- Quan điểm thứ hai: Chưa đủ căn cứ để xử lý đối với Lê Thị N về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” Vì, tại địa phương, N có hoạt động
16 Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội năm 1992, Tr
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
2.2.1. Nhu cầu, yêu cầu của hoàn thiện quy định của Luật hình sự Việt
Nam về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản
2.2.1.1. Nhu cầu hồn thiện quy định Luật hình sự Việt Nam về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản
Để đảm bảo cho tiến trình hồn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội LDTNCĐTS diễn ra một cách đúng đắn, hợp lý thì cần phải đảm bảo các cơ sở, phải xuất phát từ những nhu cầu trong thực tế, đó là trên nền tảng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội LDTNCĐTS bằng pháp luật hình sự; thực tiễn đấu tranh phịng, chống LDTNCĐTS.
Thứ nhất, xuất phát từ chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền
sở hữu của nhà nước, tổ chức và của công dân,
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, có mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong
sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Do vậy, trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay, thì việc nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt trong đó có tội LDTNCĐTS chính là yếu tố góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phục vụ hội nhập quốc tế, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
Thứ hai, nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội LDTNCĐTS bằng pháp luật
hình sự
Để đảm bảo các quan hệ xã hội luôn tồn tại, phát triển và hoạt động bình thường Nhà nước điều chỉnh xã hội bằng pháp luật trong đó pháp luật hình sự là công cụ điều chỉnh nghiêm khắc nhất. Chúng ta thấy rằng trong những năm qua khi nền kinh tế đất nước có sự phát triển mạnh mẽ, song song với nó là tình hình các tội xâm phạm sở hữu nói chung tội LDTNCĐTS nói riêng gia tăng đáng lo ngại. Hình thức phạm tội có tổ chức nhiều hơn, thủ đoạn thực hiện tội phạm tinh vi hơn và hậu quả gây ra cho xã hội lớn hơn. Đặc biệt các hoạt động kinh doanh đa cấp lợi dụng sự sơ hở của chính sách pháp luật cịn mập mờ ranh giới giữa giao dịch dân sự và hình sự nên nhiều cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người dân lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trước thực trạng đó, việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật hình sự về tội LDTNCĐTS là rất cần thiết nhằm ngăn chặn các hành vi phạm tội. Bởi chỉ có cơng cụ pháp luật nghiêm khắc này mới góp phần hưũ hiệu vào cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm.
Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội LDTNCĐTS
Theo số liệu thống kê của TANDTC từ năm 2016 đến năm 2021 cho thấy mặc dù các vụ án LDTNCĐTS chiếm tỷ lệ khoảng 4-6% các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy hậu quả của loại tội phạm này gây ra cho xã hội rất lớn, số tiền chiếm đoạt thường lên đến hàng trăm triệu đồng thậm chí hàng chục tỷ đồng và số nạn nhân phải ghánh chịu hậu quả có khi lên đến hàng trăm người17. Mặt khác, qua số liệu thống kê cũng cho ta
17 Tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu-xet-xu/10-vu-an-lon-ve-kinh-te-tham-nhung-va-cac-vu-an-dien-hinh-duoc-dua-ra-xet-xu-trong-nam-2018 dua-ra-xet-xu-trong-nam-2018
thấy tỷ lệ vụ án LDTNCĐTS so với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong vịng 06 năm qua khơng hề giảm, thâm chí tính chất mức độ, phương thức phạm tội ngày càng tinh vi hơn. Chính vi những lý do trên nên việc tăng cường cơng tác đấu tranh phịng chống loại tội phạm này là yêu cầu cần thiết trong đó việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội LDTNCĐTS là yêu cầu quan trọng.
2.2.1.2. Các yêu cầu của hoàn thiện quy định Luật hình sự Việt Nam về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Thứ nhất, yêu cầu cụ thể hóa được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002: “công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời nghiêm minh các loại tội phạm hinh sự...” Tuy nhiên “chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công
dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan
tư pháp.” Đây cũng chính là đánh giá của Nghị quyết số 08/NQ-TW.
Một trong những nội dung để thực hiện tốt cải cách tư pháp đó chính là hồn thiện pháp luật hình sự nói chung, tội LDTNCĐTS nói riêng bởi một nền tư pháp vững mạnh phải dựa trên các quy định của pháp luật phải hoàn thiện, rõ ràng và minh bạch được áp dụng thống nhất trong cả nước.
Thứ hai, yêu cầu khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn định tội
danh, tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm và hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế. Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đến nay, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết, chất lượng hoạt động tư pháp không ngừng được nâng lên, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện. Về cơ bản, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.Tuy nhiên, các vụ án oan sai vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Tình trạng “hình sự hóa dân sự” xảy ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là việc
hình sự hóa quan hệ hợp đồng với hành vi LDTNCĐTS, cịn tồn tại tình trạng bức cung, nhục hình, ép cung, mớm cung.Trong khi đó, hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật ở nước ta vẫn có những bất cập, nhiều quy định chưa đầy đủ, chặt chẽ trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức của Điều tra viên hạn chế, dẫn đến sự chủ quan trong quá trình điều tra; khởi tố, truy tố khi chưa đủ cơ sở buộc tội; chưa bảo đảm nguyên tắc “suy đoán vơ tội”, hồ sơ vụ án mang nặng tính buộc tội. Do vậy, việc hoàn thiện các quy định của luật và các văn bản pháp luật liên quan có vai trị rất quan trọng góp phần hiệu quả vào cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng.
Thứ ba, yêu cầu đảm bảo khả năng chứng minh về tố tụng. Như tác giả đã
phân tích ở Phần 2.1. cho thấy thực tiễn chứng minh có hay khơng có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong các trường hợp vay nợ sau đó sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp hay dấu hiệu “bỏ trốn".. đối với dấu hiệu sử dụng tài sản vào “mục đích bất hợp pháp” thì có thể chứng minh thông qua các chứng cứ thu thập nguồn tiền, tài sản mà người phạm tội đã sử dụng. Tuy nhiên đối với dấu hiệu “bỏ trốn” là dấu hiệu rất khó chứng minh về mặt tố tụng bởi cơ quan tố tụng cần chứng minh một người bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn đủ các dấu hiệu như: đi khỏi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở, nơi tạm trú, nơi làm việc một cách bí mật khơng ai biết; việc bỏ trốn có mục đích nhằm khơng thực hiện trách nhiệm trả lại tài sản đã vay, mượn, nhận được. Căn cứ xác định bỏ trốn là tài liệu xác minh người đó khơng có mặt, khơng khai báo việc chuyển nơi ở với cơ quan nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú; Tài liệu xác minh, lời khai của bố, mẹ, vợ, chồng, con, người thân khác không biết người này bỏ đi đâu làm gì; tài liệu xác minh vắng mặt, không đến làm việc tại nơi làm việc.
Tuy nhiên, thực tiễn việc xác định dấu hiệu “bỏ trốn" này lại không hề đơn giản, việc cho rằng người vay đi khỏi nơi cư trú, tắt hoặc đổi số điện thoại rồi cho đó là bỏ trốn thì hồn tồn sai lầm, dễ dẫn đến oan sai. Có người viện dẫn: “Nếu khơng bỏ trốn, tại sao phải rời khỏi địa phương đi nơi khác?”. Theo tác giả, đây là quyền của họ, không thể nói rời khỏi nơi cư trú là bỏ trốn được. Cịn nếu nói tại sao họ khơng đăng ký tạm trú thì có chăng họ vi phạm
nghĩa vụ hành chính. Mà khơng phải vì họ vi phạm hành chính mà lại khởi tố hình sự được. Thậm chí vì bị địi nợ q, người ta sợ nên cố tình lẩn tránh một thời gian để đi làm ăn nhưng ý thức của họ không phải nhằm chiếm đoạt tài sản thì cũng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.Vì vậy, chỉ có thể xử lý hình sự về tội này khi nào chứng minh đủ hai yếu tố “bỏ trốn” và “có mục đích chiếm đoạt”. Như vậy, nếu người vay bỏ trốn với mục đích khác như để tránh sự đe dọa của chủ nợ hay đến nơi khác làm ăn lấy tiền trả nợ hoặc để kéo dài thời hạn trả nợ thì dù có dấu hiệu bỏ trốn nhưng không chứng minh được yếu tố chiếm đoạt tài sản thì cũng khơng thể xử lý hình sự về tội lạm dụng nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thứ tư, yêu cầu đảm bảo tính hiệu quả và tính đồng bộ của pháp luật
Hệ thống pháp luật Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất các nghành luật dựa trên nền tảng quy định của Hiến pháp. Vì vậy, dù pháp luật hình sự là cơng cụ nghiêm khắc, hữu hiệu thì cũng phải phù hợp với quy định của các nghành luật khác như luật dân sự, hành chính và những quy định của pháp luật hình sự khơng được trái với các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Đặc biệt là Điều 175 BLHS năm 2015 có liên quan mật thiết với các điều luật trong BLDS năm 2015 về nghĩa vụ của bên vay, mượn tài sản. Chính vì vậy, việc hoàn thiện quy định của BLHS liên quan đến tội LDTNCĐTS cũng phải thống nhất với các quy định khác trong hệ thống pháp luật.
2.2.2. Một số kiến nghị bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
2.2.2.1. Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Hoàn thiện cấu thành cơ bản
Thứ nhất, để khắc phục sự nhầm lẫn trong việc định tội danh giữa tội LDTNCĐTS và tội tham ô tài sản. Hiện nay BLHS năm 2015 đã bổ sung một trường hợp mà trước đây thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đều định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội tham ơ tài sản. Cụ thể, khoản 6 Điều 353 BLHS năm 2015: “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh
nghiệp, tổ chức ngồi Nhà nước mà tham ơ tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”. Quy định này đã mở rộng phạm vi xử lý đối với các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước so với quy định trước đây. Như vậy, đối với một số trường hợp trước đây (Ví dụ: Giám đốc, thủ kho...của doanh nghiệp ngồi nhà nước có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, thay vì định tội danh là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” thì theo quy định mới sẽ định tội danh là tội tham ô tài sản.
Do vậy, theo tác giả để tránh sự nhầm lần trong việc định tội danh giữa hai tội này thì cần thay đổi quy định CTTP cơ bản của tội LDTNCĐTS theo phương pháp loại trừ trường hợp phạm tội theo quy định Điều 353 BLHS năm 2015 thì mới cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể điều luật cần thay đổi như sau:
“Người nào..., chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 353 Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”
Thứ hai, đối với dấu hiệu “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” khi BLHS năm
2015 chưa được sửa đổi bổ sung năm 2017 thì Bộ luật bỏ dấu hiệu này do thực tiễn áp dụng gặp nhiều vướng mắc và không thống nhất áp dụng tình tiết này giữa các toà án địa phương. Tuy nhiên, đến BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 lại bổ sung dấu hiệu này . Như vậy, để có cái nhìn khách quan hơn, việc hiểu về khái niệm “bỏ trốn” và thực tiễn áp dụng là cần thiết.
“bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là hành vi của những người nhận được tài sản thơng qua các hình thức hợp đồng ngay thẳng (vay, mượn, thuê… tài sản) sau đó “bỏ trốn” (Đi khỏi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú , nơi ở, nơi tạm trú, nơi làm việc một cách bí mật khơng ai biết) thông thường sẽ thuộc một trong hai
trường hợp:
- Trong trường hợp lý do đó là lý do khách quan (như: Kinh doanh thua lỗ…), hành vi “khơng trả lại tài sản” của người đó khơng có lỡi cố ý trực tiếp nên khơng phải là hành vi chiếm đoạt, việc người đó bỏ trốn chỉ là “bất đắc dĩ” do “vỡ nợ” chứ không phải là một thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản. Nhiều trường hợp, người vì lý do khách quan khơng cịn khả năng trả nợ, khơng có ý trốn nợ, nhưng phải tạm lánh để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của mình và người thân. Như vậy, trong trường hợp này quan hệ vay, mượn chỉ là giao dịch dân sự, việc trả lại tài sản được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Còn trong trường hợp lý do dẫn đến việc người đó khơng có khả năng trả lại tài sản là do lỗi chủ quan: Người đó đã sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp (ví dụ: Đánh bạc, bn lậu…), thì hành vi này là hành vi chiếm đoạt, vì hành vi sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp là sự định đoạt trái pháp luật của chủ thể đối với tài sản không phải của mình (người đó đương nhiên nhận thức rõ được tính trái pháp luật này và do đó, hành vi này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp), và làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản; nhưng trường hợp này đã được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015.
(2) Người đó có khả năng trả lại tài sản nhưng bỏ trốn cùng với số tài sản
nhân được
Người nhận được tài sản “bỏ trốn” cùng với số tài sản thì trong trường hợp này lại trùng với quy định “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả”, bởi chính hành vi bỏ trốn cùng số tài
sản nhận được đã thể hiện thái độ “cố tình khơng trả”. Như vậy, việc Điều 175 BLHS năm 2015 đã tội phạm hóa “hành vi khi đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả” thành một hành vi khách