2.1.1 Sự phát triển về số lượng của các DNNVV
Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2009 cho thấy số lượng các DNNVV đăng ký kinh doanh mới không ngừng tăng cao qua các năm, nếu như năm 2005 chỉ có 39.959 DNNVV được thành lập mới thì đến năm 2008 số này đã tăng lên 65.318 doanh nghiệp, tăng 63% so với năm 2005 và tăng bình quân 18%/năm. Thống kê trên đã cho thấy DNNVV đang được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích phát triển.
Bảng 2.1: Số lượng DNNVV đăng ký kinh doanh mới giai đoạn 2005-2008
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Năm Tổng số DNNN Cty TNHH MTV DNDD 2005 39.959 8 292 39.659 2006 46.606 9 906 45.691 2007 58.196 1 8.404 49.791 2008 65.318 4 14.299 51.015 Tổng số 210.079 22 23.901 186.156
Nguồn: Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp (Cục Phát triển doanh nghiệp-Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 2009
Về loại hình doanh nghiệp DNNVV đã có sự chuyển dịch rõ nét từ khu vực nhà nước sang khu vực dân doanh theo hướng giảm dần doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong tổng số hơn 210 ngàn DNNVV thành lập mới từ năm 2005 đến 2008 chỉ có 22 DNNN trong khi doanh nghiệp dân doanh chiếm 186.156 doanh nghiệp.
2.1.2 Thực trạng về cơng nghệ
Bình qn giai đoạn 2005-2008 Việt Nam có gần 53 ngàn DNNVV được thành lập mỗi năm, tuy nhiên vấn đề công nghệ của các DNNVV nói riêng và của doanh nghiệp Việt Nam nói chung cịn ở trình độ rất thấp so với khu vực và thế giới và chưa được cải thiện nhiều, theo báo cáo khảo sát của Sở Khoa học – Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp sản xuất trong nước tụt hậu hai thế hệ so với thế giới. Theo đó, hơn 70% máy móc thiết bị (MMTB) được sản xuất từ những năm 1970; 75% MMTB đã hết thời gian khấu hao; 50% MMTB mới tân trang.
Nhìn chung, có đến 52% MMTB được đánh giá là lạc hậu và rất lạc hậu. Về trình độ cơng nghệ, khơng có doanh nghiệp nào đạt trình độ cơng nghệ tốt; trong khi đó có 35% và 44% doanh nghiệp có trình độ cơng nghệ trung bình, lạc hậu và rất lạc hậu; trình độ cơng nghệ khá cũng chỉ khiêm tốn ở mức 21%.
Kết quả điều tra về doanh nghiệp của Tổng Cục thống kê gần đây cho biết, hạn chế, yếu kém của doanh nghiệp chủ yếu là do khả năng đầu tư vốn thấp. Do vậy, kỹ thuật công nghệ kém và lạc hậu, nhất là trong ngành công nghiệp. Chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp có cơng nghệ tiên tiến, gần 75% doanh nghiệp có cơng nghệ trung bình và lạc hậu.
Trong điều kiện cạnh tranh, công nghệ là biến số chiến lược quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực trạng cơng nghệ của nước ta lạc hậu nên có thể thấy bất cập là với doanh nghiệp không đầu tư công nghệ tiên tiến, dùng nhân cơng rẻ thì lợi nhuận, doanh thu, tốc độ tăng trưởng không cao.
2.1.3 Thực trạng về vốn
Theo Cục Quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 09/2010 , tổng số doanh nghiệp trên cả nước là 524.200 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký hơn 3 triệu tỷ đồng, trong đó 97% là DNNVV. Tuy nhiên, năng lực tài chính của các DNNVV còn rất hạn chế, nhu cầu vốn của DNNVV cho hoạt động kinh doanh là
rất lớn, bình quân mỗi DNNVV đi vào hoạt động cần khoảng 2 tỷ đồng, như vậy tổng số vốn cần huy động cho DNNVV sẽ xấp xỉ cả triệu tỷ đồng.
Có nhiều kênh cung cấp vốn cho DNNVV, trong đó kênh vốn tín dụng ngân hàng là kênh trực tiếp quan trọng và là tổ chức trung gian tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Song, thực tế nợ xấu của ngân hàng đối với các khoản tín dụng của DNNVV rất thấp nhưng các DNNVV vẫn khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng này, nhiều ngân hàng rất dè dặt trong việc cho DNNVV vay vốn.
Kết quả điều tra của Cục Phát triển DNNVV cho thấy chỉ có 32,38% DNNVV có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng, 35,25% khó tiếp cận, cịn lại là không thể tiếp cận.
Các doanh nghiệp thiếu vốn dẫn đến việc khơng có điều kiện đầu tư khoa học công nghệ hiện đại. Nhiều doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất nhưng do thiếu vốn nên đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc triển khai và nhiều khi phải hủy bỏ hợp đồng đã ký với đối tác. Điều đó giải thích tại sao khu vực DNNVV thường tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ, những ngành nghề địi hỏi vốn ít, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu lãi ngay mà chưa đủ sức đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng địi hỏi nhiều vốn, có cơng nghệ tiên tiến. Cịn với các nhà sản xuất, trong ba loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì loại hình doanh nghiệp tư nhân được họ ưa chuộng, phổ biến hơn cả và tính chất sản xuất nhỏ vẫn tồn tại trong khu vực này.