Thực trạng khả năng thanh khoản tại NHNo&PTNT VN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ phục vụ công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 44)

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

2.2.3.1. Thực trạng khả năng thanh khoản tại NHNo&PTNT VN

Điểm qua chỉ tiêu tỷ lệ khả năng chi trả của NHNo&PTNT VN tại các thời điểm như sau:

B

ng 3 : Tỷ lệ khả năng chi trả của NHNo&PTNT VN Ngày Tỷ lệ khả năng chi trả

31/12/2006 1,20

31/12/2007 1,25

31/12/2008 1,25

31/12/2009 1,25

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của NHNo&PTNT VN )

Như vậy, tỷ lệ khả năng chi trả của NHNo&PTNT VN trong thời điểm kết thúc các năm tài chính 2006, 2007, 2008, 2009 đảm bảo đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản Có có thể thanh tốn trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo và các tài sản Nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo). Như vậy, việc đảm bảo khả năng thanh khoản vẫn nằm trong tầm kiểm soát của NHNo&PTNT VN.

Tuy nhiên, các số liệu chỉ mang tính thời điểm do việc lấy số liệu căn cứ vào Bảng cân đối kế toán cuối kỳ. Trên thực tế, tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời vẫn xảy ra trong một vài thời điểm. Giải pháp nhanh nhất NHNo&PTNT VN

thực hiện để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong thời điểm này là vay qua đêm, vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn có chi phí cao, lại dễ đưa ngân hàng đến tình trạng tiếp tục thiếu hụt thanh khoản vào ngày đáo hạn. Trong khi đó, việc duy trì các loại chứng khốn có tính thanh khoản cao như các loại cơng trái, tín phiếu chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu chính phủ vẫn chưa được ngân hàng quan tâm sử dụng đúng mức vì tỷ suất sinh lợi của các loại chứng khoán này rất thấp.

2.2.3.2. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó khăn thanh khoản tại NHNo&PTNT VN trong thời gian qua:

Nguyên nhân khách quan: do tình hình kinh tế vĩ mơ và những chính sách điều tiết của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:

+ Giai đoạn 2007 – 2008, tỷ lệ lạm phát tăng cao, cụ thể: tỷ lệ lạm phát cuối năm 2007 là 12,63%, và lên đến đỉnh điểm 28% vào tháng 08/2008 (tuy nhiên cuối năm 2009, con số này đã giảm xuống 6,88%, thấp hơn so với dự kiến 7% và năm 2010, tỷ lệ lạm phát đã vượt qua 2 con số 11,75%); cộng với việc Ngân hàng Nhà nước cùng lúc sử dụng nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ đã làm cho NHNo&PTNT VN cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại khác gặp khó khăn.

+ Tính liên kết hệ thống giữa các ngân hàng thương mại để đảm bảo an tồn thanh tốn cịn yếu; khơng có sự liên kết thống nhất trong việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro, chia sẻ các thông tin giữa các ngân hàng thương mại; tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá”, đòi tăng lãi suất hoặc rút tiền chuyển sang các ngân hàng thương mại khác, dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống các ngân hàng thương mại.

+ Việc khách hàng rút tiền từ ngân hàng này sang gửi ở ngân hàng khác hoặc rút tiền để mua vàng, ngoại tệ mạnh để tích trữ…đã làm tăng tính bất ổn của thị trường nội và ngoại tệ, gây khó khăn cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiền tại ngân hàng.

+ Trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước chưa dự đoán hết được mối quan hệ quá chặt chẽ giữa việc rút tiền khỏi lưu thông nhằm chống lạm phát, bằng việc phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, và rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Kết quả là muốn giữ cho hệ thống ngân hàng khơng lâm vào tình trạng mất thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước lại phải bơm tiền ra liên tục thông qua thị trường mở, động thái này càng đẩy lãi suất VNIBOR lên cao (có thời điểm lên đến 42%). Mỗi khi lượng tiền cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước đáo hạn thì thiếu thanh khoản sẽ lại diễn ra và Ngân hàng Nhà nước lại phải bơm tiền đều đặn để các ngân hàng thương mại vượt qua thời điểm đó.

Ngun nhân chủ quan:

+ Cũng như một số ngân hàng thương mại khác, việc vay trên thị trường liên ngân hàng để cho vay đã xảy ra tại NHNo&PTNT VN. Tuy nhiên việc duy trì tỷ lệ này ở một mức hợp lý tại từng thời điểm chưa được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm đúng mức để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

+ Do lãi suất biến động khó dự đốn và chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung – dài hạn không đáng kể nên hầu hết tiền gửi của khách hàng được chuyển sang kỳ hạn ngắn. Việc mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn huy động cả tiết kiệm lẫn tiền gửi của các tổ chức (chủ yếu là không kỳ hạn và ngắn hạn) và cho vay, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.

+ Cơ cấu dư nợ tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể là ngân hàng cho vay khá nhiều đối với những khách hàng đầu tư vào các lĩnh vực phi sản xuất như chứng khóan, bất động sản, tiêu dùng – những lĩnh vực có quá nhiều biến động bất thường, tiềm ẩn rủi ro.

+ Khả năng phân tích và dự báo biến động thị trường cịn nhiều hạn chế. Ngân hàng chưa chú trọng đến khâu dự báo và xử lý cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn, chưa thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về tình trạng thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý tối ưu.

+ Ủy ban quản lý Tài sản Có – Tài sản Nợ của NHNo&PTNT VN chỉ mang tính hình thức, chưa phát huy hết chức năng và nhiệm vụ của mình nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

+ Chưa quy định cụ thể về quản lý ngân quỹ, thu, chi nguồn vốn hàng ngày và các chính sách quy định về việc nắm giữ các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao. Chưa có các giải pháp và chính sách trong việc kiểm sốt và duy trì khả năng chi trả đối với từng loại tiền tệ, vàng.

Thông qua việc xem xét những nguyên nhân khách quan và chủ quan, có thể nhận thấy NHNo&PTNT VN cần kịp thời có những biện pháp khắc phục hậu quả các đợt căng thẳng thanh khoản đã xảy ra, giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản và có những đối sách phù hợp ứng với sự biến động của tình hình kinh tế trong từng thời kỳ. Đồng thời đưa ra những dự đoán, các kịch bản rủi ro thanh khoản có thể xảy ra trong tương lai để có giải pháp đối phó. Đây có thể xem là loại rủi ro quan trọng nhất, ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các ngân hàng thương mại nói chung, ảnh hưởng đến sự tồn tại của NHNo&PTNT VN nói riêng và ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam trong trường hợp xảy ra khủng hoảng thanh khoản.

2.2.4. Rủi ro lãi suất:2.2.4.1. Lãi suất huy động: 2.2.4.1. Lãi suất huy động:

Từ năm 2007 đến giữa năm 2008, lãi suất huy động VND và USD có nhiều biến động theo chiều hướng tăng. Nguyên nhân do diễn biến chung của nền kinh tế Việt Nam: tỷ lệ lạm phát tăng cao trong giai đoạn 2007 – 2008 và đỉnh điểm là tháng 08/2008 với tỷ lệ lạm phát 28%. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì lãi suất thực dương, đảm bảo lợi ích người gửi tiền, cũng như giữ chân khách hàng, NHNo&PTNT VN cũng như các NHTM khác đã tăng dần lãi suất huy động VND. Trong năm 2007, với mức lãi suất cơ bản giữ nguyên 8,25%/năm như năm 2006, lãi suất huy động VND biến động tăng, giảm nhẹ tại một số thời điểm do tác động của yếu tố cung - cầu vốn, nhưng mặt bằng lãi suất so với cuối năm 2006 thì tương đối ổn định, dao động trong khoảng 7,2%/năm – 8,28%/năm; lãi suất huy

động USD 4,2%/năm – 4,85%/năm. Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mơ cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam, nền kinh tế diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ, lạm phát lên đến đỉnh điểm 28% vào tháng 08/2008. Theo đó hoạt động ngân hàng cũng trải qua những khó khăn khơng nhỏ, năm 2008 đã chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng và NHNo&PTNT VN cũng không ngoại lệ. Lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm vào 01/02/2008 rồi tiếp tục lên 12%/năm vào 19/05/2008 kéo theo cuộc chạy đua lãi suất không ngừng của các NHTM, mức lãi suất trên 17%/năm trở nên phổ biến. Tiếp theo đó, ngày 10/6/2008 NHNN tiếp tục nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm (có hiệu lực từ 11/06/2008) và điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm. Các NHTM lại bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất tiết kiệm trong tư thế nhìn nhau để lên. Hai ngày sau khi trần lãi suất tiền gửi mở đến 21% (150% lãi suất cơ bản), có ngân hàng đã áp biểu lãi suất mới 19,2%/năm, nhiều ngân hàng điều chỉnh lên 18,6%/năm. Tuy nhiên ngay trong ngày, lãi suất lại được kéo xuống theo mức bình quân chung là 17-17,6%/năm. Về phía NHNo&PTNT VN, lãi suất huy động cũng điều chỉnh tăng, vào khoảng 17%/năm - 17,5%/năm. Song song với cuộc đua nâng lãi suất tiền gửi VND, các ngân hàng cũng mở "chiến dịch" tăng dần lãi huy động USD do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp quá cao, mức lãi suất huy động USD tại NHNo&PTNT VN cũng tăng trên 6%/năm. Ngày 22/12/2008, lãi suất cơ bản hạ xuống còn 8,5%/năm, lãi suất huy động đã hạ nhiệt, rút về quanh mốc khoảng 8%/năm.

Càng về sau, nhất là trong những tháng đầu năm 2009, khoảng cách lãi suất giữa các kỳ hạn càng rút ngắn. Có thời điểm lãi suất huy động của tất cả các kỳ hạn dưới 12 tháng đều bằng nhau và cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Đây là một điểm bất hợp lý trong việc điều hành lãi suất của NHNo&PTNT VN (cũng như tình trạng chung của một số ngân hàng thương mại khác trong cùng thời điểm), thể hiện sự thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn ngắn hạn. Sau đợt tăng lãi suất huy động giữa tháng 5/2009, thì lượng tiền huy động tại NHNo&PTNT VN trong tháng 6/2009 tăng hơn 10% so với tháng trước. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm 2009, tình hình thanh khoản

của NHNo&PTNT VN đã tương đối ổn định, lãi suất huy động cũng khơng cịn liên tục tăng cao. Trong những tháng cuối năm 2009, với diễn biến tương đối ổn định của tình hình kinh tế vĩ mô, xu hướng sẽ giảm dần lãi suất huy động để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng cũng chưa đẩy mạnh cho vay trung dài hạn nên hạn chế huy động nguồn vốn này. Do đó lãi suất huy động kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng trước mắt vẫn cao hơn các kỳ hạn trên 6 tháng.

Ngày 27/9/2010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2281/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam là 8%/năm và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2010. Đây là tháng thứ 11 liên tiếp, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được duy trì ổn định ở mức 8%/năm. Theo đó, từ ngày 19/10/2010, NHNo&PTNT VN đã áp dụng mức lãi suất mới với nhiều sự điều chỉnh cơ bản. Cụ thể, khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bằng VNĐ sẽ được hưởng mức lãi suất huy động 11,00%/năm đối với các kỳ hạn 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng; 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng.

Ngày 05/11/2010, lãi suất cơ bản nâng lên 9%/năm theo Quyết định 2619/QĐ-NHNN, kịch bản chạy đua lãi suất năm 2008 được lặp lại nhưng khơng rầm rộ và quyết liệt như năm 2008 vì đến ngày 14/12/2010, NHNN đã có cuộc họp với đại diện 54 thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) thỏa thuận mức lãi suất huy động VNĐ của các NHTM trong cả nước không vượt quá 14%/năm và mức lãi suất này có hiệu lực từ 15/12/2010, NHNo&PTNT VN cũng đã niêm yết mức lãi suất huy động chạm trần 14%/năm.

2.2.4.2. Lãi suất cho vay:

Ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế những năm gần đây, lãi suất cho vay cũng biến động theo chiều hướng tăng dần như lãi suất huy động và theo tốc độ lạm phát của kinh tế Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn 2007 - 2008. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không biến động nhanh và thường xuyên như lãi suất huy động. Trong năm 2007, lãi suất cho vay cũng không biến động nhiều, lãi suất cho vay VND ngắn hạn khoảng 11,48%-13,8%/năm, trung dài hạn ở mức 11,8-16,2%/năm. Lãi suất cho vay USD ổn định ở mức 6%-7%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 6,5%-8%/năm đối

với cho vay trung, dài hạn. Năm 2008, cùng với việc gia tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng tăng cao, tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc lãi suất cơ bản tăng lên 14%/năm (có hiệu lực từ 11/06/2008) đã kéo theo lãi suất cho vay của các NHTM không được vượt quá 21%/ năm theo Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008, có hiệu lực từ 19/05/2008. Cùng với Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN về việc áp dụng trần lãi suất cho vay, huy động, NHNN đã mở các cuộc thanh kiểm tra tại một số đơn vị của NHNo&PTNT VN (và các NHTM khác) về việc thực hiện quy định lãi suất cho vay. Về phía NHNo&PTNT VN, sau khi quy định của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, NHNo&PTNT VN thơng qua bộ phận kiểm tốn nội bộ đã tiến hành rà soát và điều chỉnh lãi suất cho vay tại tất cả các đơn vị đảm bảo điều chỉnh lãi suất cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng, Ngân hàng đang có lộ trình từng bước điều chỉnh tăng lãi suất cho vay đối với những hồ sơ phát sinh trước đây có mức lãi suất thấp (dưới 18%/năm) để bù đắp phần nào chi phí huy động đang duy trì ở mức 18%/năm và phấn đấu đạt kế hoạch lợi nhuận năm 2009.

Điều này có thể phát sinh nhiều rủi ro từ việc sai lệch thơng tin, gây nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra, kiểm soát do lãi suất tại thời điểm này không nằm trong khung của bất kỳ quyết định nào có hiệu lực trong khoảng thời gian đó, và nhất là thể hiện một sự thiếu chuyên nghiệp trong quá trình điều hành. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và các đơn vị cũng đã nghiêm túc thực hiện việc điều chỉnh lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quyết định của NHNo&PTNT VN đã ban hành sau đó.

Ngày 14/04/2010, Thông tư 12 về cho vay theo lãi suất thỏa thuận có hiệu lực, trần lãi suất cho vay đã được hủy bỏ, theo đó NHNo&PTNT VN cùng BIDV, MHB và hai thành viên vừa cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu lớn là Vietcombank và Vietinbank cùng thống nhất mức lãi suất cho vay VND tối đa trong thời gian tới từ 14% - 14,5%/năm; trong đó Vietinbank, BIDV, MHB thống nhất tối đa là 14%/năm.

Ngày 15/12/2010, sau khi lãi suất trần huy động 14%/năm được áp dụng, lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu ở mức 12% - 13%/năm, đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 14% - 18%/năm, đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 18% - 20%/năm.

2.2.4.3. Đánh giá rủi ro lãi suất thông qua hệ số chênh lệch lãi suất (hay hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NIM – Net Interest Margin) lãi ròng cận biên NIM – Net Interest Margin)

Thu nhập lãi – Chi phí lãi NIM =

∑ Tài sản Có sinh lời x 100%

Hệ số chênh lệch lãi suất này giúp ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ phục vụ công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w