1.3.1 .2Tại Anh
2.2 Tổng quan về chính sách lãi suất của NHNN VN trong thời gian qua
2.2.1 Giai đoạn trước 1996: chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lã
lãi suất thực dương.
2.2.1.1Giai đoạn trước tháng 6/1992: lãi suất thực âm
Giai đoạn trước thời kỳ đổi mới, đường lối kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung, bao cấp, thực thi theo chỉ tiêu và mệnh lệnh hành chính. Chính sách tiền tệ, tài chính của Việt Nam cũng bị chi phối bởi tư duy kinh tế trong thời gian này. Việc ấn định mức lãi suất cố định chỉ mang tính “tượng trưng”, “hành chính” và không vận động theo bất kỳ quy Luật nào của kinh tế thị trường.
Trong thời gian này, lãi suất được điều chỉnh cụ thể bởi các văn pháp luật. Nghị định 165/HĐBT được ban hành ngày 23/09/1982 nhằm đưa ra biểu lãi suất huy động và cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các hợp tác xã tín dụng. Theo Nghị định này mức lãi suất tiền gửi thay đổi tùy theo đối tượng, theo kỳ hạn. Mức cụ thể từ 1,8%-3%năm đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh, từ 3%-5% đối với các tổ chức kinh tế tập thể, từ 6%-9% đối với tiền gửi của tư nhân. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cũng thay đổi theo kỳ hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm. Lãi suất cho vay được phân chia thành lãi suất cho vay bổ sung vốn lưu động và lãi suất cho vay vốn cố định. Điều đáng nói ở đây ngồi việc quy định một mức lãi suất cụ thể cho từng loại hình, đối tượng, lãi suất cho vay đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh thấp hơn hẳn so với các đối tượng khác (tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân) từ 0,6%-7%năm; lãi suất cho vay vốn cố định thấp hơn lãi suất cho vay vốn lưu động từ 1,4%-3%năm. Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất cho vay khu vực doanh nghiệp nhà nước thấp nhằm đáp ứng nhu cầu cho đại bộ phận kinh tế quốc doanh. Điều này không phù hợp với cơ chế thị trường và mang nặng tính bao cấp, tập trung và hành chính.
Trước tình hình bất ổn của kinh tế vĩ mơ và gia tăng tỉ lệ lạm phát, ngày 04/10/1986 Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 119/HĐBT nêu rõ việc gia tăng tỉ lệ lãi suất (cả huy động và cho vay) nhằm ứng phó với lạm phát. Thế nhưng, biện pháp hành chính này cũng khơng mang lại kết quả khả quan, tình trạng siêu lạm phát vẫn tồn tại. Trong một thời gian Việt Nam duy trì cơ chế lãi suất thực âm.
Bảng 2.1: Lãi suất giai đoạn trước 1992 (%tháng, cuối mỗi giai đoạn)
Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992
Tỉ lệ lạm phát 64,5 26,9 32,8 2,7 7,7 4,8 1,1
Lãi suất thực tiền gửi tiết kiệm 3
tháng (*) 4,30 (3,70) (1,30) 0,90
Tiền gửi không kỳ
hạn (cá nhân) 5 2,4 2,1 1
Tiền gửi tiết kiệm
3 tháng 7 4 3,5 2
Lãi suất cho vay
Nông nghiệp 3,7 2,4 3,3 2,5
Công nghiệp và
giao thông vận tải 3,8 2,7 3 2
Thương mại và du
lịch 3,9 2,9 3,7 2,7
Vốn cố định 0,8 0,8 1,8
Vốn lưu động 2,7
Chênh lệch lãi suất
(**) -3,3 -1,6 -0,2 0,5
Nguồn: Ngân hàng thế giới, “Vietnam Financial Sector Review”, 1995.
Tổng cục thống kê Việt Nam, niên giám thống kê, các năm từ 1997-2001 (*): Lãi suất thực tính bằng lãi suất danh nghĩa vào cuối mỗi quý trừ tỉ lệ lạm phát bình quân tháng trong quý.
(**): Chênh lệch lãi suất giữa cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và lãi suất tiết kiệm 3 tháng.
Từ 1986 đến 1988, tỉ lệ lạm phát trung bình trong khoảng 27%-65%tháng, điều này chắc chắn dẫn đến lãi suất thực của tiền gửi trong nền kinh tế âm. Mặc dầu tỉ lệ lạm phát có giảm trong ba năm từ 1989 đến 1991 nhưng lãi suất thực vẫn âm. Từ năm 1992, lãi suất thực bắt đầu dương và lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động vốn. Bảng trên cũng cho thấy các mức lãi suất khác nhau đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.
Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục có những động thái tác động đến lãi suất nhằm phát triển kinh tế. Ngày 29/06/1987, Nghị định số 99/HĐBT quy định mức lãi suất tiền gửi và cho vay, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/07/1987. Kể từ đây, Ngân hàng Nhà nước áp dụng một mức lãi suất cho vay chung giữa loại hình kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh và việc ấn định lãi suất trần và sàn. Mức lãi suất cho vay vốn lưu động trong hạn mức tín dụng trong khung từ 2,4%- 6%tháng. Mức lãi suất cho vay vốn cố định trong khoảng 2,1%-5,4%tháng. Điều nghịch lý là lãi suất cho vay vốn cố định thấp hơn vốn lưu động vẫn còn tồn tại nhưng cơ chế lãi suất dần dần được nới lỏng.
Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành đánh dấu việc chuyển đổi từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp. Đây là một bước chuyển mình của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi và điều hành cơ chế lãi suất. Cơ sở pháp lý cho việc đổi mới này tiếp tục được khẳng định thông qua Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính, có hiệu lực từ ngày 1/10/1990. Việc ấn định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước không phải “phục vụ” cho chính Ngân hàng Nhà nước mà tách bạch chức năng điều hành, quản lý và chức năng kinh doanh giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, tách bạch bộ phận quản lý quỹ ngân sách ra khỏi ngân hàng nhà nước hình thành nên hệ thống kho bạc nhà nước. Các nghiệp vụ tái cấp vốn, chiết khấu, tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá cũng được quy định rõ trong các pháp lệnh về ngân hàng.
Đến giữa năm 1992, lạm phát dần đẩy lùi. Lãi suất thực dương và thị trường tài chính Việt Nam dần dần bình ổn.
2.2.1.2 Giai đoạn từ tháng 6/1992-1995: chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương.
Giữa cuối năm 1992, lạm phát được kiểm soát, lãi suất thực dương thay thế cho lãi suất thực âm trước đó. Với cơ chế này, người dân gửi tiền và ngân hàng là người cho vay đều có lợi.
Bảng 2.2: Lãi suất thực giai đoạn từ 1992 đến 1995Năm 1992 1993 1994 1995 Năm 1992 1993 1994 1995 Lãi suất thực
(%/tháng) (*) 0,9 1,1 0 1,3
Nguồn: Vietnam: Selected Interest rates, 1992-1997, IMF staff Country Report
No. 98/30.
(*) Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 3 tháng. Mức lãi suất này đo lường trên cơ sở lãi suất danh nghĩa vào cuối mỗi quý và mức lạm phát trung bình tháng trong suốt q đó.
Lạm phát trong thời gian này thấp hơn lãi suất danh nghĩa khiến mức lãi suất thực dương.
Giai đoạn này tiếp tục thực thi các cơ sở pháp lý về lãi suất trước đó một cách sâu rộng. Khung lãi suất, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cũng được quy định trong từng thời kỳ đảm bảo nhu cầu vốn cho sự phát triển. Năm 1993, thị trường liên ngân hàng được định hình và để Ngân hàng Nhà nước có thể dựa vào đó định các mức lãi suất. Cơ chế lãi suất dần dần vận hành theo cơ chế thị trường và công cụ lãi suất được Ngân hàng Nhà nước sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ.
2.2.2 Giai đoạn từ 1996 đến tháng 7/2000: áp dụng mức trần lãi suất cho vay
Ngày 28/12/1995, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định 381/QĐ-NH1 chính thức bỏ mức sàn lãi suất cho vay mà chỉ quy định trần lãi suất cho vay. Tùy vào từng thời kỳ mà Ngân hàng Nhà nước quy định mức trần lãi suất cho vay và phụ thuộc vào chủ trương phát triển kinh tế ở các vùng, miền mà cũng có mức lãi suất khác nhau. Nhà nước ưu đãi mức lãi suất cho vay đối với vùng sâu, vùng xa, đối tượng là người nghèo. Nhìn chung, trần lãi suất cho vay áp dụng cho các hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân cao hơn so với các tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh đó, quyết định này cũng quy định rõ tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình quân là 0,35%tháng (4,2%năm). Chính quy định này gián tiếp ấn định mức sàn lãi suất huy động vốn. Ngân hàng Nhà nước can thiệp trực tiếp vào lợi nhuận của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn.
Năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng ra đời là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động ngân hàng cũng như cơ chế lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn này.
Ngày 17/01/1998, quyết định số 39/1998/QĐ-NHNN1 của Ngân hàng Nhà nước quy định chênh lệch lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình qn được xố bỏ, trần lãi suất cho vay tiếp tục được duy trì. Quyết định này cũng quy định cụ thể mức lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ tại các tổ chức tín dụng.
Đặc biệt trong 2 năm 1998-1999 nhằm khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, Ngân hàng Nhà nước liên tục có những động thái “nới lỏng” kiểm soát lãi suất bằng cách điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm. Lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh bằng cách quy định cụ thể và giảm từ 1,1% tháng trong năm 1997 xuống còn 0,7%tháng trong năm 1999. Trong giai đoạn này, lãi suất giảm nhưng lượng tiền gửi tại ngân hàng vẫn ổn định. Tín dụng trong nước tăng khơng hồn tồn do lãi suất giảm, đó là sự gia tăng do chỉ đạo thực hiện các chương trình phát triển từ phía các doanh nghiệp nhà nước. Gia tăng tín dụng nhưng tiền gửi không tăng buộc các ngân hàng thương mại giảm tỉ lệ dự trữ hoặc đẩy mạnh vay vốn từ phía Ngân hàng Nhà nước. Trước tình hình trên, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc từ 10%năm xuống 7%năm lượng tiền gửi ngắn hạn vào tháng 2/1999.
Bảng 2.3: Trần lãi suất cho vay từ 1998 đến năm 2000 (%năm). Thời gian T6/1998- T12/1998 T2/1999- T6/1999 T9/1999- T10/1999 T11/1999- T7/2000
Trần lãi suất cho vay 14,4 13,8 11,4 10,2
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các quyết định của Ngân hàng Nhà nước
Dựa trên nền tảng Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá được triển khai. Lãi suất tái chiết khấu được quy định ở mức thấp hơn 0,05%tháng so với lãi suất tái cấp vốn. Từ tháng 7/2000, nghiệp vụ thị trường mở cũng được đưa vào áp dụng.
Việc điều chỉnh lãi suất như trên là phù hợp với lộ trình tự do hố lãi suất và nó là cơng cụ điều tiết vĩ mơ cho sự khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. Mặc dầu trên thực tế lãi suất chưa phản ánh đúng cung-cầu về vốn nhưng với sự cải
tiến từng bước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đi đúng hướng với mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế.
2.2.3 Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2002: cơ chế lãi suất cơ bản cộng biên độ dao động trong từng thời kỳ.
Ngày 02/08/2000, quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 công bố lãi suất cơ bản cộng biên độ dao động làm cơ sở hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/08/2000. Mức lãi suất cho vay áp dụng cho các ngân hàng thương mại không vượt quá lãi suất cơ bản cộng biên độ 0,3%tháng đối với vay vốn ngắn hạn và 0,5%tháng đối với vay vốn trung, dài hạn. Mức lãi suất cơ bản này dựa trên việc tham khảo lãi suất cho vay thương mại đối với nhóm khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được lựa chọn theo quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Lãi suất cơ bản tùy thuộc vào lãi suất của thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, xu hướng biến động cung và cầu về vốn. Tại quyết định này, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định lãi suất cho vay đô la Mỹ và các ngoại tệ khác. Theo đó, lãi suất cho vay đơ la Mỹ khơng vượt quá lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng Singapore kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn và kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung, dài hạn tại thời điểm cho vay và cộng biên độ dao động được quy định trong từng thời kỳ. Đối với các ngoại tệ khác, lãi suất cho vay là dựa trên lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ.
Việc ấn định lãi suất cơ bản cùng biên độ dao động không khác nhiều so với cơ chế trần lãi suất trước đây. Tuy nhiên, biên độ lãi suất tồn tại tạo tính linh hoạt cho ngân hàng trong việc thoả thuận “giá cả” đối với từng đối tượng khách hàng. Lãi suất cơ bản cũng thay đổi theo những tín hiệu của thị trường. Trong 2 năm 2000 và năm 2001, lãi suất cơ bản giảm nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng, điều này cũng khiến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm theo. Trong khi đó, việc huy động vốn lại rất hạn chế. Nhằm gia tăng tính cạnh tranh trong việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại, lãi suất huy động gia tăng, khoảng chênh lệch giữa cho vay và huy động thu hẹp. Điều này cần thiết phải có cơ chế lãi suất mới được thông qua.
Cũng trong năm 2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ bị xoá bỏ. Người đi vay và người cho vay có thể thoả thuận mức lãi suất này. Tự do hoá lãi suất dần dần được thực hiện, trước tiên là ngoại tệ.
2.2.4 Giai đoạn từ tháng 6/2002 đến tháng 5/2008: cơ chế lãi suất thỏa thuận
Ngày 30/05/2002, Ngân hàng Nhà nước thông qua quyết định 546/2002/QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận cho vay bằng nội tệ, có hiệu lực kể từ 01/06/2002. Quyết định này nêu rõ bên cạnh lãi suất thoả thuận, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục công bố lãi suất cơ bản mang tính chất tham khảo và định hướng lãi suất thị trường và cũng khẳng định chủ động áp dụng các biện pháp kiểm soát biến động lãi suất của thị trường. Như vậy, đây chính là bước tiến khơng nhỏ trong lộ trình tự do hố lãi suất. Từ đây, lãi suất cho vay Việt Nam Đồng sẽ dựa trên sự gặp gỡ giữa cung và cầu về vốn. Các tổ chức tín dụng tự chủ và có kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn trước. Tuy nhiên, lãi suất trên thị trường cũng được kiểm soát bởi Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết. Q trình tự do hố lãi suất trên thực tế chưa hoàn toàn vận hành theo cung và cầu trên thị trường.
Cơ chế lãi suất thoả thuận tồn tại từ năm 2002 và ổn định đến năm 2006. Lãi suất cơ bản trong thời kỳ này thay đổi không nhiều, biến động từ 7,5%năm trong năm 2004 và lên 8,75%năm trong giữa năm 2008.
Với sự phát triển và “nóng dần” của thị trường chứng khoán Việt Nam cuối năm 2006 và đỉnh cao là trong năm 2007 gây nên hiệu ứng dây chuyền cho thị trường tiền tệ Việt Nam. Chỉ số VN-Index có thời điểm tăng mạnh và đạt kỷ lục trên 1.000 điểm trong đầu năm 2007. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường và người người, nhà nhà làm giàu qua con đường kinh doanh chứng khoán, đây là kênh đầu tư mang lại tỷ suất lợi nhuận cao vào thời điểm này. Lợi nhuận đạt được từ việc kinh doanh chứng khoán được đẩy vào thị trường bất động sản. Ở đâu có tỷ suất sinh lợi cao thì ở đó thu hút những nhà đầu tư, đầu cơ. Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu cơ chứng khoán “nở rộ”. Nhằm gia tăng vốn