Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

QUỐC THỜI GIAN QUA

2.4.2.1. Nguồn nhân lực

Tổng số lao động trong toàn ngành khoảng 200.000 người, 96% là người Kinh và 4% là người dân tộc. Ngành cao su đã tạo việc làm cho trên 7.000 lao động là người dân tộc thiểu số, nhiều nhất so với bất cứ ngành nghề nào.

Đào tạo và liên tục đào tạo lại học vấn và tay nghề cho công nhân là việc làm thường xuyên, liên tục của tất cả các công ty cao su. Với lao động trực tiếp sản xuất, phần lớn được đào tạo dần qua công việc và các lớp tập huấn ngắn ngày. Số lao động được đào tạo chính quy là cơng nhân kỹ thuật cịn thấp. Bình qn tay nghề cơng nhân đạt 4-5/6 trong nơng nghiệp, trong cơng nghiệp chế biến tay nghề 4-5/7, trình độ văn hóa là hết cấp II, III, ở những vùng xa trình độ thấp hơn. Đội ngũ quản lý và nhân viên kinh doanh thành thạo ngoại ngữ rất ít, tạo ra sự hạn chế trong việc nắm bắt thông tin thị trường, nhu cầu khách hàng và những quy định của luật pháp.

Trước đây mức sống và thu nhập của đại bộ phận lao động ngành cao su là rất khó khăn, nhưng trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của ngành cao su, mức thu nhập của người lao động đã khá hơn và liên tục tăng. Mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 4 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh tiền lương, cơng nhân cao su cịn được các cơng ty hỗ trợ cho vay tiền, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

2.4.2.2. Nguồn vốn.

Hiện dù giá cao su thấp hơn trước đây rất nhiều, dao động khoảng 26 đến 28 triệu đồng/tấn, nhưng người sản xuất ngành cao su vẫn có lãi. Tuy nhiên, dự báo giá có thể xuống thấp vào mùa cao điểm của sản lượng và rất có khả năng sản lượng cao su lớn hơn nhu cầu, gây ứ đọng thiệt hại cho người trồng cao su. Vì vậy

các doanh nghiệp ngành cao su đang rất cần nguồn vốn khoảng 2.000 đến 3.000 tỷ đồng để mua cao su dự trữ, đợi giá lên mới xuất khẩu.

Việc nhà nước hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp mua cao su nguyên liệu sẽ giúp ổn định và nâng cao đời sống của hàng trăm ngàn lao động trong các công ty cao su và hàng chục ngàn hộ nông dân trồng cao su tiểu điền duy trì được vườn cây trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Thực tế, hiện nhiều vườn cao su đã tạm ngưng khai thác vì giá xuất khẩu thấp. Nếu tình trạng này kéo dài thì người trồng cao su sẽ khơng có thu nhập.

Một khó khăn nữa là thực tế, các ngân hàng phải quản lý nguồn vốn sao cho an tồn và hiệu quả. Vì thế mà họ vẫn thích cho các doanh nghiệp lớn, uy tín, có tiềm lực kinh tế mạnh vay vốn hơn là cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cho hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ vay, thế là vơ tình vốn kích cầu tập trung vào các doanh nghiệp lớn.

Năm 2008 là năm thứ 2 Quỹ bảo hiểm cao su hoạt động. Hiện nay, Quỹ này có 21 thành viên, trong đó có 18 thành viên đóng góp kinh phí với con số là 70 tỷ đồng cho năm 2007. Quỹ nhằm mục đích góp phần khắc phục và hạn chế rủi ro trong xuất khẩu cao su, ổn định và đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cao su, hỗ trợ họat động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tài chính giữa các hội viên. Chẳng hạn, một phần quỹ đã dùng hỗ trợ thiệt hại vườn cây năm qua.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang trung quốc thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w