1.8 Kiềm chế lạm phát của một số nước trên thế giới
1.8.1 Các biện pháp kiềm chế của các nước
Việc đưa ra các giải pháp kiểm soát lạm phát thường xuất phát từ sự phân tích đúng đắn nguyên nhân gây nên lạm phát, bao gồm nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp. Để giải quyết các nguyên nhân sâu xa cần phải có thời gian và đi kèm với các cuộc cải cách lớn. Còn nguyên nhân trực tiếp của bất kỳ cuộc lạm phát nào cũng xuất phát từ các lý do đẩy tổng cầu tăng quá mức hoặc tổng cung giảm do chi phí tăng lên. Thơng thường để tác động vào các nguyên nhân trực tiếp của lạm phát và kiềm chế lạm phát ở tỷ lệ mong muốn, Chính phủ các nước sử dụng một hệ thống các giải pháp tác động vào tổng cầu hoặc tổng cung nhằm làm giảm sự gia tăng của tổng cầu hoặc khắc phục các nguyên nhân làm gia tăng chi phí.
Nhật Bản: ln là một trong những quốc gia ổn định nhất trên thế giới về giá
cả các loại hàng bán lẻ và cách làm dẫn đến sự thành cơng đó là:
• Coi trọng tính ổn định trong việc cung cấp các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống.
• Chính phủ kiểm sốt khâu lưu thơng và đưa ra mức giá của hàng hóa, kiểm sốt, điều tiết hiệu quả việc sản xuất và khâu thị trường. Hiện nay, ở một số nơi đã
xây dựng các trung tâm cung cấp sản phẩm hàng hóa bán lẻ để tiện cho Chính phủ kịp thời nắm bắt tình hình, tạo cơ sở nhanh chóng ổn định giá cả.
• Xây dựng, kiện tồn hệ thống mạng thông tin, kịp thời công khai các thơng tin về thị trường để phịng ngừa lạm phát và các hành động cạnh tranh không lành mạnh.
Thái Lan: để kiểm soát sự tăng giá hàng hóa q nhanh, Chính phủ Thái Lan
đã thực hiện đồng bộ hai biện pháp:
• Coi bốn loại hàng hóa (lương thực, rượu, sữa, bình ắc quy) thuộc vào những mặt hàng bắt buộc chịu sự quản lý về sản xuất, kinh doanh. Bất cứ hành vi tăng giá nào của các mặt hàng này đều phải được sự cho phép của Bộ Thương mại. Kế hoạch “lá cờ xanh”- Blue Flag do Chính phủ Thái Lan đề ra yêu cầu các hãng cung ứng hàng hóa phải đưa ra thị trường các loại thực phẩm đi kèm với sự tiện lợi về dịch vụ giao hàng và giá phải rẻ hơn những cửa hàng thơng thường.
• Chính phủ đẩy mạnh hoạt động tấn cơng các hành vi vi phạm giá bán của hàng hóa và bất cứ ai đầu cơ tích trữ, căn cứ vào pháp luật để phạt tiền rất cao, nếu nghiêm trọng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mỹ
Fed kiểm sốt quy mô nguồn cung ứng tiền tệ bằng các hoạt động thị trường mở mà qua đó Fed mua hoặc cho mượn các loại trái phiếu, giấy tờ có giá. Những tổ chức tham gia mua bán với Fed gọi là người giao dịch ưu tiên (primary dealers). Tất cả hoạt động thị trường của Fed ở Mỹ đều tiến hành tại bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực New York với mục đích là đạt được tỷ lệ lãi suất trái phiếu liên bang gần với tỷ lệ lạm phát mục tiêu. Cụ thể:
• Thỏa thuận mua lại (cho vay hoặc đi vay có thế chấp): Bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang New York tham gia các thỏa thuận mua lại các loại giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu...) với những nhà giao dịch ưu tiên trong thời gian ngắn, có đảm bảo của Fed. Trong ngày giao dịch, Fed sẽ đặt tiền vào tài khoản của người giao dịch và nhận thế chấp. Khi hết hạn giao dịch, Fed hồn lại chứng khốn và nhận lại tiền cùng lãi. Thời hạn giao dịch có thể thay đổi từ 1 ngày
(cho vay qua đêm) tới 65 ngày, phần lớn giao dịch là 1 ngày(cho vay qua đêm) và 14 ngày. Các giao dịch làm tăng quỹ dự trữ của ngân hàng trong thời gian ngắn, từ đó tăng nguồn cung tiền tệ. Hiệu quả của hoạt động này là tạm thời bởi các giao dịch sẽ đáo hạn, tác động dài hạn là DTBB của ngân hàng tại Fed giảm đi bởi lãi suất của giao dịch. Chẳng hạn, Ngân hàng sẽ vay 1 ngày, lãi suất một ngày là 0,0121% thì DTBB của Ngân hàng tại Fed sẽ giảm 1 lượng tiền lãi vay tương ứng với lãi suất 0,0121%.
• Thỏa thuận bán lại (reverse repo): Fed sẽ vay tiền từ các người giao dịch ưu tiên
bằng cách đặt cọc các chứng khoán chính phủ. Khi giao dịch đáo hạn, Fed sẽ hồn trả tiền và các khoản lãi. Hiệu quả của hoạt động này cũng làm cho lượng dự trữ của Ngân hàng tại Fed tăng lên và giảm quỹ dự trữ của Ngân hàng trong thời gian vay. Fed tiến hành giao dịch mua, bán hàng ngày nhằm tạm thời tăng, giảm nguồn cung tiền tệ.
• Giao dịch mua đứt: Fed mua lại trái phiếu chính phủ và cung cấp giấy bạc mới vào tài khoản của người giao dịch đặt tại Fed. Bởi hoạt động này là mua đứt nên tăng cung tiền tệ lâu dài song khi trái phiếu hết hạn khoản lãi vẫn được thu, thơng thường là 12-18 tháng.
• Bán quyền mua trái phiếu chính phủ: Từ những năm 1980, Fed cũng bán quyền mua trái phiếu chính phủ ở mức lãi suất cao. Việc bán quyền mua này giảm nguồn cung tiền tệ bởi các nhà giao dịch ưu tiên sẽ bị khấu trừ tài khoản dự trữ của họ đặt tại Fed, do đó mà quá trình tạo ra tiền lưu thơng bị hạn chế.
Các nước khác
Hiện nay, NHTƯ các nước trên thế giới như Anh, Đức, Singapore, Thái Lan... đang điều hành CSTT dựa trên lạm phát mục tiêu.