Tiềm năng dầu khí của nước ta không phải là lớn, từ chỗ xuất khẩu dầu, than, trong vòng khoảng 15 năm tới sẽ phải nhập năng lượng từ nước ngoài về. Xăng dùng cho giao thông vận tải thường chiếm khoảng 30 % nhu cầu cả nước. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhiên liệu sinh học, Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2020”. Với mục tiêu sản xuất xăng E5, E10 (loại xăng pha cồn với hàm lượng cồn tối đa là 5 %, 10 %, đáp ứng hoàn toàn mọi hoạt động bình thường của động cơ ô tô, xe máy) và dầu sinh học nhằm thay thế một phần nhiên liệu
truyền thống hiện nay. Vào tháng 8/2010, loại xăng E5 đã được bày bán trên thị
trường Việt Nam. Trong những năm gần đây nước ta bắt đầu đẩy mạnh việc đầu tư
máy móc thiết bị, công nghệđể tiến hành sản xuất nhiên liệu sinh học:
- Viện Khoa Học Vật Liệu Ứng Dụng, nhóm Hồ Sơn Lâm dùng phản ứng transester hóa điều chế biodiesel từ dầu hạt cao su, xúc tác acid, tác chất etanol.
- Nhóm Vũ An, Đào Văn Trường (Viện Hóa học) dùng phản ứng transester
để điều chế biodiesel từ dầu cọ, xúc tác kiềm, tác chất là metanol, dùng phương pháp khuấy gia nhiệt.
- Nhóm nghiên cứu Lê Ngọc Thạch, bộ môn hóa hữu cơ, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP.HCM nghiên cứu tổng hợp biodiesel từ cá tra với tác chất carbonat dimetil (DMC), xúc tác KOH, KF/Al2O3, H2SO4, CH3ONa (metoxid natri) sử dụng phương pháp nhiệt, hóa siêu âm và vi sóng.
- Nhóm Nguyễn Thị Phương Thoa, bộ môn hóa lý trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP.HCM nghiên cứu tổng hợp dầu biodiesel từ hạt jatropha bằng phương pháp hóa siêu âm, kết quả thu được rất khả quan.
- Nhóm Phan Minh Tân, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM nghiên cứu sản xuất biodiesel từ dầu dừa, dầu thải, mỡ cá tra bằng xúc tác kiềm, enzyme, para- toluensulfonic. Sở Khoa học Công Nghệ TP.HCM đã đầu tư cho dự án sản xuất quy mô nhỏ.
- Nhóm Đinh Thị Ngọ, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tập trung vào xúc tác dị thể, kiềm…đểđiều chế biodiesel từ mỡ cá, dầu đậu nành, dầu thực vật.
- Nhóm Trương Vĩnh, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: nuôi tảo, chiết tách, xác định đặc tính dầu, bước đầu định hướng nâng cao hàm lượng dầu trong tảo.