nước trên thế giới
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến biện pháp cung cấp tín dụng cho các DNNVV. Thực hiện tín dụng ưu đãi đồng thời với việc thành lập các TCTD của Nhà nước hỗ trợ DNNVV đã tạo ra một kênh cung ứng riêng về vốn cho các DNNVV.
Nền kinh tế Mỹ thuộc loại bậc nhất thế giới nhưng các DNNVV với những đặc điểm vốn có của mình vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn của các NHTM. Một trong những biện pháp để trợ giúp cho các DNNVV là Chính phủ Mỹ đã thành lập “Ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ” nhằm chuyên cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ với lãi suất ưu đãi và thực hiện về các dịch vụ tín dụng cho DNNVV.
Tại Singapore, các Ngân hàng được tổ chức theo mơ hình phân thành nhiều khối theo mảng nghiệp vụ và theo đối tượng khách hàng như khối ngân hàng bán buôn, khối ngân hàng bán lẻ, khối nguồn vốn, khối kinh doanh tiền tệ,… trong đó khối ngân hàng bán lẻ chuyên phục vụ khách hàng là DNNVV. Mỗi ngân hàng đều có chính sách và ban hành các sản phẩm dành riêng cho nhóm khách hàng là DNNVV. Để phục vụ nhóm đối tượng khách hàng này, các ngân hàng sẽ thành lập các bộ phận chun mơn có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ, chiến lược giá dành riêng cho nhóm khách hàng DNNVV. Đặc biệt, có các chính sách ưu tiên về thủ tục, lãi suất, phí dịch vụ đối với DNNVV trong việc cung cấp sản phẩm ngân hàng.
Nhật Bản dành sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp DNNVV tháo gỡ khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như: khả năng tiếp cận thấp, thiếu sự đảm bảo về vốn vay,… Các biện pháp hỗ trợ này được thực hiện thông qua ba thể chế tài chính thuộc Chính phủ: gồm Cơng ty Đầu tư kinh doanh nhỏ, Ngân hàng hợp tác trung ương về Thương mại và Cơng nghiệp, Cơng ty Đầu tư an tồn quốc gia. Thực hiện hỗ trợ dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản cho vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách, chẳng hạn kế hoạch cho vay cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ (kế hoạch cho vay Marukei) khơng địi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.
Hệ thống hỗ trợ tăng cường cơ sở quản lý của các DNNVV ở từng khu vực, tuỳ theo điều kiện của khu vực, các khoản vay được thực hiện thơng qua các quỹ chung do chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cùng tài trợ. Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của DNNVV khơng địi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh. Ngoài ra, Hiệp hội bảo lãnh tín dụng cịn thực hiện bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn của các TCTD tư nhân trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Hệ thống bảo lãnh này có chức năng như một mạng lưới an toàn nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV.
Các biện pháp nhằm bổ sung khả năng vay vốn của DNNVV được Nhật Bản thực hiện bằng việc thành lập hệ thống Bảo hiểm và Bảo đảm tín dụng cho DNNVV. Hệ thống này giúp cho các DNNVV có khả năng phát triển mà khơng có tài sản thế chấp có thể vay vốn các NHTM. Trong hệ thống đó, Hội bảo đảm tín dụng là tổ chức tài chính cơng cộng đứng ra bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn NHTM.
Ở Malaysia, một tổ chức tài chính và chính sách của Chính phủ đã được thiết lập nhằm cung cấp tín dụng nhiều hơn cho các DNNVV, việc cung cấp vốn được xem xét trên cơ sở tính thích hợp của những cơ sở công nghiệp nhằm nghiên cứu khả thi, phát triển và thiết kế sản phẩm cũng như các hoạt động nghiên cứu của DNNVV.
Đối với Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập một hệ thống luật pháp và hệ thống các thể chế cho việc thúc đẩy các DNNVV phát triển trong đó chú trọng việc hỗ trợ vốn cho các DNNVV đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng, bên cạnh đó cịn quy định một tỷ lệ nhất định tín dụng cho vay của các NHTM dành cho DNNVV, tỷ lệ này tuỳ thuộc vào mỗi NHTM. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng ưu tiên thực hiện việc tài trợ hoặc tái chiết khấu cho những khoản vay này.
Chính phủ Indonesia cũng áp dụng biện pháp quy định bắt buộc đối với các NHTM phải dành ít nhất 20% tổng số tín dụng để cho các DNNVV vay.
Hệ thống bảo lãnh tín dụng cũng được hầu hết các nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan thực hiện.
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Các NHTM Việt Nam cần thành lập bộ phận chun mơn riêng biệt có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng, cũng như các sản phẩm ngân hàng khác dành riêng cho đối tượng khách hàng là DNNVV. Đặc biệt, có chính sách ưu tiên về thủ tục, lãi suất, phí dịch vụ,… đối với DNNVV trong việc cung cấp sản phẩm ngân hàng, bộ phận này có thể trực thuộc phịng quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
3 0
Các ngân hàng cần có chính sách mở rộng tỷ lệ cho vay khơng có tài sản đảm bảo đối với DNNVV vì vấn đề tài sản đảm bảo được xem là trở ngại lớn nhất hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV, việc mở rộng cho vay khơng có tài sản đảm bảo được xác định trên cơ sở đánh giá toàn diện khách hàng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và có thể kèm theo một số điều kiện khác như doanh nghiệp cam kết chuyển doanh thu về tài khoản mở tại ngân hàng để kiểm soát nguồn trả nợ, đối với doanh nghiệp xuất khẩu cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng,…
Ngân hàng nhà nước với vai trị điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý hoạt động của hệ thống TCTD cần đề xuất với Chính phủ và các bộ ngành liên quan ban hành quy định các TCTD dành một tỷ lệ vốn nhất định cấp tín dụng hỗ trợ cho các DNNVV, tỷ lệ này tuỳ thuộc vào quy mô và hiệu quả hoạt động của mỗi TCTD.
Chính Phủ Việt Nam cần thiết lập thể chế chính sách riêng để hỗ trợ, tư vấn DNNVV đặc biệt là vấn đề liên quan đến tín dụng ngân hàng, sớm thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ như: quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, quỹ phát triển DNNVV, tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách tốt nhất.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày khái qt các nội dung về tín dụng, chức năng, vai trị của tín dụng đối với nền kinh tế, phân loại tín dụng cũng như một số sản phẩm tín dụng cung cấp cho DNNVV. Ngồi ra, cịn trình bày khái niệm, đặc điểm của DNNVV và vai trò của DNNVV trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển từ đó rút ra ý nghĩa của tín dụng ngân hàng đối với bản thân DNNVV, ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Bên cạnh đó chương 1 cịn nêu ra kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV của một số nước trên thế giới và trong khu vực qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tài trợ cho DNNVV, đặc biệt là tài trợ vốn. Đây là cơ sở lý luận cho phần trình bày các chương tiếp theo để đi sâu tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Đơng Sài Gòn.
Chương 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
ĐƠNG SÀI GỊN