Về tuổi khởi phát và giới tính của các bệnh nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và di truyền của bệnh liệt chu kỳ hạ kali máu (Trang 25 - 26)

4.1.1.1. Tuổi khởi phát bệnh của các bệnh nhân

Tuổi khởi phát bệnh của 14 bệnh nhân tham gia nghiên cứu trong dòng họ tập trung trong khoảng từ 10 đến 20 tuổi, là độ tuổi có nhiều thay đổi về sinh lý, dậy thì.

Nghiên cứu của Wang Q và Liu M năm 2005 [9] thống kê được tuổi khởi phát của các bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu nằm trong nhóm từ 14 đến 23 tuổi và một trường hợp bệnh khởi phát năm 3 tuổi.

Một nghiên cứu khác của Kantola I M và Tarssanen L T [10] lại tìm ra tuổi khởi phát bệnh của các bệnh nhân nằm trong khoảng từ 6 đến 23 tuổi.

Như vậy, khoảng tuổi khởi phát bệnh của các bệnh nhân trong dòng họ là phù hợp với hai nghiên cứu trước đó, tức là hầu hết các bệnh nhân khởi phát bệnh ở độ tuổi từ 10 đến 20.

4.1.1.2. Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân

Trong số các bệnh nhân bị mắc bệnh HypoPP trong dòng họ, số lượng bệnh nhân nam nhiều hơn hẳn bệnh nhân nữ với tỷ lệ nam : nữ là 2 : 1 và tỷ lệ nam: nữ trong số bị bệnh cao hơn hẳn tỷ lệ nam : nữ trong dòng họ. Sự phân bố bệnh khác biệt ở hai giới cũng đã được báo

cáo trong nghiên cứu của Miller T và CS [1]. Trong số 71 bệnh nhân HypoPP trong nghiên cứu, các bệnh nhân là nam chiếm 62 % trong khi các bệnh nhân nữ chiếm 38 %, tỷ lệ nam : nữ là 1.6 : 1. Như vậy, sự phân bố bệnh là khác biệt ở hai giới, với số bệnh nhân là nam giới chiếm ưu thế so với nữ giới.

Về biểu hiện lâm sàng, sự khác biệt về giới cũng được thể hiện rõ khi hầu hết các bệnh nhân nam có tần suất xuất hiện cơn liệt và mức độ cũng như thời gian của mỗi cơn liệt cao hơn hẳn các bệnh nhân nữ. Cụ thể, các triệu chứng khó thở và đau cơ chỉ xuất hiện ở các bệnh nhân nam, thời gian cơn liệt dài nhất của các bệnh nhân nam chủ yếu là hơn 1 ngày trong khi thời gian cơn liệt dài nhất của bệnh nhân nữ luôn không quá 1 ngày. Khi nghiên cứu về sự khác biệt giữa 2 giới về đặc điểm lâm sàng của bệnh, Ke Q và CS [2] cũng đã nhận thấy sựu khác biệt về mức độ nặng của bệnh giữa hai giới. Các bệnh nhân nam có số cơn liệt trong một năm là 50 - 150 cao hơn hẳn các bệnh nhân nữ là 30 - 50 cơn, chứng tỏ các bệnh nhân nữ có khoảng cách giữa các cơn ngắn hơn các bệnh nhân nam. Nghiên cứu này chưa chỉ rõ được sự khác biệt về thời gian cơn liệt và mức độ liệt giữa hai giới. Tuy nhiên, sự tương đồng về khoảng cách các cơn liệt ở hai giới trong cả hai nghiên cứu cũng đã cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về giới trong biểu hiện lâm sàng của bệnh HypoPP.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và di truyền của bệnh liệt chu kỳ hạ kali máu (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w