Khái niệm Số biến
quan sát
Độ tin cậy
Cronbach’s Alpha Giá trị thang đo
Cơng việc 6 0.876 Đạt u cầu
Chính sách ưu đãi 5 0.907 Đạt yêu cầu Tình cảm cá nhân 4 0.893 Đạt yêu cầu Điều kiện giáo dục và
đào tạo
4 0.833 Đạt yêu cầu
Thơng tin và qui trình tuyển dụng
3 0.816 Đạt yêu cầu
Xu hướng quay về 4 0.927 Đạt yêu cầu
(Nguồn: Phụ lục 5 – Đánh giá độ tin cậy của thang đo)
Các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cao và lớn hơn 0.5 (>0.5), cao nhất là 0.927 và thấp nhất là 0.816. Nhìn chung các thang đo đều đáng tin cậy, đạt yêu cầu và được sử dụng để đo lường cho nghiên cứu.
4.2.4 Phân tích hồi quy
Việc đánh giá mối quan hệ giữa xu hướng quay về và các yếu tố ảnh hưởng đến nó được thực hiện thơng qua phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính đa
biến. Khi xây dựng mơ hình cần xác định rõ biến phụ thuộc đang muốn nghiên cứu và các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc, lựa chọn những biến nào thật sự cần thiết và có ý nghĩa trong mơ hình. Ngồi ra, cũng cần tính tốn, xem xét mức độ phù hợp của mơ hình đến đâu.
4.2.4.1 Xây dựng mơ hình và đề ra các giả thuyết nghiên cứu
Qua phần trình bày cơ sở lý thuyết ở chương 2, kết hợp phần nghiên cứu định tính ở chương 3 và phân tích nhân tố ở chương 4, tác giả rút ra được 5 thang đo tương ứng 5 yếu tố chính tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của người Phú Yên, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu xu hướng quay về địa phương làm việc của người Phú Yên như hình 4.3 dưới đây:
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến xu hướng quay về được xác định thơng qua mơ hình hồi quy đa biến, trong đó các yếu tố mới hình thành sẽ đóng vai trị biến độc lập trong mơ hình, được định lượng bằng cách tính trung bình điểm số của các biến quan sát đo lường cho nhân tố đó. Xu hướng quay về đóng vai trị là biến phụ thuộc, được định lượng bằng trung bình của 4 biến đo lường.
Tác giả đặt ra một số giả thuyết cơ bản cho nghiên cứu như sau:
- H1: Khi cơ hội việc làm tại quê nhà càng nhiều thì xu hướng quay về để làm việc càng thôi thúc.
- H2: Khi địa phương có càng nhiều chính sách ưu đãi thì xu hướng quay về để làm việc càng cao.
- H3: Tình cảm quê hương của cá nhân càng gắn bó, mặn mà thì xu hướng quay về để làm việc càng lớn
- H4: Khi địa phương có điều kiện giáo dục đào tạo càng tốt thì xu hướng quay về để làm việc càng nhiều.
- H5: Khi địa phương càng hồn thiện các thơng tin và qui trình tuyển dụng thì xu hướng quay về để làm việc càng tăng.
4.2.4.2 Xem xét mối tương quan giữa các biến
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố và kiểm tra độ tin cậy, có năm nhân tố được đưa vào để phân tích hồi quy. Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson sẽ được thực hiện để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mơ hình hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy sẽ được dùng để kiểm định các giả thuyết.
Tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Nếu các biến độc lập có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.