Thực trạng về công tác nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (OCB) (Trang 31)

2.2.1.1 Tình hình và biến động của vốn tự có ( Vốn chủ sở hữu)

Để nâng cao năng lực tài chính và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàngi, đồng thời thực hiện các quy định của Chính phủ về mức Vốn Pháp định, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông ý thức rõ ràng việc tăng quy mơ vốn hoạt động tín dụng để đảm bảo đủ năng lực tài chính, đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng, coi đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng. Trên tinh thần đó, với sự phấn đấu không ngừng, với tất cả khả năng của mình, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông đã từng bước tăng Vốn điều lệ qua từng năm, việc gia tăng này đã được thực hiện từ năm 1996 đến nay. Trong 5 năm cuối gần đây nhất, tình hình tăng trưởng vốn điều lệ như sau :

+ Năm 2009 Vốn điều lệ tăng từ 1.474 tỷ VND lên 2.000 tỷ VND

+ Năm 2010 : theo phương án tăng vốn đã trình Ngân hàng Nhà nước, Vốn điều lệ sẽ tăng lên 3100 tỷ VND vào cuối quý 4 năm 2010. đây là mức vốn cao hơn mức vốn Pháp định tối thiểu theo nghị định 141/ CP của Chính phủ

Ngồi Vốn điều lệ như đã trình bày ở trên, NHTM cổ phần Phương Đơng cịn có các nguồn khác thuộc Vốn chủ sở hữu, tính đến 31/12/2009 gần 200 tỷ VND, chi tiết như sau :

+ Thặng dư vốn cổ phần : 66.766 triệu VND + Quỹ dự phòng tài chính : 46.074 triệu VND + Quỹ dự trữ bổ sung Vốn điều lệ : 5.527 triệu VND + Các quỹ khác thuộc vốn CSH : 1.461 triệu VND

+ Năm 2005 Vốn điều lệ tăng từ 359 tỷ VND lên 450 tỷ VND + Năm 2006 Vốn điều lệ tăng từ 450 tỷ VND lên 567 tỷ VND + Năm 2007 Vốn điều lệ tăng từ 567 tỷ VND lên 1.111 tỷ VND + Năm 2008 Vốn điều lệ tăng từ 1.111 tỷ VND lên 1.474 tỷ VND

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông từ năm 2007-2009)

2.2.1.2 Hoạt động huy động vốn

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông luôn quan tâm đến công tác huy động vốn, xem đây là nội dung trọng tâm trong hoạt động tín dụng của mình. Chính nhờ sự quan tâm này mà nguồn vốn huy động của OCB qua các năm đều có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng khá hợp lý, ngoại trừ năm 2008 có chiều hướng ngược lại do tác động của lạm phát và khủng hoảng tài chính xảy ra cuối năm 2008.

Đơn vị tính : Triệu đồng - Tiền gửi khác 284.816 2.82% 194.560 2.21% 211.870 2,05% Nguồn vốn huy động Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Theo đồng tiền 10.099.888 100% 8.803.614 100% 10.335.145 100% - VND 8.887.021 88.1% 7.888.062 89,6% 9.164.303 88.5% - Ngoại tệ (Quy ra VND) 1.212.867 11.9% 915.579 10,4% 1.190.842 11.5%

2. Theo nội dung tiền

gửi 10.099.888 100% 8.803.641 100% 10.335.145 100%

- Tiền gửi không kỳ

hạn 2.403.662 23,8% 1.579.373 17,94%% 1.791.523 17,33% - Tiền gửi có kỳ hạn 7.029.633 69,6% 6.960.159 79,06% 7.790.190 75,37% - Giấy tờ có giá 766.693 6,6% 264.109 3,0% 745.570 7,3% 3. Theo kỳ hạn gửi tiền 1.099.888 100% 8.803.641 100% 10.335.145 100% - Dưới 12 tháng 431.156 39,2% 2.861.183 32.5% 4.082.382 39,5% - Từ 12 tháng trở lên 668.732 60,.8% 5.942.458 67.5% 6.252.763 60,5%

4. Theo đối tượng huy

động 10.099.888 100% 8.803.641 100% 10.335.145 100%

- Tiền gửi của TCTD

khác 3.827.858 37,9% 1.258.040 14,29% 1.700.131 16,45% - Vay Ngân hàng Nhà

nước, TCTD khác 116.893 2,9% 316.931 3,6% 361.730 3.5% - Tiền gửi của khách

hàng 5.771.744 57,2% 7.034.109 79,9% 8.051.896 77,9% Trong đó :

TG của tổ chức 1.269.784 ( 22,%) 1.617.845 (23%) 1.884.144 (23,4%) TGcủa cá nhân 4.501.960 ( 78%) 5.416.263 (77%) 6.167.752 (76,6%)

+ Tình hình nguồn vốn huy động theo đơn vị tiền tệ

Vốn huy động bằng VND luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động. Trong giai đoạn 2007 – 2009, vốn huy động VND luôn chiếm tỷ trọng trên 88%.

Sở dĩ có tình trạng này là do có sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và ngoại tệ. Lãi suất bằng VND luôn cao hơn lãi suất huy động bằng USD và các ngoại tệ khác. Đây cũng là một lý do khách quan trong huy động tiền gửi bằng ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông.

Tuy nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cũng có tính ổn định tương đối và xấp xỉ khoảng 11% trong tổng nguồn vốn huy động của OCB.

+ Tình hình nguồn vốn huy động theo nội dung tiền gửi

Tiền gửi có kỳ hạn, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm, luôn đạt trên 80% tổng vốn huy động. Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đơng có chủ trương cân đối tỷ lệ nguồn vốn có kỳ hạn và khơng kỳ hạn ở mức hợp lý để vừa tiết kiệm được chi phí huy động vốn vừa có thể sử dụng vốn cho vay một cách hiệu quả.. tuy nhiên thực tế tỷ lệ này cịn có sự chênh lệch lớn. Đây vừa là điểm có lợi do tính ổn định, nhưng cũng là điều bất lợi do chi phí huy động vốn gia tăng.

Nguồn vốn huy động do phát hành giấy tờ có giá của OCB vẫn cịn q ít, tuy nhiên bù vào đó là nguồn vốn có kỳ hạn khá cao.

+ Tình hình nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Trong cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn, thì tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng. Tỷ trọng vốn huy động kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 60% trở lên, điều này cho thấy tính ổn định của nguồn cốn huy động tại OCB, đây cũng là điều kiện góp phần ổn định nguồn vốn và nhờ đó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng trong tương lai.

Tuy nhiên, cơ cấu này có sự thay đổi theo hướng giảm trong năm 2009, Ngân hàng Phương Đông cần lưu ý, để có chính sách thích hợp trong thời gian tới

+ Tình hình nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đơng tính theo đối tượng huy động, thì tiền gửi của khách hàng ln chiếm tỷ trọng lớn :

- Năm 2007 chiếm tỷ trọng 57,2% - Năm 2008 chiếm tỷ trọng 79,9 % - Năm 2009 chiếm tỷ trọng 77,9%

Điều này cho thấy OCB đã làm tốt công tác huy động vốn trong khu vực dân cư. Tuy nhiên, để huy động nguồn vốn này OCB đã phải chịu áp lực về lãi suất rất lớn, điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của OCB.

Tiền gửi của các TCTD cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong năm 2007 với tỷ trọng 37,9%, nhưng qua các năm 2008 và 2009 tỷ trong ngườn vốn này đã giảm đi đáng kể : năm 2008 là 14,29%, năm 2009 là 16,45%

Các nguồn vốn huy động từ các đối tượng còn lại chiếm khoảng trên dưới 5% trong tổng nguồn huy động.

Qua phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng,Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông nhận thấy nguồn vốn huy động từ khách hàng mới chính là nguồn vốn huy động chủ lực lâu dài và bền vững. Tiền gửi của khách hàng là một bộ phận chủ đạo, là cơ cấu trọng tâm trong định hướng tăng trưởng của Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng cao sẽ là một áp lực lớn cho OCB trong việc tiết giảm chi phí đầu vào .

Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông vay Ngân hàng Nhà nước và các TCTD khác với tỷ trọng nhỏ khoảng 3%, chứng tỏ Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đơng ln duy trì mức thanh khoản khá tốt. Nguồn vốn huy động từ khách hàng và từ TCTD khác, đã đảm bảo tương đối đủ cho nhu cầu sử dụng vốn của OCB.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng tốt hay khơng. Nếu chính sách thu hút tiền gửi của ngân hàng hợp lý, lãi suất vừa phải và dịch kèm theo tốt, thì nguồn vốn huy động sẽ biến động gia tăng theo xu hướng chung. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cịn là cơ sở để mở rộng tín dụng nói riêng và mở rộng quy mơ hoạt động kinh doanh nói chung. Với ý nghĩa đó, Ngân hàng Phương Đơng ln quan tâm đến tăng trưởng nguồn vốn huy động, tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng thuận lợi.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ năm 2007-2009

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm Tổng vốn huy động ( Triệu đồng)

Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)

2007 10.099.888 Tăng 23,88%

2008 8.803.641 Giảm 12,84%

2009 10.335.145 Tăng 17,40%

Nguồn : Báo cáo thường niên của OCB năm 2007-2009 và tính tốn của tác giả

Nguồn vốn huy động giai đoạn năm 2007-2009 có tốc độ tăng trưởng khơng ổn định:

Năm 2007 tăng 23,88% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 do tác động của tình hình tiền tệ với tỷ lệ lạm phát cao lên đến 23% năm, đã làm cho nguồn vốn huy động của OCB giảm 12,84%. Sau đó bước sang năm 2009, tuy 6 tháng đầu năm vẫn còn bị tác động của tình hình tài chính tiền tệ năm 2008, nhưng đến giữa năm 2009 tình hình tài chính tiền tệ sáng sủa hơn cũng giúp cho ngân hàng Phương Đông gia tăng nguồn vốn huy động, mức tăng trưởng cả năm đạt 17,40%, đây là tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn khá cao của ngân hàng Phương Đông, mặc dù trong năm 2009 khủng hoảng tài chính tồn cầu có ảnh hưởng khơng nhỏ đối với tình hình tài chính tiền tệ của Việt Nam.

Hệ số đo lường giữa Vốn huy động và Vốn chủ sở hữu, còn được gọi là hệ số địn bẩy trong cơng tác nguồn vốn. Về mặt lý thuyết mức độ huy động vốn càng lớn so với vốn chủ sở hữu càng chứng tỏ công tác huy động nguồn vốn được chú trọng và có kết quả cao. Trong thực tế các ngân hàng huy động vốn càng nhiều, càng có điều kiện để mở rộng tín dụng, điều này sẽ có lợi cho nền kinh tế xã hội. Hệ số đòn bẩy, được các nhà quản lý đưa ra mức giới hạn tối đa là không quá 20 lần và mức tối thiểu không nhỏ hơn 5 lần. Thực tế hệ số này biến động trong khoảng 5 đến 10 lần đối với ngân hàng vừa và nhỏ, từ trên 10 đến 18 lần đối với ngân hàng lớn.

Hệ số đòn bẩy tại OCB đang ở mức khá trong năm 2007, nhưng đến 2008 và 2009 hệ số đã giảm xuống dưới mức trung bình

Bảng 2.3 Hệ số địn bẩy tại OCB năm 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng vốn huy động 10.099.888 8.803.641 10.335.145 Vốn Chủ sở hữu 1.655.131 1.591.088 2.330.895 Hệ số thực tế ( Số lần) 6,10 5,53 4,43

Nguồn : Báo cáo thường niên của OCB năm 2007-2009 và tính tốn của tác giả

Hệ số Vốn huy động so với Vốn chủ sở hữu của OCB giảm liên tục trong 3 năm liền, một mặt do có sự biến động của Vốn chủ sở hữu:

- Năm 2008 Vốn chủ sỡ hữu giảm sụt giảm so với năm 2007 (64.043) do trong năm này có sự biến động của giá chứng khoán, khiến thặng dư vốn cổ phần của OCB sụt giảm. Nhưng cũng trong năm 2008 vốn huy động cũng giảm mạnh ( Giảm 15,81 %) làm hệ số của năm này giảm so với năm 2007 và chỉ đạt 5,53 lần.

46,50%) trong khi tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trong năm này chỉ là 17,40%, nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu nên dẫn đến tình trạng trên.

Hệ số huy động vốn /vốn chủ sở hữu của OCB như trên là còn thấp, cần cố gắng để đạt được con số từ 7 lần trở lên.

+ Tỷ lệ Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ vốn huy động so với tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM cho thấy mức độ sử dụng vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế để phục vụ kinh doanh ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng khẳng định tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn trong một NHTM.

Bảng 2.4 Tỷ lệ huy động vốn so với Tổng nguồn vốn năm 2007 – 2009 Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vốn huy động 10.099.888 8.803.641 10.335.145 Tổng nguồn vốn 11.755.019 10.094.702 12.686.213 Tỷ lệ thực tế 85,92% 87,21% 81,47%

Nguồn : Báo cáo thường niên của OCB năm 2007-2009 và tính tốn của tác giả

Tỷ lệ giữa tổng nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn kinh doanh của OCB tuy chưa cao (Thông thường tỷ lệ này đạt trên 90 %, được coi là tốt), nhưng xét trong điều kiện hiện nay của OCB cũng như các ngân hàng cùng loại khác, thì tỷ lệ nói trên là chấp nhận được.

+ Lãi suất bình quân đầu vào

Lãi suất bình quân đầu vào là chỉ tiêu chất lượng dùng để đánh giá hiệu quả tài chính trong công tác nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Huy động nhiều vốn nhưng với lãi suất hợp lý ( Thấp nhất có thể) mới là điều mà nhà quản trị ngân hàng cần quan tâm, vì chỉ có như vậy mới có thể gia tăng lợi nhuận kinh doanh tín dụng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng chi phí lãi 540.707 1.098.090 715.372 Tổng nguồn huy động 10.099.888 8.803.641 10.335.145 L/S bq đầu vào ( Năm) 5,35 % 12,47% 6,92 %

Nguồn : Báo cáo thường niên của OCB năm 2007-2009 và tính tốn của tác giả

Lãi suất bình qn đầu vào của OCB theo bảng phân tích trên cho thấy ảnh hưởng của tình hình tài chính tiền tệ đến chi phí sử dụng vốn của ngân hàng thương mại nói chung và của OCB nói riêng. Năm 2008 lãi suất bình qn đầu là 12,47 % trong khi năm 2007 chỉ là 5,35 %, là do lãi suất thị trường trong năm 2008 được đẩy lên rất cao với cơn sốt lạm phát. Sang năm 2009 lạm phát được kiểm soát trở lại mức một con số và chi phí đầu vào bình qn chỉ cịn 6,92 % năm, đây được coi là sự cố gắng của OCB trong quản lý nguồn vốn huy động.

2.3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng

2.3.2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay

+Phân tích dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế và đối tượng khách hàng

Cơ cấu dư nợ cho vay tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông chủ yếu tập trung vào ba thành phần kinh tế: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhà nước, Kinh tế hộ gia đình và cá nhân. Trong đó, thành phần kinh tế Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn trên 80% tổng dư nợ. Thành phần hộ gia đình và cá nhân là một trong những đối tượng tín dụng quan trọng, nhưng dư nợ cho vay đối tượng này còn quá nhỏ.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1.Cho vay các TCKT 2.809.511 3.922.674 4.618.454

Tỷ trọng 37,18 % 45,63 % 45,20 %

Công ty cổ phần 1.232.045 1.952.045 2.836.798 Doanh nghiệp tư nhân 1.430.714 1.689.234 1.912.698

Doanh nghiệp nhà nước 43.588 233.295 274.529

Hợp tác xã 77.856 35.113 28.186

DN có vốn đầu tư nước ngồi 25.311 12.987 16.243

2. Cho vay cá nhân 4.747.927 4.674.454 5.598.521

Tỷ trọng 62,82 % 54,37 % 54,80 %

Tổng cộng dư nợ 7.557.438 8.597.488 10.216.975

Nguồn : Báo cáo thường niên của OCB năm 2007-2009 và tính tốn của tác giả

Theo bảng số liệu trên ta thấy :

Dư nợ cho vay các Tổ chức kinh tế tăng trưởng tương đối tốt và có tỷ trọng gia tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho các TCKT tăng khá : Năm 2008 / 2007 tăng 39,62 % (3.922.674 / 2.809.511), Năm 2009 /2008 tăng 17,74 % (4.618.454 / 3.922.674). Trong khi đó dư nợ cho vay cá nhân năm 2008 /2007 giảm 1,5% (4.674.454 / 4.747.927) sang năm 2009 tỷ trọng cho vay cá nhân lại tăng 19,76 % ( 5.598.521 / 4.674.454)

Trong dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế ,dư nợ cho vay các công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân ln ln có tỷ trong lớn, từ trên 80 % đến trên trên 90 % tổng dư nợ. Trong khi đó dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Như vậy trong cho vay sản xuất kinh doanh, đối tượng khách hàng của OCB

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (OCB) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w