Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 35 - 43)

14 Bộ Tư Pháp, Thông tư số 03/BTP/TT tháng 4 năm

2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

nhiệm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam

2.1.1. Khái quát tình hình tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản từ năm 2016-

2021 trên địa bàn cả nước

Trong thời gian từ năm 2016- 2021, theo thống kê của Văn phòng tổng hợp TANDTC, cả nước đã xét xử 5.329 vụ với tổng số 5.998 bị cáo, trong đó năm 2016 và năm 2017 toà án các cấp vẫn xét xử theo Điều 140 BLHS năm 1999, cụ thể như sau:

BẢNG 2A: Tình hình xét xử thẩm của TAND các cấp trong cả nước về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ năm 2016-2021

Năm xét xử Điều luật AD Số vụ án xét xử Tỷ lệ(%) Số bị cáo xét xử 2016 140 1063 1198 2017 140 929 -12,6 1051 2018 170 872 -6,1 1021 2019 170 903 3,6 996 2020 170 772 - 14,5 865 2021 170 790 2,3 867 TỔNG 5.329 5.998

Nguồn: Văn phòng tổng hợp TANDTC

Qua số liệu thống kê cho thấy số vụ án và số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tác giả có một số nhận xét cụ thể như sau:

Thứ nhất, năm 2016 là năm có số vụ xét xử nhiều nhất với số vụ là 1.063

và 1.198 bị cáo, sự gia tăng số vụ xét xử này là do án tồn của năm 2015 nhiều có đến 150 vụ . Tuy nhiên, so với các năm cịn lại thì năm 2016 vẫn là năm mà TAND các cấp xét xử số vụ án LDTNCĐTS nhiều nhất.

Thứ hai, số vụ án và bị cáo đưa ra xét xử hàng năm tăng, giảm không đều, cụ

thể năm 2017 số vụ án và bị cáo đưa ra xét xử giảm 12, 6%, năm 2018 giảm 6,1%. Nhưng đến năm 2019 tăng 3,6%, năm 2010 lại giảm 14,5%, năm 2021 tăng 2,3%.

Thứ ba, năm 2020, 2021 là hai năm có số vụ án xét xử thấp nhất trong vịng

06 năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên nhìn nhận khách quan cho thấy trong hai năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình kinh tế khó khăn nên các quan hệ kinh tế vay, mượn cũng giảm dần, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hướng đến tình hình tội phạm nói chung, tội LDTNCĐTS nói riêng.

Tình hình xét xử tội LDTNCĐTS tăng, giảm từng năm không đều. Tuy nhiên để có sự đánh giá khái quát cần có sự so sánh tội danh này với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, cụ thể được thể hiện thông qua bảng thống kê như sau:

Bảng 2.B: Bảng thống kê tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản so với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đã được đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2016-2021

Năm

Tổng số vụ án và bị cáo thuộc nhóm tội xâm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (1) Tổng số vụ án và bị cáo phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (2) Tỷ lệ % (2)/ (1)

Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

2016 17.115 23.755 1063 1198 6,2 5,0 2017 19.758 27.887 929 1051 4,7 3,8 2018 18.287 25.716 872 1021 4,8 4,0 2019 18.412 25.722 903 996 4,9 3,9 2020 17.775 24.696 772 865 4,3 3,5 2021 17.115 23.755 790 867 4,6 3,6

Nguồn: Văn phòng tổng hợp TANDTC

Thứ nhất, tỷ lệ số vụ án/bị cáo phạm tội LDTNCĐTS bị đưa ra xét xử từ năm 2016-2021 so với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tương đối thấp, tỷ lệ này đứng đằng sau các tội trộm cắp tài sản, lừa đảo, cướp giật tài sản nhưng lại cao hơn tội cướp tài sản.

Thứ hai, mặc dù tỷ lệ tội LDTNCĐTS chiếm 4-6% các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt nhưng hậu quả do tội phạm gây ra là rất lớn bởi hầu hết người phạm tội thường chiếm đoạt số tiền hàng trăm đến hàng tỷ đồng của nạn nhân, bởi do đặc tính của tội này là người phạm tội và nạn nhân có sự tin tưởng để nạn nhân giao tài sản.

Thứ ba, tỷ lệ tội LDTNCĐTS so với các tội xâm phạm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tương đối ổn định, theo Bảng thống kê 2.B, cho thấy ngoài năm 2016 số vụ/số bị cáo chiếm tỷ lệ 6,2,% còn lại các năm 2018-2021 tỷ lệ này dao động từ 4,3-4,9%.(số vụ án); từ 3,5-4,0%(số bị cáo).

Như tác giả đã phân tích một đặc điểm của tội LDTN CĐTS là hậu quả của tội phạm để lại rất lớn do nạn nhân tin tưởng người phạm tội mà giao tài sản thông qua các giao dịch dân sự hợp pháp như vay, mượn, tặng cho…Vì vậy các hình phạt được áp dụng đối với tội này được thể hiện tương ứng như sau:

Bảng 2.C. Bảng thống kê những hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ năm 2015 đến năm 2019

Năm

Hình phạt khơng tước tự do Hình phạt tù có thời hạn cảnh cáo phạt tiền CTKGG Dưới 3

năm 3 năm- 7 năm 7 - 15 năm 15 năm- 20 năm 2016 0 0 22 814 85 85 24 2017 0 1 15 705 103 72 10 2018 0 2 10 630 129 90 18 2019 0 2 12 647 118 93 17 2020 0 3 6 590 103 63 11 2021 0 0 12 586 110 74 9

Nguồn : Văn phòng tổng hợp TANDTC

Thứ nhất, đối với các hình phạt khơng tước tự do thì tồ án chủ yếu áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ, cảnh cáo khơng áp dụng và phạt tiền áp dụng rất ít cao nhất là 3 bị cáo/01 năm

Thứ hai, đối với hình phạt chính là tù có thời hạn cho thấy hình phạt tù dưới 03 năm được áp dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ trên 80%, tiếp đến là mức phạt tù từ 3-7 năm chiếm khoảng 8%, hình phạt tù từ 7-15 năm chiếm 7-8%. Ngồi ra đối với hình phạt tù chung thân và tử hình, do năm 2016, năm 2017 các TAND vẫn đang áp dụng BLHS năm 1999 nên năm 2016 có 1 bị cáo và 2017 có 2 bị cáo bị áp dụng hình phạt này. BLHS năm 2015 tại điều 175, đã bỏ hình phạt chung thân, tử hình nên kể từ năm 2018 số liệu thống kê khơng có .

2.1.2. Một số bất cập trong việc quy định và áp dụng các quy định của

BLHS hiện hành về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản

2.1.2.1. Bất cập trong quy định và áp dụng một số dấu hiệu định tội của

tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản

Lịch sử quy định tội LDTN CĐTS đã có từ rất sớm. Tuy nhiên, dù có những cập nhật thay đổi qua các lần pháp điển hoá nhưng việc áp dụng định tội danh đối với tội này trong thực tiễn vẫn gặp nhiều vướng mắc, cụ thể:

 Thứ nhất, nhầm lẫn trong việc định tội danh, cụ thể là giữa tội tham ô và

tội lạm dụng.

Như tác giả đã trình bày ở phần mục 1.4. Chương 1 của luận văn, phân biệt sự khác nhau giữa tội lạm dụng TNCĐTS và tội tham ô tài sản bởi hai tội danh này có những điểm giống nhau là người phạm tội trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì họ có tài sản trong tay (họ đang chiếm hữu tài sản), họ có quyền quản lý hợp pháp tài sản đó và cả hai tội trong một số trường hợp đều có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản. Chính vì vậy, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy có sự nhầm lẫn trong việc định tội danh liên quan đến 2 tội này, sự nhầm lẫn đó được thể hiện qua ví dụ sau:15

Theo Cáo trạng của VKSND TP. Cần Thơ, Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ Vina Anh (gọi tắt công ty Vina Anh) kinh doanh lĩnh vực mua

bán gạch men, gạch ốp lát. Ngày 2-5-2017, công ty ký hợp đồng lao động với Nguyễn Hoàng Nam(27 tuổi), thời hạn 24 tháng, nhiệm vụ làm nhân viên kinh doanh. Đến năm 2018, Nam được phân công phụ trách bán hàng và thu hồi công nợ trên địa bàn TP Cần thơ và tỉnh An Giang. Từ tháng 9-2018 đến tháng 1- 2019, để có tiền tham gia đánh bạc cùng với Trần Phước Tín và Nguyễn ĐứcTrường, Nam đã chiếm đoạt tiền của Công ty Vina Anh từ việc thu tiền của các khách hàng nhưng không nộp về công ty hoặc chỉ nộp một phần

Để lấy được tiền, Nam gian dối với bộ phận kiểm sốt cơng nợ, nói khách hàng chưa thanh tốn, khơng nộp biên bản đối chiếu cơng nợ về cơng ty. Ngồi ra Nam còn giả chữ ký của khách hàng ký vào sổ công nợ ghi số tiền khách hàng thanh tốn ít hơn số tiền Nam đã nhận.

Đến tháng 2-2019, Công ty tiến hành kiểm tra công nợ khách hàng mà Nam trực tiếp thu thì phát hiện khách hàng còn nợ nhiều nên yêu cầu Nam và kế toán đến khách hàng để thu

Lúc này Nam biết công ty sẽ phát hiện nên thừa nhận tồn bộ hành vi chiếm đoạt tiền với phó giám đốc của công ty. Công ty cho Nam thời gian khắc phục hậu quả nhưng Nam chỉ khắc phục được 100 triệu đồng nên cơng ty đến cơng an trình báo sự việc. Tổng số tiền Nam đã chiếm đoạt của Công ty Vina Anh là hơn 1,3 tỉ đồng đồng. Số tiền này, Nam chơi cá độ bóng đá và chơi số đề.

Về tình huống này có hai quan điểm định tội danh của Viện kiểm sát nhân nhân và toà án như sau:

Quan điểm của VKSND TP. Cần Thơ cho rằng bị cáo Nguyễn Hồng Nam phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015, bởi Nam được sự tin tưởng của công ty giao cho nhiệm vụ thu tiền của khách hàng. Sau khi thu tiền công nợ của các khách hàng Cần Thơ, An Giang thì Nam đã dùng các thủ đoạn gian dối như không nộp biên bản đối chiếu cơng nợ về cơng ty, nói khách hàng chưa thanh toán, giả chữ ký của khách hàng ký vào sổ cơng nợ ghi số tiền khách hàng thanh tốn ít hơn số tiền Nam đã nhận …. Để nhằm chiếm đoạt số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Chính vì vậy, Nam đã có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015.

Quan điểm của Tồ án nhân dân TP. Cần Thơ Tịa đã trả hồ sơ vụ án, yêu cầu VKSND thay đổi quyết định truy tố tội danh nhưng đã bị từ chối. Ngày 14/12/2020, Toà án nhân dân TP. Cần Thơ tuyên bị cáo Nguyễn Hoàng Nam phạm tội tham ô tài sản theo khoản 2 Điều 353 BLHS năm 2015, tuyên phạt Nam 20 năm tù về tội tham ô tài sản và 3 năm sáu tháng tù về tội đánh bạc.

Trong phần lập luận, Hội đồng xét xử TAND TP. Cần Thơ cho rằng : VKS truy tố Nam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là chưa phù hợp, bởi lẽ Nam được Công ty Vina Anh nhận vào làm việc có hợp đồng lạo động và được giao nhiệm vụ bán hàng, thu tiền của khách hàng cho công ty. Theo tòa, tại thời điểm bị cáo Nam chiếm đoạt tiền của cơng ty thì BLHS 2015 đã phát sinh hiệu lực thi hành. Số tiền bị cáo chiếm đoạt là số tiền bị cáo có trách nhiệm quản lý nên thỏa mãn điều kiện về mặt chủ thể của tội phạm về chức vụ theo khoản 2 Điều 352 và đủ yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản theo quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015.

Tác giả đồng ý với quan điểm của TAND TP. Cần Thơ về tội danh của Nguyễn Hồng Nam bởi: Tội tham ơ tài sản có hành vi phạm tội tương tự như hành vi phạm tội của một số tội có tính chất chiếm đoạt như: Tội trộm cắp tài sản, Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,… Tuy nhiên, Tội tham ơ tài sản có 02 dấu hiệu nhận diện đặc trưng sau:

Một là, xét về mặt chủ thể : Theo quy định tại Điều 352 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm,

do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc

không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”. Như vậy, trong các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân thì Người có chức vụ có thể là người do hợp đồng hoặc là do một hình thức khác mà được giao nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong việc quản lý tài sản của doanh nghiệp, tổ chức. Chiếu theo vụ án trên cho thấy Nguyễn Hồng Nam là người có chức vụ, quyền hạn được phát sinh từ Hợp đồng lao động được ký giữa Công ty Vina Anh và Nam, với nhiệm vụ được giao là phụ trách bán hàng và thu hồi công nợ trên địa bàn TP Cần thơ và tỉnh An Giang.

Hai là, số tiền bị cáo chiếm đoạt 1,3 tỉ đồng là số tiền mà Nam có trách nhiệm quản lý, cụ thể Nam được giao cho nhiệm vụ thu tiền của khách hàng, sau khu tiền Nam có trách nhiệm quản lý số tiền này và sau đó nộp về cơng ty.

- Thứ hai, nhầm lẫn trong việc định tội danh giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và một số tội trong chương XVI- Các tội xâm phạm sở hữu do xác định sai dấu hiệu hành vi khách quan của tội lạm dụng. Cụ thể vụ án: Tại bản Cáo trạng số 548 ngày 28/12/2018, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Q truy tố Hoàng Văn N về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, theo

quy định Điểm a Khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015.Vào khoảng 22 giờ 30 phút ngày 20/3/2018, anh Nguyễn Văn B điều khiển xe mô tô nhãn hiệu VIOS chở anh Trần Văn M đến quán nước ở lề đường gần ngã tư V để thuê xe ôm chở anh M về nhà lại 62D/2, khu phố 8, phường T, thành phố B. Khi vào quán nước anh B dựng xe mô tơ rồi cùng anh M đi vào bàn ngồi, chìa khóa xe mơ tơ để trên mặt bàn. Anh B hỏi giá thuê xe ôm đi về công viên 30-4 hết bao nhiêu tiền thì Hồng Văn N trả lời là 100.000 đồng và yêu cầu anh Btrả tiền trước. Anh B trả lời là khơng có tiền và mở ví cho N xem. Thấy anh B khơng có tiền mà lại thuê xe ôm nên N dùng tay đấm 01 cái vào mặt anh B rồi giật ví lấy giấy chứng nhận đang ký xe mô tô của anh B cho vào túi áo, rồi lấy chìa khóa xe mơ tơ của anh B để trên mặt bàn nơi anh B và anh M đang ngồi đi ra chỗ để xe nổ máy lấy lý do đèo anh M về nhà. Do ban đêm, khu vực ít người và khơng quen biết ai nên anh B khơng có phản ứng gì. Khi lấy được xe, N chở anh M đến ngã tư rồi thuê xe ôm khác để chở anh M về nhà sau đó N đem xe mơ vơ cùng giấy tờ xe nhờ X và Y (không xác định lý lịch) đem bán được 8.000.000 đồng X chia cho N 4000.000 đồng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 23/2019/HSST ngày 19/01/2019, TAND T.phố B, tỉnh D áp dụng điểm a, Khoản 1 Điều 175; Điểm h, p Khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 xử phạt Hoàng Văn N 14 tháng tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Tại phiên tòa Kiểm sát viên thực hành quyền công tố kết luận hành vi phạm tội của Hoàng Văn N là tội "cướp tài sản" nhưng do khơng có kháng cáo, kháng nghị nên đề nghị HĐXX phúc thẩm y án sơ thẩm và kiến nghị xem xét lại

vụ án theo trình tự giám đốc thẩm đối với Hồng Văn N để điều tra lại vì hành vi

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)