Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 25 - 26)

đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

1.3.1. Pháp luật hình sự về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản từ năm 1945 đến trước năm 1985

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Để bảo vệ chính quyền non trẻ, Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội mới phát sinh, và điều chỉnh những quan hệ tàn dư của chế độ cũ, trong đó có việc bảo vệ chế độ sở

hữu. Pháp luật thời kỳ này liên quan đến tội LDTNCĐTS có Nghị định số 32-NĐ ngày 06/4/1952 của Bộ tư pháp quy định đường lối xét xử các tội trộm cắp, lừa đảo, biển thủ tài sản, bội tín, Thơng tư 442-TTg, ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ, quy định thống nhất một số tội phạm, trong đó có tội LDTN CĐTS với tên gọi là “bội tín”: “2. Lừa gạt, bội tín: phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm” 12

Đặc biệt, bước tiến trong lịch sử lập pháp nước ta giai đoạn này là việc ngày 21/10/1970, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua hai Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản công dân, và tài sản xã hội chủ nghĩa, trong đó có tội LDTN CĐTS. Cụ thể:

- Pháp lệnh số 149-LCT ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN, Tại Điều 11 Pháp lệnh số 149-LCT ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN có quy định như sau:

Điều 11. Tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa

1. Kẻ nào nhận tài sản xã hội chủ nghĩa để giữ, vận chuyển, gia công, sửa

chữa hoặc để làm một việc gì khác mà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, bớt xén hoặc đánh tráo tài sản đó thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:...

3. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm”.

- Pháp lệnh số 150-LCT ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, cụ thể:

Điều 11. Tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân.

1. Kẻ nào nhận tài sản riêng của công dân để giữ, vận chuyển, gia cơng, sửa chữa hoặc để làm một việc gì khác mà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, bớt xén hoặc đánh tráo tài sản đó thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:...”.

Như vậy đối với tội LDTNCĐTS, pháp luật thời kỳ này chia làm 2 tội riêng căn cứ vào tài sản bị chiếm đoạt là của công dân hay của nhà nước. Tuy

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)