Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng chính thức đối với hộ gia đình ở đồng bằng sông cửu long luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 46)

Tín dụng nơng thơn trong nghiên cứu này đã tìm đƣợc kết luận là “khơng mang lại hiệu quả” đối với hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu này tƣơng tự nhƣ trong nghiên cứu của Morduch (1998) tại Bangladesh chỉ ra khơng có sự các biệt trong tiêu dùng giữa 2 nhóm có vay và khơng vay, hay nhƣ trong nghiên cứu tín dụng vi mô của Abhijit Banerjee và đtg25 (2009) tại Hyderabad - Ấn Độ chỉ ra tín dụng khơng có tác động đến chi tiêu bình qn ngƣời/tháng; tƣơng tự nhƣ trong kết luận của Karlan (2009)26 tại Manila - Philippine chỉ ra có sự suy giảm nhỏ trong phúc lợi của hộ có tiếp cận tín dụng.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tín dụng trên địa bàn nơng thơn, cần thực hiện đồng bộ với các giải pháp nâng cao mức sống ngƣời dân nông thôn.

5.2.1 Nâng cao mức sống người dân

Thứ nhất, các hoạt động sản xuất nông nghiệp chƣa phát huy đƣợc hiệu quả gia tăng thu nhập, bên cạnh là việc gia tăng diện tích đất sản xuất khơng đóng góp đáng kể lên mức sống hộ dân. Do đó, cần có chính sách thúc đẩy tăng năng suất sản xuất nơng nghiệp trên một đơn vị diện tích đất sản xuất thông qua việc tăng cƣờng đầu tƣ khoa học kỹ thuật, nâng mức sử dụng đầu vào nhƣ máy móc thiết bị, thuốc hóa học (hợp lý), giống… Qua đó tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và gia tăng thu nhập ngƣời dân.

Thứ hai, các hoạt động phi nơng nghiệp tỏ ra có ƣu thế trong việc giúp gia tăng thu nhập và chi tiêu bình quân đầu ngƣời. Do đó các hoạt động, chính sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là cần thiết.

Thứ ba, tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Đầu tƣ cho hệ thống giáo dục căn bản tại nơng thơn, xây dựng lực lƣợng lao động nơng thơn có kiến thức, có khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Các chính sách giáo dục cần ƣu đãi nhiều hơn cho khu vực nông thơn, nơi ít có điều kiện tiếp xúc với nền giáo dục hiện đại và khả năng chi trả cho giáo dục hạn chế; các chính sách đề xuất nhƣ là giảm học phí, đầu tƣ trƣờng học đạt chuẩn cho khu vực này, đầu tƣ hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi học…

Thứ tƣ, kiểm soát mức sinh, giảm gánh nặng ngƣời phụ thuộc. Duy trì ổn định mức sinh hợp lý đảm bảo số lƣợng trẻ em ở mức phù hợp để trẻ đƣợc chăm sóc và phát triển tốt, đây là cơ sở để phát triển hộ gia đình trong tƣơng lai. Thực hiện rộng rãi hơn nữa chính sách an sinh xã hội nhƣ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; mục tiêu là trẻ nhỏ đƣợc đảm bảo tốt về chăm sóc y tế và ngƣời lớn đƣợc chăm sóc sức khỏe và có thu nhập khi khơng cịn khả năng lao động,… từ đó giảm bớt gánh nặng ngƣời phụ thuộc trong hộ gia đình.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo để ngƣời nghèo có thể hịa nhập vào sự phát triển kinh tế chung của vùng. Chính sách cần khuyến khích ngƣời nghèo chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, vì về cơ bản ngƣời nghèo có ít đất hoặc khơng đất, do đó nếu cấp đất hay các chính sách tƣơng tự sẽ khơng hiệu quả, nó ràng buộc ngƣời nghèo ở lại khu vực nơng nghiệp và vì thế họ nhiều khả năng sẽ ngày càng nghèo hơn.

5.2.2 Nâng cao hiệu quả tín dụng chính thức

Trong những năm gần đây, tín dụng chính thức đƣợc cho là đã mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời dân nơng thơn. Tuy nhiên, trong thực tế các khoản tín dụng này khơng phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cho hộ vay. Bản thân các chính sách tín dụng và chính sách phát triển kinh tế cũng có thể là ngun nhân hạn chế hiệu

quả của tín dụng. Theo Ơng Phạm Phan Dũng (2007) 27 thì các chính sách tín dụng ƣu đãi đối với vùng khó khăn cịn nhƣợc điểm lớn nhƣ: nguồn vốn cho vay còn phân tán, chƣa phân định đƣợc đối tƣợng cho vay cụ thể của các tổ chức tín dụng và các ngân hàng chính sách; các ngân hàng thƣơng mại chƣa thống nhất đƣợc việc triển khai chính sách; các cơ chế tín dụng chƣa đồng bộ; bao cấp tín dụng cịn tràn lan, gây tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc...

Bên cạnh đó cho vay thƣơng mại cũng có dấu hiệu sụt giảm tại khu vực nông thôn, theo Nguyễn Thủy (2009)28 thống kê của Agribank cho thấy tỷ trọng dƣ nợ tín dụng nơng nghiệp trong tổng dƣ nợ của nền kinh tế đang có xu hƣớng giảm dần. Trƣớc năm 2006, tỷ trọng dƣ nợ tín dụng nơng nghiệp trong tổng dƣ nợ vẫn chiếm 23-27% thì 2 năm gần đây, giảm xuống còn 19-20%. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cũng tƣơng tự, đơn cử nhƣ năm 2007, tăng trƣởng dƣ nợ của nền kinh tế đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, đạt 51% thì tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng nơng nghiệp chỉ bằng một nửa, còn các năm khác thƣờng thấp hơn 5- 10%.

Cơ chế tín dụng hiện hành cho nơng nghiệp nơng thơn thực hiện theo Quyết định số 67/QĐ-TTg về chính sách tín dụng hỗ trợ nơng nghiệp nơng thơn vào năm 1999; theo quyết định này việc cho vay khơng có tài sản bảo đảm đối với hộ nơng dân là 10 triệu đồng, các hợp tác xã (HTX) và chủ trang trại giới hạn ở mức từ 30 - 50 triệu đồng cho thấy đã khơng cịn phù hợp với nhu cầu và đặc điểm sản xuất nông nghiệp hiện hành. Từ các yếu kém này, Thủ tƣớng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP29 ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, có hiệu lực từ 01/6/2010. Đây là chính sách tín dụng mới nhất và đƣợc đánh giá là đột phá trong việc mang vốn về nơng thơn. Trong thực hiện chính sách tín dụng cần lƣu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ chính sách phát triển nơng nghiệp nơng thơn và chính sách tín dụng. Chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn phải hƣớng đến sự phát triển khu vực nông thôn trở thành khu vực sản xuất hàng hóa. Khi nơng nghiệp có các hoạt động sản xuất sôi động, qui mô lớn, hộ sản xuất có khả năng đứng vững trên thị trƣờng thì sẽ khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại hƣớng về

nơng thơn. Bên cạnh đó là hạ tầng kinh tế xã hội cần đƣợc đầu tƣ tăng cƣờng đễ hỗ trợ cho q trình phát triển sản xuất nơng nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thuận lợi hơn trong phục vụ các hoạt động của các ngân hàng.

Thứ hai, khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại đầu tƣ về nông thôn nhằm đa dạng nguồn tiếp cận vốn cho ngƣời dân. Vấn đề cốt lõi để thu hút ngân hàng về nơng thơn là an tồn vốn cho ngân hàng mà vẫn đảm bảo lợi ích cho ngƣời dân. Các ngân hàng ngại đầu tƣ cho nơng nghiệp, nơng thơn vì chi phí hoạt động cao và rủi ro cao. Cần có các chính sách khuyến khích các ngân hàng thông qua các công cụ điều tiết ngân hàng, các cơng cụ có thể là giảm tỉ lệ đóng góp cho Ngân hàng nhƣ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cán bộ ngân hàng trong các nghiệp vụ tín dụng và bảo hiểm nông nghiệp... Thực hiện chính sách bảo hiểm nơng nghiệp kết hợp cho vay nhằm giảm các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và giảm rủi ro về thu hồi vốn cho ngân hàng. Phối hợp các đoàn thể địa phƣơng trong tổ chức cho vay tín chấp nhằm nâng cao tỉ lệ thu hồi vốn.

Thứ ba, phân bổ hợp lý vốn phúc lợi. Khơng thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng tràn lan vì dễ phát sinh nợ xấu và tâm lý ỷ lại Nhà nƣớc, chỉ thực hiện tín dụng ƣu đãi đối với những đối tƣợng cụ thể nhƣ vùng bị thiên tai, chính sách hỗ trợ mở rộng sản xuất (mua thiết bị sản xuất, chế biến nông sản, cơ giới hóa…). Thực hiện chính sách lãi suất theo thị trƣờng nhằm đảm bảo tính bền vững về hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, đảm bảo các dự án cho vay có hiệu quả.

Thứ tƣ, tăng cƣờng hỗ trợ ngƣời dân nông thôn trong việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Thực hiện mạnh mẽ các cơng tác tun truyền chính sách rộng rãi đến các đối tƣợng hộ vay vốn thông qua các phƣơng tiện truyền thông kết hợp tun truyền thơng qua các đồn thể chính trị, xã hội. Các ngân hàng cần có chủ trƣơng khuyến khích cán bộ ngân hàng chủ động phục vụ ngƣời dân; hỗ trợ nông dân trong lập các thủ tục vay vốn, cán bộ tín dụng kết hợp việc thẩm định và lập hồ sơ vay vốn, hỗ trợ viết phƣơng án sản xuất kinh doanh đối với những hộ gặp khó khăn trong thực hiện các thủ tục này, từ đó tiết kiệm chi phí cho ngƣời vay và khắc phục đƣợc tình trạng “cị tín dụng”.

Thứ năm, kết hợp việc mở rộng cho vay với các hoạt động khuyến nông. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng khơng có tác động tích cực đến hộ vay mặc dù diện tích đất sản xuất trung bình của những hộ này cao gấp đơi những hộ còn lại. Điều này cho thấy hộ vay đã không sử dụng hiệu quả vốn vay mà nguyên nhân có thể do ngun nhân vốn vay ít dẫn đến việc vẫn thiếu vốn và không hiệu quả hay do ngƣời dân khơng kiểm sốt tốt nguồn vốn vay. Do đó, bên cạnh việc cho vay, Nhà nƣớc có thể hỗ trợ các ngân hàng và theo yêu cầu của ngƣời dân về tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề, cung cấp thông tin thị trƣờng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất,… từ đó giúp ngƣời dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tác động của tín dụng chính thức đối với hộ gia đình ở đồng bằng sông cửu long luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w