2.1 GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG, CN
2.1.4.1 Về quá trình phát triển
Với mơ hình là Chi nhánh cấp 2, trực thuộc Vietcombank HCM và hoạt động trên địa bàn TP.HCM, vì vậy quá trình phát triển hoạt động tín dụng của VCB Phú Thọ gắn liền với q trình phát triển hoạt động tín dụng của VCB HCM và quá trình phát triển kinh tế của TP.HCM. Được chia thành 2 giai đoạn sau:
• Giai đoạn 2002 – tháng 11/2006: hệ thống ngân hàng được tách ra và tổ chức theo mơ hình hai cấp gồm: NHNN và NHTM, trong đó NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng, cịn bốn NHTM bao gồm: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Ngoại thương và
Ngân hàng Đầu tư được thành lập và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn này đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, do đó nền kinh tế TP.HCM ngày càng phát triển, nhanh chóng trở thành trung tâm tài chính của cả nước, thu hút được rất nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều NHTM mới được thành lập với nhiều loại hình sở hữu ra đời: NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, ... và các định chế tài chính khác. Sự phát triển này đã tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng ngày càng đi lên.
• Giai đoạn 12/2007 đến nay: VCB Phú Thọ chính thức hoạt động độc lập với VCB HCM, trở thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO đã tạo khơng ít cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh, địi hỏi Chi nhánh ln có giải pháp khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt.
2.1.4.2 Về mạng lƣới hoạt động
Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tại 664 Sư Vạn Hạnh nối dài, P.12, Q.10, TP.HCM, VCB Phú Thọ đã có tổng cộng 4 Phịng Giao Dịch trải đều khắp Quận 10 và các quận lân cận. Tuy nhiên con số Phòng Giao Dịch được mở ra khơng dừng ở đó vì theo kế hoạch, mỗi năm Chi nhánh sẽ mở thêm tối thiểu là hai Phòng Giao Dịch.
Với những con số trên, ta có thể thấy rằng tuy hiện tại mạng lưới hoạt động của Chi nhánh cịn ít nhưng xu hướng trong tương lai sẽ ngày càng phát triển. Hiện tại, Chi nhánh đang khai thác thị phần tín dụng tại địa bàn quận 10, quận 11 và sẽ khai thác tiềm năng từ những địa bàn lân cận.
2.1.4.3 Về quy trình quản lý tín dụng
Như hầu hết các NHTM khác, quy trình quản lý tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hướng đến mục đích mở rộng và tăng trưởng tín dụng bền vững, đi đơi với tính an tồn và hiệu quả, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro. Về cơ bản, Ngân hàng Ngoại thương cũng giống như các NHTM khác, đều tổ chức hoạt động tín dụng gồm các quy trình sau:
+ Quy trình cho vay và quản lý tín dụng. + Quy trình giải ngân.
+ Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh.
+ Quy trình theo dõi và xử lý các khoản nợ có vấn đề.
Ngồi ra NHNT, CN Phú Thọ cịn thực hiện cho vay theo các quy trình tín dụng do NHNT VN ban hành, áp dụng cho toàn hệ thống. Các quy trình này được căn cứ theo Luật các TCTD ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các TCTD ngày 15/06/2004 cùng Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng bàn hành kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và được sửa đổi bổ sung tại các quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002, quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005, quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
NHNT VN cũng ban hành những quyết định, những văn bản hướng dẫn cụ thể rõ ràng về Quy định thẩm quyền phê duyệt tín dụng (quyết định 245/QĐ- NHNT.CSTD ngày 22/07/2008), Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng (247/QĐ-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008) để các chi nhánh chủ động hơn về mức phán quyết trong chính sách cho vay của mình.
Cụ thể các quy trình được áp dụng hiện nay là:
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng của NHNT VN ban hành kèm theo quyết định 130/QĐ-NHNT.QLTD ngày 12/08/2002.
- Quy trình tín dụng đối với khách hàng tổ chức ban hành kèm theo quyết định 246/QĐ-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008 (thay thế QĐ 90).
- Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo quyết định 36/QĐ-NHNT.CSTD ngày 28/01/2008.
Ngoài ra, NHNT Việt Nam còn ban hành một số quy định cho các sản phẩm cho vay cụ thể như:
- Quy định về sản phẩm cho vay mua nhà dự án (ban hành kèm theo quyết định 365/QĐ-NHNT.CS&SPBL ngày 22/11/2007).
- Quy định về sản phẩm cho vay mua ô tô (ban hành kèm theo quyết định 365/QĐ-NHNT.CS&SPBL ngày 22/11/2007).
- Cho vay khơng có tài sản đảm bảo đối với cán bộ nhân viên, bảo lãnh trong giao dịch nhà đất cho cá thể,….
2.1.4.4 Về công nghệ ứng dụng
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của Việt Nam có lịch sử hơn 45 năm xây dựng và phát triển. Với ưu thế về quy mơ hoạt động, đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhận thức về hoạt động kinh doanh, NHNT luôn đánh giá đúng tầm quan trọng của công nghệ thông tin và coi việc hiện đại hố cơng nghệ là một trong những điều kiện cơ bản để hướng tới các chuẩn mực quốc tế của một Ngân hàng hiện đại. Những sản phẩm công nghệ hiện đang được ứng dụng tại Vietcombank đó là hệ thống thanh toán quốc tế Swift đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ; Sản phẩm “VCB Online” được áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tư dài hạn vào kỳ phiếu, trái phiếu, là hệ thống an toàn về chất lượng cung ứng dịch vụ, tiện lợi trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, kinh tế trong đầu tư trong lĩnh vực công nghệ; Các sản phẩm Ngân hàng điện tử và Ngân hàng tự động như VCB – Money, sản phẩm Internet Banking, SMS-Banking, các sản phẩm thẻ là những sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, hứa hẹn sự chuyển biến quan trọng về chất trong môi trường thương mại điện tử.
Với mục tiêu “không chỉ đưa các hệ thống công nghệ mới vào ứng dụng mà còn kết hợp hồn thiện quy trình nghiệp vụ và tác nghiệp”, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang tiếp tục triển khai giai đoạn II của tiểu dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh tốn nhằm tiếp tục hồn thiện các gói sản phẩm: quản lý vốn, xếp hạng tín dụng, quản lý rủi ro và quản lý danh mục đầu tư …. Đây là nền tảng công nghệ quan trọng để Ngân hàng Ngoại thương phát triển các ứng dụng khác và tạo điều kiện để triển khai các dịch vụ thương mại điện tử sau này.
2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠITHƢƠNG, CN PHÚ THỌ THƢƠNG, CN PHÚ THỌ
2.2.1 Tình hình huy động vốn
Đối với các tổ chức tín dụng nói chung và VCB Phú Thọ nói riêng, nguồn vốn cho vay là vơ cùng quan trọng bởi nó đảm bảo cho hoạt động tín dụng được mở rộng và hiệu quả. Đó là nguồn gốc sản sinh ra lợi nhuận cho ngân hàng bởi ngân hàng phải đi vay từ các nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường và cho vay lại với lãi suất cao hơn,
kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất. Vì vậy, nguồn vốn cho vay phải dồi dào và “tốt” thì việc cho vay mới được mở rộng và mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Phú Thọ trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua liên tục tăng trưởng với quy mô ngày càng mở rộng. Q trình tăng trưởng nguồn vốn này ln gắn liền với q trình đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ huy động vốn với các hình thức huy động vốn từ dân cư như tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh tốn, tiền gởi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gởi bằng nội tệ và ngoại tệ…, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế như tiền gởi thanh tốn, tiền gởi có kỳ hạn bằng ngoại tệ và nội tệ… Với các hình thức trên kết hợp với lãi suất huy động linh hoạt theo từng kỳ hạn một tháng, hai tháng, ba tháng, sáu tháng, một năm… và gần đây NHNT thường đưa ra các sản phẩm huy động vốn với mức lãi suất hấp dẫn, việc rút gốc và lãi linh hoạt hơn. Ngồi ra, Chi nhánh cũng có chính sách lãi suất ưu đãi, thỏa thuận đối với các khoản tiền lớn nên đã tạo ra sự hấp dẫn, thu hút được một lượng tiền lớn, nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế .
Cụ thể, thực trạng hoạt động huy động vốn của VCB Phú Thọ trong thời gian qua như sau:
Bảng 2.2: Thực trạng huy động vốn của VCB Phú Thọ
Đvt: tỷ đồng,triệu usd
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng huy động vốn 1.282 2.031 2.334 Theo đối tƣợng - TCKT 347 27% 936 46% 675 29% - Dân cư 935 73% 1.095 54% 1.659 71% Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 277 22% 464 23% 558 24% - Có kỳ hạn 1.005 78% 1567 77% 1.776 76%
Theo loại tiền tệ
- VND 948 74% 1.379 68% 1.702 73%
- Ngoại tệ 20 26% 36 32% 34 27%
Chênh lệch so với
đầu năm 749 58% 303 15%
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của VCB PHÚ THỌ 2500 2334 2000 1500 1000 500 0 Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010
Năm 2008, cơn bão khủng hoảng tài chính tồn cầu cùng với sự sụp đổ của các định chế tài chính lớn như Leman Brothers… làm thất nghiệp gia tăng, giá cả leo thang, sản xuất đình trệ, sức cầu giảm hơn 1000 tỷ USD do sự sụt giảm của các tài sản tài chính. Tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng trong 6 tháng đầu năm cũng phải chịu nhiều tác động không thuận lợi, công nghiệp tăng trưởng chậm, chỉ số CPI tăng ở mức cao, nhập siêu lớn. Chính phủ phải hạn chế đầu tư và chi tiêu cơng, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, vì vậy khan hiếm tiền đồng và lãi suất tăng lên nhanh chóng đã tác động không tốt đến công tác huy động vốn, Chi nhánh phải chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh lôi kéo khách hàng từ nhiều ngân hàng khác. Nhưng đến quý III, tình hình kinh tế khá hơn, CPI giảm dần, giá cả hàng hóa thế giới giảm, hàng loạt các nước trên thế giới hạ lãi suất….là những nguyên nhân làm cho tình hình tài chính tiền tệ trong nước chuyển từ trạng thái thắt chặt sang trạng thái nới lỏng có điều tiết, lãi suất hạ xuống tạo điều kiện cho Chi nhánh khôi phục được nguồn vốn huy động và đạt được 1.282 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm nhưng chỉ đạt 85% kế hoạch TW giao. Do mức lãi suất vẫn còn chênh lệch giữa các ngân hàng nên công tác huy động năm 2008 của Chi nhánh rất vất vả, chủ yếu là chống đỡ qua giai đoạn khó khăn, hạn chế nguồn vốn chảy sang ngân hàng khác.
Sang năm 2009, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng và kịp thời đặc biệt là chính sách của Ngân hàng Nhà nước: duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% trong 11 tháng đầu năm cùng với gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% đã giúp nền kinh tế
2031 1282 Tỷ đ ồ n
hoàn thành hai mục tiêu: chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Kết quả là đạt được mức tăng trưởng 5,32 % - vượt mục tiêu đề ra. Lạm phát 6,52% - thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thông qua. Thu ngân sách vượt dự toán và bội chi ngân sách đảm bảo được mức Quốc hội đề ra. Về phía ngành ngân hàng cũng đạt kết quả tốt, tăng trưởng huy động và tín dụng lần lượt là 25% và 37% so với cuối năm 2008. Bên cạnh những yếu tố lạc quan, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, tăng trưởng kinh tế tuy đã vượt qua được giai đoạn suy giảm nhưng chưa thực sự dựa trên tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật sự vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Tháng 11, Ngân hàng Nhà nước lại quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% đồng thời ngừng gói hỗ trợ 4%, khống chế mức trần lãi suất huy động là 10,5% để kiểm soát nguy cơ lạm phát trong những năm sau đồng thời tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển bền vững đã làm cho hiện tượng thiếu thanh khoản bắt đầu xuất hiện ở một số ngân hàng nhưng khả năng huy động vốn thì chậm lại. Trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngay từ đầu, Ban Lãnh đạo NHNT, CN Phú Thọ đã qn triệt trong tồn Cán bộ Cơng nhân viên xem công tác huy động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Tập trung mọi nguồn lực cho công tác huy động vốn. Kết quả là tình hình huy động vốn của Chi nhánh đạt được rất tốt. Đến 31/12/2009 vốn huy động của Chi nhánh là 2.031 tỷ, tăng 749 tỷ đồng (+58,4%) so với đầu năm, vượt kế hoạch Trung ương giao (kế hoạch tăng vốn điều chỉnh lại của Trung ương ngày 11/08/2009 là tăng 50% so với năm 2008).
Tính đến thời điểm cuối tháng 6/2010 kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận những kết quả tương đối khả quan trong việc điều hành kinh tế vĩ mô. Lạm phát được kiềm chế tăng ở mức thấp trong hai tháng gần đây nhờ các biện pháp bình ổn giá của Chính phủ tại hai thành phố lớn (tung gần 1.000 tỷ đồng bình ổn giá tại Hà Nội và Tp.HCM) và sự hỗ trợ từ xu hướng điều chỉnh giảm về giá của nhiều loại hàng hóa và nguyên liệu cơ bản trên thị trường thế giới do ảnh hưởng từ những bất ổn trên thị trường Châu Âu trong hơn hai tháng vừa qua. Thị trường tiền tệ tạm thời được bình ổn hơn so với đầu năm khi tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đã điều chỉnh về mức sát tỷ giá niêm yết tại các NHTM kể từ cuối tháng 4/2010 và phổ biến ở mức 18.980-19.000
VND/1USD nhờ chính sách điều hành của Chính phủ thơng qua việc buộc các Tập đoàn kinh tế lớn bán ngoại tệ cho Ngân hàng, cố định lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức ở mức thấp 1%, tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 3,36%…theo đó góp phần giúp nguồn cung ngoại tệ trên thị trường trở nên dồi dào và bớt căng thẳng. Đối với ngành ngân hàng, lãi suất huy động cũng giảm xuống mức 11,5% so với mức đỉnh cao đầu năm vào khoảng 14% năm. Đồng thời lãi suất qua đêm và các kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng) trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm khá mạnh và đang dao động ở mức thấp so với 3 tháng đầu năm. Mặc dù vậy mặt bằng lãi suất vẫn đang ở mức cao so với nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế vẫn đang trong quá trình hồi phục dần và lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn trên 3 tháng và qua đêm đang có dấu hiệu tăng nhẹ