Đvt: tỷ đồng,triệu usd
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng huy động vốn 1.282 2.031 2.334 Theo đối tƣợng - TCKT 347 27% 936 46% 675 29% - Dân cư 935 73% 1.095 54% 1.659 71% Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 277 22% 464 23% 558 24% - Có kỳ hạn 1.005 78% 1567 77% 1.776 76%
Theo loại tiền tệ
- VND 948 74% 1.379 68% 1.702 73%
- Ngoại tệ 20 26% 36 32% 34 27%
Chênh lệch so với
đầu năm 749 58% 303 15%
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của VCB PHÚ THỌ 2500 2334 2000 1500 1000 500 0 Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010
Năm 2008, cơn bão khủng hoảng tài chính tồn cầu cùng với sự sụp đổ của các định chế tài chính lớn như Leman Brothers… làm thất nghiệp gia tăng, giá cả leo thang, sản xuất đình trệ, sức cầu giảm hơn 1000 tỷ USD do sự sụt giảm của các tài sản tài chính. Tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng trong 6 tháng đầu năm cũng phải chịu nhiều tác động không thuận lợi, công nghiệp tăng trưởng chậm, chỉ số CPI tăng ở mức cao, nhập siêu lớn. Chính phủ phải hạn chế đầu tư và chi tiêu công, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, vì vậy khan hiếm tiền đồng và lãi suất tăng lên nhanh chóng đã tác động không tốt đến công tác huy động vốn, Chi nhánh phải chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh lôi kéo khách hàng từ nhiều ngân hàng khác. Nhưng đến quý III, tình hình kinh tế khá hơn, CPI giảm dần, giá cả hàng hóa thế giới giảm, hàng loạt các nước trên thế giới hạ lãi suất….là những nguyên nhân làm cho tình hình tài chính tiền tệ trong nước chuyển từ trạng thái thắt chặt sang trạng thái nới lỏng có điều tiết, lãi suất hạ xuống tạo điều kiện cho Chi nhánh khôi phục được nguồn vốn huy động và đạt được 1.282 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm nhưng chỉ đạt 85% kế hoạch TW giao. Do mức lãi suất vẫn cịn chênh lệch giữa các ngân hàng nên cơng tác huy động năm 2008 của Chi nhánh rất vất vả, chủ yếu là chống đỡ qua giai đoạn khó khăn, hạn chế nguồn vốn chảy sang ngân hàng khác.
Sang năm 2009, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng và kịp thời đặc biệt là chính sách của Ngân hàng Nhà nước: duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% trong 11 tháng đầu năm cùng với gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% đã giúp nền kinh tế
2031 1282 Tỷ đ ồ n
hoàn thành hai mục tiêu: chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Kết quả là đạt được mức tăng trưởng 5,32 % - vượt mục tiêu đề ra. Lạm phát 6,52% - thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thông qua. Thu ngân sách vượt dự toán và bội chi ngân sách đảm bảo được mức Quốc hội đề ra. Về phía ngành ngân hàng cũng đạt kết quả tốt, tăng trưởng huy động và tín dụng lần lượt là 25% và 37% so với cuối năm 2008. Bên cạnh những yếu tố lạc quan, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, tăng trưởng kinh tế tuy đã vượt qua được giai đoạn suy giảm nhưng chưa thực sự dựa trên tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật sự vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Tháng 11, Ngân hàng Nhà nước lại quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% đồng thời ngừng gói hỗ trợ 4%, khống chế mức trần lãi suất huy động là 10,5% để kiểm soát nguy cơ lạm phát trong những năm sau đồng thời tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển bền vững đã làm cho hiện tượng thiếu thanh khoản bắt đầu xuất hiện ở một số ngân hàng nhưng khả năng huy động vốn thì chậm lại. Trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngay từ đầu, Ban Lãnh đạo NHNT, CN Phú Thọ đã qn triệt trong tồn Cán bộ Cơng nhân viên xem công tác huy động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Tập trung mọi nguồn lực cho công tác huy động vốn. Kết quả là tình hình huy động vốn của Chi nhánh đạt được rất tốt. Đến 31/12/2009 vốn huy động của Chi nhánh là 2.031 tỷ, tăng 749 tỷ đồng (+58,4%) so với đầu năm, vượt kế hoạch Trung ương giao (kế hoạch tăng vốn điều chỉnh lại của Trung ương ngày 11/08/2009 là tăng 50% so với năm 2008).
Tính đến thời điểm cuối tháng 6/2010 kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận những kết quả tương đối khả quan trong việc điều hành kinh tế vĩ mô. Lạm phát được kiềm chế tăng ở mức thấp trong hai tháng gần đây nhờ các biện pháp bình ổn giá của Chính phủ tại hai thành phố lớn (tung gần 1.000 tỷ đồng bình ổn giá tại Hà Nội và Tp.HCM) và sự hỗ trợ từ xu hướng điều chỉnh giảm về giá của nhiều loại hàng hóa và nguyên liệu cơ bản trên thị trường thế giới do ảnh hưởng từ những bất ổn trên thị trường Châu Âu trong hơn hai tháng vừa qua. Thị trường tiền tệ tạm thời được bình ổn hơn so với đầu năm khi tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đã điều chỉnh về mức sát tỷ giá niêm yết tại các NHTM kể từ cuối tháng 4/2010 và phổ biến ở mức 18.980-19.000
VND/1USD nhờ chính sách điều hành của Chính phủ thông qua việc buộc các Tập đoàn kinh tế lớn bán ngoại tệ cho Ngân hàng, cố định lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức ở mức thấp 1%, tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 3,36%…theo đó góp phần giúp nguồn cung ngoại tệ trên thị trường trở nên dồi dào và bớt căng thẳng. Đối với ngành ngân hàng, lãi suất huy động cũng giảm xuống mức 11,5% so với mức đỉnh cao đầu năm vào khoảng 14% năm. Đồng thời lãi suất qua đêm và các kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng) trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm khá mạnh và đang dao động ở mức thấp so với 3 tháng đầu năm. Mặc dù vậy mặt bằng lãi suất vẫn đang ở mức cao so với nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế vẫn đang trong quá trình hồi phục dần và lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn trên 3 tháng và qua đêm đang có dấu hiệu tăng nhẹ trong các tuần gần đây. Năm 2010, Tổng Giám Đốc giao cho Chi nhánh huy động tăng 30% so với năm 2009, tương đương 609 tỷ đồng, lũy kế phải đạt 2.640 tỷ đồng. Tổng kết 6 tháng đầu năm 2010, trên địa bàn Tp.HCM có tổng cộng 13 chi nhánh VCB thì theo xếp hạng về huy động vốn của Trung Ương, VCB Phú Thọ đứng hàng thứ 6 với 2.334 tỷ đồng đạt gần 86% kế hoạch được giao.
Tuy nhiên, cũng giống như cơ cấu huy động vốn của các chi nhánh khác trên địa bàn thành phố, tỷ trọng huy động vốn từ tầng lớp dân cư, loại tiền tệ VND và có kỳ hạn của VCB Phú Thọ vẫn chiếm khá cao trong tổng nguồn vốn với vốn từ dân cư 6 tháng đầu năm là 1.659 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 71 %, vốn VND là 1.702 tỷ chiếm 73%, có kỳ hạn là 76%. Trong khi đó, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và ngoại tệ lúc nào cũng thấp hơn nhiều, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn (TCKT 6 tháng đầu năm là 675 tỷ đồng chiếm 29% và ngoại tệ huy động được 34 triệu USD chiếm 27%). Cơ cấu huy động này cũng là cơ cấu chung từ năm 2008 đến nay và nhìn chung huy động vốn qua các năm đều có sự tăng trưởng.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
(Nguồn: số liệu VCB Phú Thọ qua các năm)
2.2.2 hình hoạt động tín dụng
Mặc dù tình hình kinh tế Việt Nam những năm qua có nhiều biến động, thị trường tài chính tiền tệ và ngân hàng có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng NHNT, CN Phú Thọ vẫn thực hiện tốt các kế hoạch tăng trưởng dư nợ cho vay, cũng như nâng cao lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, tạo ra mức thu nhập cao cho Chi nhánh. Thu nhập mang lại từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 80% trong tổng thu nhập mấy năm qua. Vì hoạt động tín dụng của Chi nhánh đa phần là cho vay và bảo lãnh, các nghiệp vụ tín dụng khác khơng có hoặc khơng đáng kể nên thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh có thể phân tích dựa trên hai sản phẩm chính là cho vay và bảo lãnh:
2.2.2.1 Bảo lãnh Bảng 2.3 Tình hình bảo lãnh Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 30/06/2010 Nghiệp vụ bảo lãnh 107,9 106,6 110,45 Phí bảo lãnh 2,27 2,13 2,32
2,334 3 3
`
Về nghiệp vụ bảo lãnh, vì VCB Phú Thọ chỉ tập trung vào nghiệp vụ cho vay nên bảo lãnh chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu dư nợ tín dụng (10%). Chủ yếu là bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng và đấu thầu. Như vậy về mảng bảo lãnh, năm 2008 và 2009, Chi nhánh gần như không mở rộng thêm, chỉ duy trì ở mức 7-8% dư nợ của năm, cụ thể là 107,9 tỷ đồng cho năm 2008 và 106,6 tỷ đồng cho năm 2009. Sang năm 2010, nghiệp vụ bảo lãnh có phần khởi sắc hơn với 110,45 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm đạt 105% kế hoạch.
2.2.2.2 2.2 Tình hình cho vay vốn
2.2.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn và dƣ nợ tín dụng
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 30/06/2010
- Dư nợ tín dụng 1.128,23 1.315,73 1.543,13 Tăng/giảm so với năm trước - 16,62% 17,28% - Huy động vốn 1.282 2,031 2.334 Tăng/giảm so với năm trước - 58,42% 14,92% - Dư nợ tín dụng/Huy động vốn 88,01% 64,78% 66,12%
(Nguồn: Số liệu qua các năm của VCB Phú Thọ)
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng so với huy động vốn
2,500.00 1,500.00 1,000.00 500.00 0.00 Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010 Dư nợ tín dụng Huy động vốn
Năm 2008 là một năm sóng gió và đầy vất vả cho nền kinh tế non trẻ của Việt Nam. Trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, lạm phát tăng cao…kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động khơng ít và bắt đầu thực
T ỷ đ ồ
sự bước vào giai đoạn khó khăn. Quý I năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng GDP 9% nhưng đã giảm cịn 6,5%; lạm phát có lúc lên đến 25%, biên độ giá của các mặt hàng dao động mạnh, giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Để điều chỉnh thị trường, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, vì vậy khan hiếm tiền đồng, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi có khi là từng giờ… tất cả những biến đổi đó tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Thời điểm này, cơng tác huy động vốn của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn nên việc mở rộng tín dụng nói chung và việc cho vay nói riêng của Chi nhánh bị hạn chế rất nhiều chủ yếu là chống đỡ để vượt qua giai đoạn khó khăn là chính. Cho đến cuối năm 2008, dư nợ tín dụng của Chi nhánh là 1.128,23 tỷ đồng, chiếm 88,01% tổng huy động vốn.
Sang năm 2009, tình hình kinh tế có phần lạc quan hơn năm 2008 nhưng Chính phủ vẫn phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ trong đó có nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ quan trọng và kịp thời như chính sách hỗ trợ lãi suất 4%; điều chỉnh tăng giảm lãi suất cơ bản phù hợp với yêu cầu của thị trường; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn để kiểm soát lượng tiền cung ứng, đảm bảo khả năng thanh toán cho hệ thống các Tổ chức Tín dụng và ổn định thị trường tiền tệ…. để thực hiện hai mục tiêu: chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Nhờ triển khai có hiệu quả các giải pháp trên mà tình hình kinh tế vĩ mơ năm 2009 có những bước cải thiện nhưng bên cạnh đó cũng lộ rõ những hạn chế của nó như tăng trưởng tín dụng đạt mức cao nhất kể từ năm 2005 đến nay (37%) trong khi tăng trưởng huy động chỉ có 25%. Điều này tạo ra tình trạng căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng gây sức ép tăng lãi suất cơ bản lên 8%. Các ngân hàng lại bắt đầu cuộc đua huy động vốn bằng mọi hình thức như thưởng tiền mặt, tặng coupon, lãi suất ưu đãi…. Đồng thời hạn chế đầu ra tín dụng, chỉ hoạt động cầm chừng, giới hạn cho vay hoặc tạm ngưng cho vay.
Trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế Việt Nam, mặc dù hoạt động tín dụng của Chi nhánh đang phát triển khá tốt và an toàn nhưng Chi nhánh vẫn bám sát chỉ đạo của Trung Ương là cho vay kích cầu, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng trưởng vững chắc phù hợp với khả năng huy động và chỉ đạo của Trung Ương,
tập trung thu hồi, xử lý nợ tồn đọng… nên Chi nhánh đã chủ động hạn chế mở rộng tín dụng, giảm dư nợ tín dụng xuống cịn 1.315,73 tỷ đồng (chỉ tăng 16,62% so với năm 2008 trong khi mức tăng huy động vốn là 58,42%), chiếm 64,78% tổng huy động vốn năm 2009 nhằm đảm bảo tính thanh khoản theo yêu cầu của Chính phủ.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, kinh tế thế giới tăng trưởng cao hơn mức kỳ vọng nhưng không đồng đều ở các khu vực. Trong nước, tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được kết quả khá toàn diện, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát, nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi. GDP 6 tháng đầu năm 2010 đạt khoảng 6,16%; trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 6,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7%; hệ thống ngân hàng hoạt động an tồn. Thị trường chứng khốn, thị trường ngoại hối, tỷ giá tương đối ổn định… Đặc biệt lạm phát đã được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2010 tăng 4,87%. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hạn hán, lũ lục, thiên tai… đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và các mặt của đời sống xã hội, nhập siêu vẫn tăng cao, ước khoảng 6,7 tỷ USD bằng 20,9% kim ngạch xuất khẩu. Giá vàng và đô la biến động thất thường, giá vật tư đầu vào tăng. Trước tình hình trên, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách kịp thời. Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường sử dụng các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với các diễn biến kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngồi nước. Ngân hàng Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo các TCTD khắc phục khó khăn, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất kinh doanh.
Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, trở ngại, song với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Ngân hàng Nhà nước và sự nỗ lực của NHNT nói chung và của Chi nhánh Phú Thọ nói riêng trong triển khai thực hiện, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn phát triển ổn định đạt 1.543,13 tỷ đồng, chiếm 66,12% tổng vốn huy động của Chi nhánh, tăng 17,28% so với năm 2009. Mức tăng trưởng này hiện đang tăng cao hơn mức tăng huy động vốn 6 tháng đầu năm so với năm 2009 (14,92%).
2.2.2.2.2Phân tích theo loại tiền tệ Phân tích theo loại tiền tệBảng 2.5: Dƣ nợ cho vay theo loại tiền Bảng 2.5: Dƣ nợ cho vay theo loại tiền
tệ Đvt: tỷ đồng