nhánh Chợ Lớn.
2.3.3.1Phân tích tình hình huy động vốn
Tất cả các NHTM để đi vào hoạt động phải cần huy động vốn. Hoạt động huy động vốn trong mỗi ngân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ tài sản có và các dịch vụ khác hình thành nên định hướng hoạt động chung của ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở, tạo cho ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu được lợi nhuận.
Trong năm 2008, chính sách thắt chặt tiền tệ trong những tháng đầu năm của NHNN gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các NHTM. Trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng rất gay gắt. Đến 30/06/2008, tổng số vốn huy động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Chợ Lớn đạt 580 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động thị trường I đạt 232.4 tỷ đồng, chiếm 40,439% tổng nguồn vốn huy động. Từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thối trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của
NHNN, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm. Từ đỉnh điểm 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm. Tính đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Chợ Lớn đạt gần 858 tỷ đồng trong đó vốn huy động từ thị trường I chiếm 51 %.
Bước sang năm 2009 để tăng cường nguồn vốn huy động, bên cạnh sản phẩm huy động tiết kiệm truyền thống, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Chợ Lớn đã triển khai một loạt các sản phẩm huy động vốn với nội dung hấp dẫn đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu của khách hàng như đồng thời có chính sách thích hợp về lãi suất, kỳ hạn gửi đa dạng, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh đó, Hội Đồng Quản Trị và Ban điều hành Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á chủ trương hồn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường công tác quản trị rủi ro, quản trị và điều hành vốn linh hoạt, khơng phát triển nóng bằng mọi giá, đặt sự an tồn của hệ thống lên hàng đầu.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2008 – 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Vốn huy động
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % TCKT và dân cư ( Thị trường I ) 438.813 51 1.429.567 69,7 990.754 225.78 Thị trường liên ngân
hàng (Thị trường II ) 419.159 49 475.579 30,3 56.420 13.46 Tổng cộng 857.972 100 1.905.146 100 1.047.174 122.05
Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo tài chính NHTM Cổ phần Đông Nam Á
Nguồn vốn huy động của chi nhánh đã có sự gia tăng mạnh mẽ từ 857,972 tỷ đồng cuối năm 2008 lên 1.905,146 tỷ đồng cuối năm 2009. Trong đó:
− Vốn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư là 1.429,567 tỷ đồng, tăng
− Phần còn lại trong tổng vốn huy động là từ thị trường liên ngân hàng, tăng
13,46% từ 419,159 tỷ đồng năm 2008 lên 475,579 tỷ đồng năm 2009.
Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm có sự điều chỉnh. Nguồn vốn huy động từ các TCKT và dân cư tăng nhanh và bền vững. Tổng vốn huy động từ các TCKT và dân cư đạt 1.429,567 tỷ đồng năm 2009 (chiếm 69,7 % so với 51 % của năm 2008). Cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Vốn huy động Năm 2008 Năm 2009
Năm 2009 tăng/giảm so với năm 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Tổ chức kinh tế 286.965 1.102.655 815.69 284% Dân cư 151.848 326.912 175.064 115% Tổng cộng 438.813 1.429.567 990.754 226%
Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo tài chính NHTM Cổ phần Đông Nam Á
Sự thay đổi về cơ cấu vốn huy động cũng được thể hiện ở giá trị tuyệt đối:
− Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế năm 2009 đạt 1.102,655 tỷ đồng tăng 284% so với cùng kỳ năm 2008, chiếm 79,3 % trong tổng vốn huy động từ thị trường I.
− Huy động vốn từ dân cư tăng nhẹ từ 151,848 tỷ đồng năm 2008 lên 326,912 tỷ đồng năm 2009, tương ứng với mức tăng 115%, chiếm tỷ trọng 20,7 % tổng vốn huy động từ thị trường I.
Bên cạnh đó, trong cơ cấu vốn huy động chủ yếu là đồng nội tệ, đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động theo loại tiền
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 So sánh năm 2009 với 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % VNĐ 286.800 66,17 1.031.386 72,30 744.510 259,48 Ngoại tệ quy
VNĐ 146.719 33,83 395.900 27,70 249.235 169,87 Tổng cộng 433.595 100 1.427.34
0 100 993.745 229,15
Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo tài chính NHTM Cổ phần Đơng Nam Á
Theo bảng số liệu ta có thể thấy, đồng nội tệ chiếm chủ yếu trong cơ cấu vốn huy động từ TCKT và dân cư qua ngân hàng. Trong vòng hai năm, huy động VNĐ từ TCKT và dân cư tăng 744,510 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 259,48 %, chiếm 72, 3 % tổng vốn huy động năm 2009 còn huy động ngoại tệ (chủ yếu là USD) tăng không nhiều đạt 249,235 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 169,87 %, chiếm 27,7 % tổng vốn huy động từ TCKT và dân cư năm 2009. Điều này đặt ra một vấn đề cho ngân hàng: ngân hàng phải tăng cường quan hệ với các cơng ty liên doanh, cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời ngân hàng cũng nên tìm kiếm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để tăng nguồn vốn huy động của mình.
Bảng 2.4: Nguồn vốn huy động xét theo kỳ hạn
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 So sánh năm 2009 với 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tiền gửi có kỳ hạn 239.484 55,24 738.464 51,75 499.391 208,43 Tiền gửi không kỳ
hạn 194.106 44,76 688.876 48,25 494.354 254,71 Tổng cộng 433.595 100 1.427.340 100 993.745 229,15
Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo tài chính NHTM Cổ phần Đơng Nam Á
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, ta thấy nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi này đang có xu hướng giảm dần (từ 55,24 % năm 2008 xuống còn 51,75 % năm 2009) cịn tiền gửi khơng kỳ hạn lại có xu hướng tăng lên ( tăng 3,49 % trong tổng vốn huy động TCKT và dân cư). Hoạt động huy động vốn an tồn và hiệu quả cho thấy uy tính của Ngân hàng TMCP Đơng Nam Á – chi nhánh Chợ Lớn trên thị trường đang tăng lên tạo đà và nền tảng cơ bản cho các hoạt động khác và trong các giai đoạn tiếp theo.
2.3.3.2 Phân tích tình hình tín dụng tiêu dùng + Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng
Kể từ ngày thành lập đến nay, ngân hàng luôn phấn đấu trong hoạt động kinh doanh nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong mọi năm. Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng trong xã hội ngày càng tăng, địi hỏi ngân hàng phải có biện pháp thích hợp để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người tiêu dùng. Đồng thời, ngân hàng phải xem xét nhu cầu vay vốn, từ đó xét duyệt mức độ cho vay từng cá nhân sao cho phù hợp với yêu cầu, đặc biệt phải đảm bảo nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
➢ Doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng cho vay
Có rất nhiều cách phân loại theo đối tượng cho vay, trong chuyên đề nghiên cứu này tác giả lựa chọn tiêu thức thu nhập để làm cơ sở phân tích doanh số cho
vay tiêu dùng.
Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng qua 2 năm 2008- 2009 đều tăng, cho thấy rằng nguồn vốn của ngân hàng đã đảm bảo được nhu cầu vay tiêu dùng , cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng cho vay
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2009 so với 2008
Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh lệch % Thu nhập cao 225.548 32,70 435.538 34 209.990 93,1 Thu nhập trung bình 434.168 63,10 798.225 62 360.057 82,9 Thu nhập thấp 28.919 4,20 51.336 4 22.417 77,51 Tổng 688.835 100 1.281.099 100 592.264 86,03
Nguồn số liệu: Phịng tín dụng ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Chợ Lớn
Qua số liệu thu thập tại ngân hàng, ta có thể nhận thấy được sự tăng trưởng trong doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Trong vòng hai năm, doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng 86,03 % tức tăng từ 688,835 tỷ đồng năm 2008 lên thành 1.281,099 tỷ đồng năm 2009. Đó chính là kết quả của một chính sách cho vay linh hoạt, không cứng nhắc của ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố an toàn trong cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, qua số liệu cũng cho thấy sự không cân đối trong cơ cấu cho vay, việc cho vay chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng có thu nhập trung bình ( chiếm 62% năm 2009) và thu nhập cao ( chiếm 34 % năm 2009) , nhóm thu nhập thấp vẫn có nhưng tương đối ít. Ngun nhân của sự mất cân đối này có thể giải thích được là do tín dụng tiêu dùng căn cứ vào thu nhập của người đi vay để xét duyệt cho vay. Chính vì vậy nhóm đối tượng có thu nhập trung bình và cao đảm bảo được khả năng chi trả nợ vay hơn nhóm có thu nhập thấp. Hơn nữa, giai đoạn 2008-2009 nền kinh tế đang gặp khủng khoảng cho nên để đảm bảo nguồn vốn cho vay của mình được trả đúng thời hạn, ngân hàng giảm cho vay đối tượng có thu nhập thấp. Đây cũng là một
mặt hạn chế của ngân hàng. Trong tương lai, ngân hàng cần phải mở rộng hơn các dịch vụ cho vay đối với nhóm đối tượng có thu nhập thấp để thu hút thêm khách hàng, tạo uy tín đồng thời cũng giúp ích được một phần nào đó cho xã hội.
➢ Doanh số cho vay tiêu dùng theo ngành nghề kinh doanh
Có rất nhiều cách để phân loại đối tượng vay theo ngành nghề kinh doanh. Trong đề tài này, tác giả phân các đối tượng thành 4 nhóm đại diện cho 4 nhóm ngành nghề khác nhau, bao gồm: nhóm cơng nhân viên chức, nhóm kinh doanh riêng, nhóm hành nghề chuyên nghiệp (ca sĩ, diễn viên,….) và nhóm lao động tự do.
Bảng 2.6 : Doanh số cho vay tiêu dùng theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2009 so với 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh
lệch (%) Công nhân viên chức 330.256 48 675.187 52,7 344.931 104,45 Người kinh doanh riêng 220.281 32 421,325 32,88 201.044 91,33 Người hành nghề chuyên 117.263 17 157.702 12,32 40.439 34,79 nghiệp
Người lao động tự do 21.035 3 26.885 2,1 5.850 30,58
Tổng 688.835 100 1.281.099 100 592.264 86,19
Nguồn số liệu:Phịng tín dụng ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Chợ Lớn
Thông qua bảng số liệu chúng ta nhận thấy vốn cho vay tiêu dùng có sự chênh lệch theo từng ngành nghề kinh doanh. Trong đó,chiếm tỷ trọng nhiều nhất đó là nhóm cơng nhân viên chức (chiếm 52,7 % năm 2009) và thấp nhất là nhóm người lao động tự do (chiếm 2,1 % năm 2009). Trong đó, doanh số cho vay của cơng nhân viên chức có tốc độ gia tăng nhanh nhất 104,45 % trong vòng hai năm. Ngược lại, doanh số
cho vay tiêu dùng của người lao động tự do và người hành nghề chuyên nghiệp lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do nhóm người lao động tự do có thu nhập khơng ổn định trong giai đoạn này nên chi nhánh hạn chế việc cho vay cịn nhóm hoạt động hành nghề chun nghiệp lại khơng có nhu cầu cần vay vốn trong lúc này.
➢Doanh số cho vay tiêu dùng theo các hình thức cho vay
Hình thức cho vay các rất nhiều tiêu thức để phân loại, trong chuyên đề này tác giả chọn tiêu thức đảm bảo nợ vay để phân tích.
Bảng 2.7: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức cho vay
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2009 so với 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Có đảm bảo 660.554 96 1.222.173 95,4 561.619 85,03 Khơng có đảm bảo 28.281 4 58.926 4,6 30.645 114,18 Tổng 688.835 100 1.281.099 100 592.264 86.03
Nguồn số liệu: Phịng tín dụng ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Chợ Lớn
Mặc dù việc cho vay khơng có đảm bảo chỉ đáp ứng đến một mức nào đó, tuy nhiên trong những năm gần đây ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm vay dành cho cơng nhân viên trong chính ngân hàng. Điều này làm cho nhu cầu vay tiêu dùng của công nhân viên chức ngày càng tăng làm cho sản phẩm vay tiêu dùng khơng có đảm bảo tăng theo từ 4% năm 2008 lên 4,6 % năm 2009. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng việc cho vay cho các đối tượng khác nhau.
+ Phân tích doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng:
Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một vấn đề mà ngân hàng đặc biệt quan tâm hơn, doanh số thu nợ thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có đúng hay không. Nếu doanh số cho vay đánh giá khả năng hoạt động của ngân hàng thì doanh số thu nợ sẽ cho ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ cho vay theo đối tượng cho vay
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2009 so với 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh
lệch (%) Thu nhập cao 184.587 30,5 402.743 34,6 218.156 118,27 Thu nhập trung bình 397.521 65,7 719.771 61,8 322.250 81,06 Thu nhập thấp 23.619 3,8 41.611 3,6 17.992 80,87 Tổng 605.727 100 1.164.125 100 558.398 92,4
Nguồn số liệu: Phịng tín dụng ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Chợ Lớn
Qua chỉ tiêu phân tích ở bảng trên, doanh số thu nợ trong năm 2009 đạt 1.164,125 tỷ đồng, tăng 558,398 tỷ đồng so với năm 2008 chỉ có 605,727 tỷ đồng tương đương tăng 92,4 %. Trong đó đáng quan tâm nhất là nhóm đối tượng thu nhập cao, ở năm 2008 doanh số thu nợ của nhóm này đạt 184,587 tỷ đồng chiếm 30,5 % tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2009, doanh số thu nợ ở nhóm này đạt 402,743 tỷ đồng, tăng 118,27% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ ở nhóm đối tượng này tăng cao vì mặc dù năm 2008 là năm khủng hoảng, kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng nhóm đối tượng này là những người có cơng việc ổn định, khơng bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, hai nhóm đối tượng cịn lại tăng chậm hơn nhưng xét về tỷ trọng thì lại đang có xu hướng giảm. Doanh số thu nợ của nhóm đối tượng có thu nhập trung bình tăng 81,06 %, ở năm 2008 doanh số
thu nợ của nhóm này là 397,511 tỷ đồng chiếm 65,7% tổng doanh số thu nợ, sang năm 2009 doanh số thu nợ của nhóm này là 719,771 tỷ đồng chiếm 61,8 % . Doanh số thu nợ của nhóm đối tượng có thu nhập thấp năm 2008 là 23,619 tỷ đồng chiếm 3,8 % tổng doanh số thu nợ, bước sang năm 2009 là 41,611 tỷ đồng chiếm 3,6 % tổng doanh số thu nợ. Nguyên nhân của tình trạng này là do năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế tồn cầu, rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản gây ra thất nghiệp trong tồn xã hội. Tình trạng này ngày càng tăng, chủ yếu ở đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, làm ảnh hưởng đến thu nhập của hai nhóm này và ảnh hưởng đến khả năng chi trả nợ cho ngân hàng.
➢ Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 2.9: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2009 so với 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh
lệch (%) Công nhân viên chức 285.665 47,21 622.710 53,5 337.045 118,03 Người kinh doanh riêng 183.982 30,4 343.405 29,5 159.423 86,73 Người hành nghề chuyên 119.815 19,8 176.911 15,2 57.096 47,66 nghiệp
Người lao động tự do 16.265 2,59 21.099 1,8 4.834 33,76