinh tế Vùng Duyên hải Bắc Bộ ổn định và phát triển khá, bình quân cao hơn cả nước. Hiện nay đang tạo được sự đổi mới trong huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số cơng trình chiến lược có sức lan tỏa đã được đầu tư, hoàn thành đúng tiến độ và đang phát huy hiệu quả. Các quốc lộ, cảng biển được nâng cấp đáp ứng yêu cầu phát triển, hoàn thành dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Bạch Đằng, nhà ga Cảng hàng không Cát Bi; nâng cấp Quốc lộ 10, đường ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa; xây dựng đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (với vốn đầu tư trên 12.000 tỷ đồng bằng hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT); xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh theo hình thức đầu tư cơng - tư để tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương; dự án đường dẫn cầu Bắc Luân II theo hình thức BT; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Uông Bí - Hạ Long với kinh phí hơn 4000 tỷ đồng.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số Vùng Duyên hải Bắc Bộ có 7.987,7 nghìn người trong đó dân số nam là 3953,4 nghìn người, dân số nữ là 4.032,3 nghìn người [70, tr.75]. Đến năm 2025 dự kiến vào khoảng 8,6 - 9
triệu người. Đến năm 2050, Vùng Duyên hải Bắc Bộ là vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, đồng thời là trung tâm văn hoá - lịch sử, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Biểu đồ 3.1: Dân số các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ năm 2019
Nguồn: [70, tr.75]
Vùng Duyên hải Bắc Bộ sẽ phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực, phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả - Móng Cái. Trong đó, Hải Phịng - Hạ Long là 2 đơ thị trung tâm. Tổ chức không gian công nghiệp Vùng gồm: Vùng đô thị hạt nhân và vùng phát triển đối trọng. Vùng trọng điểm công nghiệp tập trung chủ yếu tại khu vực Hải Phòng và Quảng Ninh. Phát triển các đô thị chuyên ngành chủ yếu gắn liền các khu du lịch, khu kinh tế, khu công nghệ cao như Vân Đồn, Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Cát Hải, Tràng An, Thịnh Long.
Theo Quyết định số 865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 10/7/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Vùng Duyên hải Bắc Bộ được định hướng sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế. Mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ thành vùng kinh tế tổng hợp có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước
[94, tr.1]. Tại Vùng Duyên hải Bắc Bộ, sẽ xây dựng mới các tuyến đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh - Hải Phịng - Ninh Bình. Đồng thời, cải tạo lại một 0" 1000" 2000" 3000" 4000" 5000" 6000" 7000" 8000"
Tổng"dân"số" Dân"số"Nam"" Dân"số"Nữ" Dân"số"thành"thị" Dân"số"Nơng"thơn" Quảng"Ninh" Hải"Phịng" Thái"Bình" Nam"Định" Ninh"Bình" Vùng"DHBB""
số đường quốc lộ hiện có như quốc lộ 18 và quốc lộ 18A, quốc lộ 10, quốc lộ 21, quốc lộ 38B, quốc lộ 12B. Hệ thống đường sắt cũng được xây mới theo tiêu chuẩn quốc gia như tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh - Lạng Sơn. Dự án Quy hoạch chi tiết tuyến đường ven biển Việt Nam đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, tuyến đường bộ ven biển có điểm đầu là cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc, thuộc địa phận xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến điểm cuối trong vùng thuộc thị trấn Bình Minh tỉnh Ninh Bình. Cải tạo nâng cấp cảng than Cẩm Phả, cảng Hòn Nét để phục vụ cho ngành cơng nghiệp khai khống. Bên cạnh đó, sẽ nâng cấp cảng hàng khơng Cát Bi thành cảng hàng không quốc tế dự bị cho sân bay quốc tế Nội Bài và xây dựng mới sân bay tại Vân Đồn (Quảng Ninh) xây dựng sân bay quốc tế Vùng Duyên hải phía Bắc ở khu vực ven biển huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), Vụ Bản - Nam Định và là sân bay hỗ trợ cho sân bay quốc tế Nội Bài theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Đặc biệt, thời gian gần đây, dịng tiền đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch từ trung tâm thủ đo về các tỉnh thành phát triển, trong đó đặc biệt phải kể đến “sự dồn sóng” mạnh mẽ về các tỉnh duyên hải Bắc Bộ. Đây là những tỉnh thành đang trong thời kỳ đầu tư phát triển kinh tế, cơng nghiệp, có tốc độ đơ thị hóa cao và được đánh giá là có nhiều tiềm năng khai thác kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Từ những đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội nêu trên đã tác động khơng nhỏ đến THPL về phịng, chống buôn lậu các tỉnh Vùng Duyên hải Bắc Bộ. Sự phát triển của các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ đã tạo ra nhiều cơ hội lớn trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt, gần đây hoạt động tạm nhập tái xuất có xu hướng giảm dần, nguyên nhân chủ yếu do chính sách biên mậu bên phía Trung Quốc. Bên cạnh đó, loại hình tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm luôn tiền ẩn diễn biến phức tạp, các đối tượng triệt để lợi dụng các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, về quản lý hải quan điện tử có nhiều thơng thống (như về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, về kiểm hố khi thơng quan), bên cạnh việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì cũng có nhiều kẽ hở để đối tượng lợi dụng bn lậu gây khó khăn cho trong cơng tác THPL về phịng, chống bn lậu.
3.1.3. Tình hình bn lậu tác động đến thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam
Những yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu mang tính chất thúc đẩy hoặc kìm hãm đến việc thực hiện pháp luật.
- Đặc điểm về đối tượng buôn lậu:
Đối tượng buôn lậu vẫn gồm 3 loại chủ yếu: Loại chuyên nghiệp, loại cơ hội nhất thời và một số loại khác như doanh nghiệp lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu để buôn lậu, dân cư biên giới lợi dụng sự dễ dàng trong việc qua lại buôn bán khu vực biên giới hai nước để buôn lậu hay một bộ phận đông đảo dân nông nhàn tại địa phương hoặc một số tỉnh khác đi vận chuyển hàng lậu thuê. Theo báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mặc dù nền kinh tế thế giới duy trì được đà tăng trưởng, tổng số người thất nghiệp có thể vẫn cao trong năm 2018, với trên 192 triệu người và việc tìm cơng việc có chất lượng sẽ khó khăn hơn và tăng thêm 1,3 triệu người trong năm 2019. Đây là lực lượng mà bọn buôn lậu chuyên nghiệp ra sức lôi kéo vì đa số họ cịn nghèo, nhận thức về pháp luật chưa sâu sắc nên rất dễ bị lợi dụng làm chuyện phi pháp. Việc đối phó với chính những người dân đi bn lậu cũng gây nhiều khó khăn để tìm ra cách giải quyết thoả đáng. Loại cơ hội nhất thời (những người lợi dụng điều kiện đi lại biên giới như đi công tác, đi học, du lịch để buôn lậu) tuy không nhiều và không nguy hiểm nhưng mặt hàng bn lậu thường có giá trị cao, hoặc là thuộc hàng cấm nên cũng cần phải quan tâm để phát hiện kịp thời nhằm triệt tận gốc nạn buôn lậu.
- Đặc điểm về quy mơ, tính chất các vụ bn lậu:
Trước sự chỉ đạo chống buôn lậu một cách cương quyết của Đảng và Nhà nước sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chống buôn lậu cho nên hoạt động buôn lậu không dám ngang nhiên, trắng trợn với qui mô lớn. Nhưng bọn buôn lậu sẽ chuyển hướng hoạt động đi vào chiều sâu, bí mật vào các thủ đoạn tinh vi xảo quyệt thời gian vận chuyển hàng qua biên giới sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và triệt để tận dụng những sơ hở về mặt chính sách cũng như thiếu sót của các cơ quan chức năng. Với nhịp độ đấu tranh chống buôn lậu kiên quyết như thời gian gần đây,
số lượng các vụ buôn lậu bị phát hiện bị ngăn chặn trong những năm tới sẽ có chiều hướng giảm dần nhưng qui mô của các vụ buôn lậu vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, số lượng hàng lậu và giá trị hàng sẽ vẫn cịn lớn, vẫn diễn ra trên tồn tuyến đặc biệt là các địa bàn trọng điểm của thành phố Hải Phịng, Quảng Ninh.
Do cơng tác đấu tranh phịng, chống bn lậu của các lực lượng chức năng ngày càng nâng cao lên tính chất của hoạt động bn lậu sẽ mang tính tổ chức cũng ngày càng cao. Xu hướng liên kết các nhóm bn lậu nhỏ với nhau hình thành các đường dây buôn lậu để thực hiện được các phi vụ lớn thông qua việc mua sắm trang thiết bị hiện đại, mua chuộc nhiều đối tượng tham gia để đối phó với lực lượng phịng, chống bn lậu sẽ ngày càng chặt chẽ hơn bởi bn lậu địi hỏi phải có vốn lớn để mua hàng hoặc mua phương tiện vận chuyển hoạt động buôn lậu sẽ diễn ra trên địa bàn rộng, có mối quan hệ giữa việc tìm nguồn hàng và nơi tiêu thụ ở trong và ngồi nước. Do vậy việc thăm dị thị trường, giá cả ở nước ngoài là một khâu rất quan trọng đối với hoạt động buôn lậu trong nước nên các nhóm bn lậu trong nước buộc phải liên kết với các nhóm bn lậu ở nước ngồi và ngược lại. Với xu hướng quốc tế hoá khu vực hoá đời sống kinh tế nên xu hướng quốc tế hố hoạt động bn lậu ở nước ta cũng sẽ phát triển. Nguyên nhân là o các đoàn người nước ngoài vào Việt Nam tham quan du lịch, làm ăn cũng như ở nước ngoài mở rộng quan hệ, liên kết với nhau. Vì vậy các đường dây bn lậu xun quốc gia sẽ mang màu sắc chính trị, liên quan đến các thế lực thù địch chống lại cách mạng Việt Nam.
- Đặc điểm về thủ đoạn buôn lậu