Thực trạng áp dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát tại Việt

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

VIỆT NAM

Trước nguy cơ lạm phát tăng cao, năm 2008, Chính phủ đã đưa ra và yêu cầu các bộ, ngành thực hiện 8 nhóm biện pháp chính nhằm kiềm chế mức tăng của giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô. Đến cuối năm 2009, lạm phát đã giảm xuống còn 6,88%; tăng trưởng GDP đạt 5,23%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng âm, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn khá cao so với các nước. Tình hình xuất khẩu được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 đạt khoảng 57 tỷ

USD. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi năm 2009 mặc dù có suy giảm nhưng vẫn ở mức khả quan đạt 21,5 tỷ USD. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế do tác động của khủng hoảng, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thích đáng, nhất là hướng vào cơng tác xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Qua đó, cơng tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều chuyển biến quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm xuống cịn 12%.

Chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả, đặc biệt là NHNN đã quyết tâm thực hiện giữ nguyên lãi suất cơ bản trong thời gian dài (7%/năm từ tháng 2 đến tháng 11/2009, 8%/năm từ tháng 12/2009 đến tháng 10/2010). Trong bối cảnh các nguồn cung ngoại tệ bị suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định thị trường, đáng kể là việc điều hành linh hoạt tỷ giá bình quân liên ngân hàng phù hợp với tín hiệu thị trường và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Từ cuối tháng 11/2009, để phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế và trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng và cán cân thanh toán quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm biên độ ấn định tỷ giá xuống +/- 3% kể từ ngày 26/11/2009, đồng thời điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 tăng thêm 5,4% so với ngày 25/11/2009.

Các giải pháp về điều hành tín dụng được triển khai đồng bộ nhằm khuyến khích sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Cụ thể, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp về tín dụng và lãi suất để vừa chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm an toàn hoạt động và ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát…trong đó, đáng chú ý là việc thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

Các hoạt động hiện đại hoá hoạt động ngân hàng và phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt đang được đẩy nhanh. NHNN đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục triển khai giai đoạn II Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ và gia tăng các tiện ích phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Hiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II được đưa vào vận hành từ tháng 11/2008 với khả năng xử lý 2 triệu giao dịch/ngày đã góp phần rất quan trọng tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử hiện đại, tiện ích cao cho xã hội.

Giữa tháng 11/2009, NHNN cho phép nhập khẩu vàng đã giúp thị trường vàng hạ nhiệt nhanh chóng, qua đó cho thấy nhập khẩu vàng trong thời điểm nhạy cảm là liều thuốc hiệu quả và kịp thời đối với cơn sốt vàng. Từ thời điểm đó tới nay, với sự ổn định của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và nguồn cung vàng khơng cịn khan hiếm, giao dịch trên thị trường vàng diễn ra khá ổn định.

Hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế đã được tăng cường. Năm 2009, NHNN đã chủ trì đàm phán với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)… thực hiện nhiều chương trình, dự án về phát triển kinh tế- xã hội. Đồng thời thực hiện ký kết các văn bản hợp tác trao đổi thông tin thanh tra giám sát ngân hàng với 12 cơ quan quản lý ngân hàng các nước, vùng lãnh thổ; tiếp tục thể hiện vai trị tích cực trong tiến trình hợp tác tài chính tiền tệ khu vực ASEAN, ASEAN+3, SEACEN, APEC... Đặc biệt, sự kiện Thống đốc NHNN được toàn thể Thống đốc các nước thành viên IMF/WB bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IMF/WB nhiệm kỳ 2008- 2009 cho thấy sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế đối với những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội.

Giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu vào cuối năm 2009 được giữ ổn định, các gói kích thích kinh tế tác động tích cực tới tổng cung và tổng cầu xã hội theo hướng khuyến khích đầu tư và mở rộng quy mơ tiêu dùng, những hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại được tài trợ từ gói kích cầu tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội…

Về cơ bản, một số tác động tích cực của nội tại nền kinh tế đến lạm phát đã được khống chế song nguy cơ lạm phát có thể tái diễn bất cứ lúc nào trong bối cảnh cung tiền ra thị trường tăng mạnh do thực hiện các gói kích thích kinh tế. Thực hiện kích cầu, một lượng tiền lớn được đưa ra trong năm 2009 sẽ tạo áp lực đối với CPI. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu đầu tư tiêu dùng đã góp phần làm cho tín dụng tăng trở lại khá nhanh. Do độ trễ của chính sách, lạm phát rất có thể tăng trở lại. Chỉ số CPI những tháng cuối năm 2010 bắt đầu tăng nhanh, tháng 11/2010 tăng 1,86% so với tháng trước, là mức tăng khá cao kể từ đầu năm, chỉ sau mức tăng 1,96% của tháng 2/2010. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2010 tăng 8,96% so với bình quân 11 tháng năm 2009. Sự nới lỏng là cần thiết, nhưng cần có sự kiểm sốt chất lượng chặt chẽ, điều hành thận trọng theo diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới, để chủ động ngăn chặn lạm phát quay trở lại.

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiềm chế lạm phát tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w