Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, tỉnh Nam Định được tái lập từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Sau một thời gian chuẩn bị tích cực, tháng 11 năm 1997 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XV được triệu tập. Đại hội là mốc lịch sử quan trọng, mở đầu giai đoạn mới trong quá trình phát triển của Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh. Quán triệt Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, với tinh thần đổi mới, Đại hội đã đánh giá đúng thực trạng về tình hình kinh tế, xã hội, văn hố của tỉnh. Từ đó quyết định phương hướng phát triển trong thời kỳ mới và những nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu đến năm 2000.
Đại hội thẳng thắn nhìn nhận:
Sau hơn 10 năm đổi mới, mặc dù trong điều kiện tỉnh phải chia tách hai lần; khả năng đầu tư cho phát triển gặp nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh có chuyển biến
tích cực và đi vào ổn định. Đặc biệt, sản xuất nơng nghiệp có bước phát triển vượt bậc. Lực lượng sản xuất được tăng cường. Phân công lao động xã hội từng bước tiến bộ. Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện [18, tr.12].
... Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đồn thể chính trị xã hội đã được chú trọng và có những bước tiến bộ. Nhiều tổ chức cơ sở đảng được giữ vững. Hệ thống chính quyền các cấp được củng cố, kiện tồn. Các thủ tục hành chính từng bước được sửa đổi và điều chỉnh. Hiệu lực quản lý và điều hành có tiến bộ. Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể nhân dân có nhiều cố gắng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, động viên và tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân [18, tr.17-18].
Đại hội nêu ra phương hướng tổng quát về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đồn thể chính trị - xã hội đến năm 2010 là: “Tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hoạt động của các đoàn thể đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội” [18, tr.37]. Với mục tiêu: “Xây dựng Đảng, chính quyền và các đồn thể nhân dân đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế. Phấn đấu giảm dần cơ sở đảng yếu kém. Đội ngũ cán bộ đảng, chính quyền, đồn thể phải cơ bản được tiêu chuẩn hoá theo quy định. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân” [18, tr.39].
Từ tình hình, thực trạng thanh niên và cơng tác thanh niên thời gian qua; vận dụng các quan điểm của Đảng vào thực tiễn địa phương, Đảng bộ tỉnh Nam Định đề ra những chủ trương đổi mới công tác thanh niên tạo ra sự chuyển biến về chất trong công tác thanh niên, đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng, giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên.
Ngày 25-8-1998, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Thông tri số 05- TT/TU "Về việc chỉ đạo xây dựng tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên các cấp trong tỉnh". Thông tri chỉ rõ:
- Giao cho UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Nam Định và chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân các địa phương ra Quyết định thành lập Hội liên hiệp thanh niên ở cấp mình trên cơ sở biên chế hiện có của Đồn Thanh niên các cấp.
- Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp trong tỉnh khi được thành lập, tổ chức hoạt động theo đúng quy chế, điều lệ, tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [54, tr.1-2].
Thực hiện Thông tri của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, tháng 12-1998 Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Nam Định lần thứ I (nhiệm kỳ 1998 - 2004) được tổ chức. Đại hội nêu cao khẩu hiệu: “Đoàn kết, sáng tạo, xây dựng quê hương Nam Định giàu đẹp, vì hạnh phúc và tương lai tươi sáng của tuổi trẻ và đề ra 5 cuộc vận động lớn trong nhiệm kỳ: “Thanh niên đi đầu trong xã hội học tập”; “Thanh niên làm kinh tế giỏi, tham gia xây dựng quê hương Nam Định giàu mạnh văn minh”; “Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”; “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”; “Vì chủ quyền Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên”.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố VII) “Về cơng tác Thanh niên trong tình hình mới”, ngày 14-3-2000 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU “Về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác thanh niên”. Chỉ thị nêu ra 6 quan điểm chỉ đạo:
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với Đoàn Thanh niên và công tác thanh niên, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có kết quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố VII) về cơng tác thanh niên trong thời kỳ mới. Thực sự coi xây dựng Đồn là một nhiệm vụ quan trọng của cơng tác xây dựng Đảng.
- Định kỳ nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo hoạt động của tổ chức Đồn. Có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đồn - Hội - Đội có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu công tác thanh niên. Coi trọng hơn nữa việc phát triển Đảng trong đoàn viên thanh niên. Tiếp tục chỉ đạo để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở, trọng tâm là địa bàn dân cư. Xây dựng Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vững mạnh, thực sự là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
- Các cấp, ngành tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn Thanh niên phát huy sức lực và trí tuệ của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đầu tư giúp thanh niên trong phong trào “Lập thân, lập nghiệp”, tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tạo thêm điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cho công tác thanh, thiếu niên ngay tại các cơ quan, địa phương, đơn vị phù hợp với đặc điểm và điều kiện hiện tại của cơ sở.
- Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chủ động xây dựng chương trình phối hợp với Đồn Thanh niên nhằm đẩy mạnh phong trào cách mạng ở địa phương tiếp tục phát triển cả bề rộng, chiều sâu và thiết thực, hiệu quả.
- Đoàn thanh niên các cấp phải xây dựng kế hoạch, có các chương trình hoạt động cụ thể để củng cố, nâng cao chất lượng, phát triển tổ chức và tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nhất là ở cấp cơ sở của Đoàn. Xây dựng và củng cố vững chắc tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Đội Thiếu niên tiên phong Hồ Chí Minh, tạo nguồn cho việc phát triển đoàn viên trong tổ chức thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Năm 2000 - “Năm Thanh niên Việt Nam” và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Đoàn Thanh niên tăng cường giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, về Bác Hồ và tuổi trẻ Việt Nam cho thanh niên, thiếu niên; tổ chức tốt các hoạt động theo sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn... [49, tr.1-2].
Tháng 2-2001, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVI được tổ chức, Đại hội xác định phương hướng, mục tiêu đối với cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là:
Mặt trận Tổ quốc, Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Liên đồn lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - xã hội phải tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, bám sát địa bàn dân cư, bám sát đối tượng quần chúng, khắc phục tình trạng hành chính hố trong hoạt động của các đoàn thể. Nội dung hoạt động cần hướng vào việc chăm lo các lợi ích thiết thực của các tầng lớp nhân dân; mở rộng các hình thức tổ chức tập hợp quần chúng, phát triển đoàn viên, hội viên. Mỗi phong trào phải hướng về cơ sở, phát triển được nhiều cơ sở vững mạnh, thu hẹp diện cơ sở yếu kém. Phát động các phong trào thi đua của từng đoàn thể, tổ chức xã hội theo chuyên đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần các tầng lớp nhân dân, hội viên, đồn viên. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của khối đại đồn kết tồn dân [19, tr.78-79]
Cụ thể hố Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xây dựng và ban hành 6 chương trình cơng tác trọng tâm tồn khố. Trong đó, Chương trình số 08-Ctr/TU ngày 28-1-2002 “Một số vấn đề trọng tâm trong cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, nhiệm kỳ 2001 - 2005” đã nêu ra phương hướng, chỉ tiêu và một số nội dung trong công tác xây dựng Đảng, chính
quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là: "Tăng cường tồn diện cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới" [50, tr.18]. "Đoàn Thanh niên tập hợp được 50% thanh niên trong độ tuổi; có 70% chi đồn vững mạnh" [50, tr.20].
Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể nhân dân tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng. Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị cho đồn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng cán bộ đảng viên theo tinh thần Nghị quyết TW6 (lần 2) thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng. Bồi dưỡng, giới thiệu những đoàn viên, hội viên và quần chúng tiêu biểu đề nghị tổ chức đảng xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam [50, tr.41]. Căn cứ vào Chương trình “Một số vấn đề trọng tâm trong cơng tác xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhiệm kỳ 2001- 2005”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ xây dựng Đề án "Tăng cường công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể". Đề án nêu ra những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể là:
Củng cố kiện toàn tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, trước hết là các loại hình cơ sở, vùng đơng đồng bào theo đạo, theo hướng: Xây dựng cơ sở vững mạnh; xoá cơ sở "trắng", yếu kém; đẩy mạnh việc tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt đoàn thể, xây dựng lực lượng nòng cốt ở các xã, phường, thị trấn. Phấn đấu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu về chất lượng tổ chức đoàn thể, về tỷ lệ tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên [50, tr.129-130].
Tiếp tục đổi mới công tác dân vận của Đảng, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
giai đoạn mới. Tham gia có hiệu quả vào chương trình xố đói giảm nghèo và các hoạt động xã hội khác như: phòng chống các tệ nạn xã hội, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong các tầng lớp nhân dân. Phương châm hoạt động là hướng về cơ sở, bám sát địa bàn dân cư, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân với đội ngũ trí thức, tạo chuyển biến thực sự trong công tác dân vận của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân [50, tr.131].
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tháng 7-2002 Đại hội đại biểu Đồn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định lần thứ XI (nhiệm kỳ 2002- 2007) được tổ chức. Với sự khẳng định quyết tâm của tuổi trẻ tỉnh Nam Định trong sự nghiệp đổi mới, Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ cho cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ 2002 - 2007, với các chương trình cơng tác: Nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục của Đồn, thực hiên tốt chức năng Đoàn Thanh niên là trường học XHCN của thế hệ trẻ Việt Nam; Thanh niên thi đua học tập, lao động sáng tạo, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng an ninh; Xây dựng tổ chức Đồn, Hội vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp; Chăm sóc, giáo dục Thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện các nghị quyết của của Trung ương, của Tỉnh uỷ về công tác thanh niên, thực hiện Quyết định số 33 ngày 9-3-2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam" giai đoạn 2004 - 2005, UBND tỉnh Nam Định đã xây dựng Chương trình số 22/UBND ngày 11-3-2005 về “Phát triển Thanh niên đến năm 2010”, với 5 chương trình:
- Chương trình giải quyết việc làm. Mục tiêu phấn đấu giảm dần số thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố, nâng tỷ lệ thời
gian có việc làm cho thanh niên khu vực nơng thơn; phát huy vai trị của lực lượng thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; giảm nghèo, làm giàu chính đáng; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong thanh niên, tạo nguồn nhân lực trẻ, đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố;
- Chương trình nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, nghề nghiệp. Mục tiêu hình thành xã hội học tập thường xuyên cho thanh niên, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, nghề nghiệp, phát triển đội ngũ trí thức trẻ và lao động trẻ lành nghề;
- Chương trình phát triển nguồn nhân lực trẻ về khoa học - công nghệ. Mục tiêu là nâng cao trình độ khoa học - cơng nghệ cho thanh niên, đặc biệt là công nghệ thông tin. Từng bước phổ cập tin học trong thanh niên, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lập trình viên về cơng nghệ thông tin, phát triển nhân lực khoa học - cơng nghệ nơng nghiệp và nơng thơn;
- Chương trình phịng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên. Mục tiêu là từng bước đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên, đấu tranh bảo vệ thanh niên trước mọi âm mưu phá hoại, chia rẽ, lôi kéo của các phần tử xấu;
- Chương trình bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống. Mục tiêu khơi dậy và phát huy lòng yêu quê hương, đất nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, ý chí tự lực, tự cường; trách nhiệm cơng dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; ý thức chấp hành pháp luật; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng; xây dựng lối sống lành mạnh [63, tr.1-2].
Quán triệt chủ trương của Tỉnh uỷ, tháng 12-2004 Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Nam Định lần thứ II (nhiệm kỳ 2004 - 2009) được tổ chức. Đại hội đã nêu ra mục tiêu tổng quát: Mở rộng mặt trận
đoàn kết, tập hợp thanh niên với phương châm “Hội phải rộng, hội viên phải tích cực”. Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thanh niên. Đẩy mạnh phong trào hoạt động cách mạng, các cuộc vận động nhằm động viên, cổ vũ và phát huy tinh thần của thanh niên hăng say học tập, lao động sáng tạo, lập thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội. Đại hội nêu cao khẩu hiệu