CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. Xác định ngưỡng mật độ lây nhiễm nhân tạo
3.2.1. Theo dõi tốc độ sinh trưởng của L.amnigena
Tốc độ sinh trưởng của L.amnigena liên quan đến giá trị OD và mật độ tế bào được thống kê, xây dựng biểu đồ (Hình 3.4.; 3.5.).
Hình 3.4. Biểu đồ tương quan giữa thời gian và giá trị OD của L.amnigena.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 0 5 10 15 20 25 30 G iá tr ị O D
Thời gian (giờ)
Hình 3.5. Biểu đồ tương quan giữa thời gian và mật độ tế bào của L.amnigena.
Dựa vào số liệu ghi nhận và xử lý, nhận thấy có sự tương quan giữa các giá trị thời gian, giá trị OD và mật độ tế bào, tại khoảng thời gian sau 22h ni cấy thì giá trị OD và mật độ đạt cao nhất là 5,4 x 108 . Với giá trị OD và số tế bào đếm được tương ứng qua các khoảng thời gian. Đã xác định được các ngưỡng mật độ 107, 108, 109 cần cho thí nghiệm lây nhiễm tiếp theo.
3.2.2. Xác định ngưỡng mật độ lây nhiễm
a. Cà chua trưởng thành
Kết quả đánh giá khả năng lây nhiễm ở cà chua trưởng thành với các ngưỡng mật độ khác nhau, được trình bày ở Bảng 3.2.
0 100000000 200000000 300000000 400000000 500000000 600000000 0 5 10 15 20 25 30 Mậ t độ tế bào (t ế bào/ m l)
Bảng 3.2. Đánh giá ngưỡng mật độ gây bệnh của chủng vi khuẩn L.amnigena trên nhóm
cà chua trưởng thành. Chỉ tiêu
theo dõi Chủng L.amnigena
Ngày theo dõi sau lây
nhiễm
Cà chua Kiwami (TLB%) Cà chua bi (TLB%)
107 108 109 107 108 109
7 25±0 33,3±0,1 25±0,12 20,8±0,07 29,1±0,07 25±0
14 33,3±0,14 41,6±0,07 33,3±0,14 33,3±0,14 41,6±0,07 33,3±0,14
21 37,5±0 54,1±0,07 41,6±0,07 41,6±0,07 50±0 37,5±0
28 45,8±0,1b 62,5±0a 50±0,125ab 50±0ab 54,1±0,12ab 50±0ab
*Ghi chú: Chữ số khác nhausai khác ở mức tin cậy P=0,1. Giống kháng cao (HR): TLB: 0-10%; giống kháng (R): 11-30% cây chết. Giống nhiễm TB (MS): 31-50% cây chết; giống nhiễm nặng (HS): 51-100% cây chết (Theo phân nhóm mức kháng bệnh HXVK của Tan J, 1994)(Boshou, 1990).
Tại 7 ngày sau lây nhiễm
Trong 2 chủng vi khuẩn thực hiện lây nhiễm, bao gồm chủng L.amnigena và chủng
R.solanacearum làm đối chứng (+). Cả 2 chủng R.solanacearum và L.amnigena đã thể
hiện triệu chứng bệnh điển hình của bệnh HXVK, tồn bộ lá phía trên bị héo rũ, cùng với sự thay đổi màu ở thân dưới (Zeiss et al., 2019). Tuy nhiên, mức độ bệnh có sự khác nhau ở các ngưỡng mật độ, ở các giống cà chua. Chủng R.solanacearum có chỉ số bệnh cao
nhất, dao động từ 62,5% - 75%; chủng L.amnigena, có chỉ số bệnh dao động từ 25% -
33,3% và khác nhau ở từng giống cà chua.
Tại 14 ngày sau lây nhiễm
Bệnh phát triển nhanh, chỉ số bệnh tăng nhanh. Các giống lây nhiễm chủng
R.solanacearum vẫn phát triển bệnh nhanh nhất (75 – 100%), chủng L.amnigena 33,3 –
41,67%.
Tại 21 ngày sau lây nhiễm
Ở giai đoạn này bệnh tiếp tục phát triển, chỉ số bệnh phát triển mạnh. Giống Kiwa- mi đã đạt 100% khi lây nhiễm chủng R.solanacearum. Chủng vi khuẩn L.amnigena có sự
thay đổi chỉ số bệnh ở cả 2 giống cà chua, cụ thể từ 37,5 – 54,16% ở cà chua Kiwami, và 37,5 – 50% ở cà chua bi.
Tại 28 ngày sau lây nhiễm
Đây là đợt theo dõi cuối cùng, chỉ số bệnh ở giai đoạn này là cao nhất cho mỗi giống và mỗi chủng khảo sát. Trong 2 chủng lây nhiễm, cao nhất là chủng
R.solanacearum, 62,5 – 100% (nhiễm nặng HS). Và chủng L.amnigena, 25 – 62,5% của
giống Kiwami (Nhiễm trung bình MS) và từ 20,3 – 54,16% ở giống cà chua bi (Nhiễm trung bình MS).
Tỷ lệ bệnh được đánh giá thơng qua việc ghi nhận số cây chết trên tổng số cây được khảo sát, với kết quả tính tốn được của vi khuẩn L.amnigena trên cây cà chua trưởng
thành, ngưỡng mật độ vi khuẩn gây bệnh cao nhất và gây chết nhiều nhất của chủng
L.amnigena là 108 sau 28 ngày theo dõi như chủng R.solanacearum, được xem là tác
nhân chính của mầm bệnh này đã được báo cáo trước đây. Kết quả cho thấy số cây chết khảo sát ở các ngưỡng mật độ khác nhau ở các giống cà chua.
Kết quả của nội dung này được ghi nhận và sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo để đánh giá quá trình diễn biến của bệnh.
b. Cà chua con
Kết quả đánh giá khả năng lây nhiễm ở cà chua con với các ngưỡng mật độ khác nhau được trình bày ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Đánh giá ngưỡng mật độ gây bệnh của chủng vi khuẩn L.aminigena trên nhóm
cây cà chua con. Chỉ tiêu theo dõi Chủng L.amnigena Ngày theo dõi sau lây nhiễm
Cà chua Kiwami (TLB %) Cà chua bi (TLB %)
107 108 109 107 108 109
7 25±0c 50±0,125a 37,5±0,176ab 25±0bc 50a 25±0,125bc
14 100 100 100 100 100 100
Tại 7 ngày sau lây nhiễm
Trong 2 chủng vi khuẩn thực hiện lây nhiễm, bao gồm chủng L.amnigena và chủng
R.solanacearum làm đối chứng (+).Cả 2 chủng vi khuẩn thực hiện khảo sát đều xuất hiện
triệu chứng héo đặc trưng. Tuy nhiên, mức độ bệnh có sự khác nhau ở các ngưỡng mật độ, các giống cà chua. Chủng R.solanacearum có chỉ số bệnh cao nhất, dao động từ 50%
- 62,5%; tiếp theo là chủng L.amnigena, có chỉ số bệnh dao động từ 25% - 50% ở cả 2
giống cà chua.
Tại 14 ngày sau lây nhiễm
Bệnh phát triển nhanh, chỉ số bệnh tăng nhanh. Số cây chết của các chủng ở các ngưỡng mật độ lây nhiễm là 100%
Bằng việc thực hiện các thí nghiệm lây nhiễm trên đất đã khử trùng trong nghiên cứu của Boshou năm 1990 cho thấy mật độ khác nhau của dịch vi khuẩn R.solanacearum dẫn đến tỷ lệ bệnh khác nhau. Khi tăng nồng độ các dịch vi khuẩn lây nhiễm, tỷ lệ nhiễm bệnh cũng tăng dần (Boshou, 1990). Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu, nhận thấy nồng độ các dịch vi khuẩn lây nhiễm, không tỷ thuận với mức độ nhiễm bệnh của vi khuẩn.
Qua nội dung thí nghiệm xác định ngưỡng mật độ gây bệnh của vi khuẩn
L.amnigena ở cây cà chua bằng phương pháp lây nhiễm bệnh nhân tạo, đưa ra kết luận:
Chủng vi khuẩn L.amnigena là chủng có độc tính, và có khả năng gây bệnh héo xanh cho cây cà chua. Bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo tưới sinh khối trên bề mặt nuôi trồng, qua quá trình lấy nước và chất dinh dưỡng từ rễ mà không thực hiện các phương pháp lây nhiễm trực tiếp vào bó mạch ở 2 nhóm cây trưởng thành và cây con, vi khuẩn
L.amnigena đã xâm nhiễm vào vật chủ, thể hiện các triệu chứng HXVK.
Từ những kết quả ghi nhận được, chọn ngưỡng mật độ là 108 là ngưỡng mật độ phù hợp để đánh giá diễn biến bệnh, thực hiện thí nghiệm tiếp theo.