Khảo sát thực trạng cho vay hộ nghèo trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tây ninh (Trang 28)

1.4.1 Tham khảo mơ hình cho vay hộ nghèo của ngân hàng Grameen (Bangladesh)

Bangladesh là một nước nông nghiệp lạc hậu, diện tích tự nhiên gần 143 nghìn cây số vng, thuộc nhóm nước nghèo nhất thế giới, dân số khoảng 120 triệu người , gấp 1.5 lần dân số Việt nam. Trong đó, 80% dân số sinh sống ở nơng thơn. Dân trí thấp, nhiều người mù chữ. Balangdesh là nước đồng bằng, thiên tai thường xuyên xảy ra như: bão, lũ lụt và hạn hán. Do đó, đời sống của đa số nông dân rất thiếu thốn, việc cho vay nặng lãi thịnh hành ở nông thơn. Trong khi đó Nhà nước Bangladesh thành lập một Ủy ban quốc gia kiểm soát thị trường tiền tệ, thị trường chứng khốn, lãi suất, tỷ giá tiền tệ, nhưng khơng thể nào buộc các TCTD nêu trên cho nông dân vay, nhất là nông dân nghèo vay vốn.

Ngân hàng Grameen do giáo sư YUNUS và các cộng sự của ông ở trường Đại học kinh tế Quốc gia sáng lập từ năm 1976 và được Chính phủ Bangladesh cho phép hoạt động. Là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, hoạt động như một ngân hàng thương mại cổ phần tự bù đắp được chi phí, được Chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng và khơng bị chi phối bởi luật tài chính- ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng Trung ương, trụ sở tại thủ đơ Datka, văn phịng đại diện tại các Bang hoặc vùng, cuối năm 2007, với 2.517 chi nhánh, hoạt động tại 83.212 làng, có khoảng 24.489 nhân viên , bao phủ khắp làng Bangladesh, dưới chi nhánh, mỗi làng có trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm trưởng trung tâm tín dụng, mỗi trung

tâm tín dụng có ít nhất 10 tổ tín dụng. Mỗi tổ tín dụng có 5 thành viên, một thành viên làm tổ trưởng. Nông dân nghèo muốn được vay tiền ngân hàng Grameen phải là thành viên của ngân hàng và sinh hoạt trong tổ tín dụng, hàng tuần, các trung tâm tín dụng họp với các thành viên một lần, mỗi thành viên phải gửi 1kata (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) của mình tại chi nhánh ngân hàng Grameen.

Tuy có một thị trường người nghèo khá đơng đúc nhưng ngân hàng Grameen không hề ngồi chờ khách hàng. Nhân viên ngân hàng đích thân tới gặp các khách hàng trong các buổi họp hàng tuần. Trong buổi họp bao gồm từ 6 đến 8 nhóm trong cùng một làng, các khách hàng sẽ góp tiền trả nợ hàng tuần và xin vay món nợ mới. Mỗi khách hàng sẽ trình bày về cơng việc làm ăn của mình tiến đến đâu, và cũng sẽ nhận được những lời khuyên bảo, chia sẻ kinh nghiệm từ những người khác trong nhóm và từ nhân viên của Grameen. Các nhân viên ngân hàng Grameen cũng thường xuyên tới thăm nhà khách hàng để nắm được tiến triển của việc kinh doanh.

Cho đến nay tổng số người vay tại ngân hàng Grameen là 6,61 triệu người. Tổng số cho vay khoảng 290,03 tỷ taka (tương đương 5,72 tỷ USD), thu hồi được khoảng 258,16 tỷ taka (khoảng 5,07 tỷ USD), đạt tỷ lệ thu hồi nợ ở mức 98,85%- một tỉ lệ mà ngay cả khối hệ thống ngân hàng thương mại (với những quy trình thẩm định gắt gao của mình) cũng khó mà đạt được. Đặc biệt, những người từng vay từ ngân hàng Grameen hiện sở hữu 94% cổ phần của ngân hàng và 6% còn lại do sở hữu Nhà nước. Mơ hình tín dụng giúp đỡ người nghèo của ngân hàng Grameen đến nay được áp dụng ở 23 nước khác. Bằng các dịch vụ tiết kiệm- tín dụng linh hoạt, ngân hàng Grameen đã rất thành công trong việc tiếp cận được tầng lớp nghèo nhất (đặc biệt là phụ nữ nơng thơn khơng có tài sản), đạt tỉ lệ thu hồi nợ gần 100% và nâng cao vị thế kinh tế xã hội của khách hàng. Grameen đặc biệt nhấn mạnh những khía cạnh xã hội và con người trong q trình phát triển của người nghèo, chứ khơng chỉ dừng lại ở chương trình tiết kiệm- tín dụng thơng thường.

Tuy nhiên, chương trình vi tín dụng Grameen cũng gặp một số khuyết điểm lúc ban đầu như: (1) chi phí điều hành giám sát quá cao, (2) khơng cung cấp tín dụng cho

Trang 20

Chương trình cho vay

Cho vay tổng thể nhắm vào các hoạt động kinh tế để tạo ra lợi tức và tạo cơng ăn việc làm cho mình để tự làm chủ; cho vay liên hợp là cho vay cả nhóm khơng phải cá nhân để họ có số vốn lớn dành cho các hoạt động đầu tư lớn; cho vay xây nhà với điều kiện người vay có trả nợ tốt trong các lần vay trước đó; cho vay kỹ thuật nhằm mục đích đầu tư sản xuất như máy gặt lúa, đào giếng, máy xay chà lúa…

Tiêu thức cho vay

Đối tượng phục vụ là các gia đình có chưa đến 0,2 ha đất và mức thu nhập theo đầu người dưới 100USD/năm. Ngân hàng Grameen giúp người nghèo với khoản vay nhỏ 50-100 USD.

Các nguyên tắc cho vay

Cho vay không cần thế chấp và giao kèo pháp lý mà căn cứ vào lịng tin con người; cho vay theo nhóm, mỗi nhóm tối thiểu có 5 thành viên, đầu tiên 2 thành viên trong tổ được vay vốn và khi trả xong nợ, thì 2 thành viên tiếp theo được vay, tổ trưởng tổ tín dụng là người vay cuối cùng. Khi tổ trưởng trả xong nợ thì lại có 2 thành viên khác được vay vốn, quy chế này được lặp đi, lặp lại…. Người vay của nhóm khơng phải đến ngân hàng để xin vay, trái lại ngân hàng đến gặp nhóm để chọn người cho vay, qua các phiên họp địa phương giữa các nhóm và trung tâm cho vay; mục tiêu

Trang 21

Cách thức quản lý

Grameen thiết lập một hệ thống quản lý chặt chẽ. Các thành viên trong tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về sử dụng vốn vay đúng mục đích. Hàng tuần người vay phải trả nợ và gửi tiền tiết kiệm ít nhất là 1 taka và phải nộp các khoản lệ phí như: đóng góp 1 taka lập quỹ giáo dục trẻ em, khấu trừ 4 % lập quỹ nhóm và 5% lập quỹ bảo hiểm. Định chế tài chính này buộc người vay phải gắn bó với ngân hàng, nếu người vay khơng trả được nợ, thì trừ vào quỹ nhóm, quỹ trung tâm, quỹ bảo hiểm, người ra khỏi nhóm khơng được rút vốn đã đóng góp

Lãi suất cho vay

Tại ngân hàng Grameen có 4 mức lãi suất cho vay, 20% giảm dần cho các khoản vay nhằm sinh lợi, 8% cho tín dụng nhà ở, 5% cho các khoản vay của sinh viên và những thành viên rất khó khăn (người ăn xin) thì vay khơng trả lãi. Tất cả là lãi đơn tính theo phương pháp khấu hao. Điều này có nghĩa là nếu 1 người vay 1.000 taka theo mục vay đều sinh lợi và trả đều mỗi tuần trong một năm thì phải trả tổng cộng

1.100 taka, bao gồm 1.000 taka tiền vay, và 100 taka tiền lãi trong một năm, tương đương 10 % lãi suất đồng loại

Tóm lại, chương trình vi tín dụng của Ngân hàng Grameen đã làm thay đổi hẳn diện

mạo của các làng xã, và rất thành công trong công tác giảm nghèo ở Bangladesh và một số nước đang phát triển trên thế giới. Chương trình này là sự phối hợp áp dụng giữa các nguyên tắc kinh tế và động lực xã hội để giúp người nghèo “tự làm chủ

mình”. Rõ ràng chương trình vi tín dụng Grameen có thể áp dụng ở Việt Nam để

giúp những người nghèo khổ vượt qua các khó khăn đời sống triền miên, chỉ vì họ thiếu phương tiện, vốn liếng cần thiết để sinh hoạt, hoặc khơng có cơ hội áp dụng kỹ thuật tân tiến để tăng gia sản xuất. Hơn nữa, hiện tượng cho vay nợ chợ đen, ngắn hạn với lãi suất rất cao xảy ra thường xuyên ở bất cứ nơi nào trong nước, từ thôn q đến thành thị. Do đó, cần có chính sách thích hợp để khuyến khích áp dụng triệt để các nguyên tắc vi tín dụng của ngân hàng Grameen trong hồn cảnh đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các giới nghèo, kém may mắn hiện nay, cũng như giảm bớt hiện tượng cho vay tiêu cực dẫy đầy trong nước, trong khuynh hướng hiện đại hóa và hội nhập thế giới của đất nước.

Ngân hàng Grammeen được đánh giá là tốt, có lãi lớn, nguồn vốn tăng trưởng nhanh, nợ quá hạn thấp, được Chính phủ đánh giá cao và có dư luận tốt trên thế giới. Ngân hàng Grammeen đã góp phần cho nơng dân nghèo thốt nghèo và ổn định xã hội. Qua phân tích kinh tế lượng phức tạp, phân tích sơ bộ cho thấy ngân hàng Grameen đã tạo ra một số lợi ích cả ở các hộ gia đình và ấp thơn. Ở cấp độ hộ gia đình, những lợi ích từ sự tham gia chương trình bao gồm các thay đổi trong thu nhập, việc làm, tích lũy tài sản và các chỉ số phúc lợi khác.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt nam.

Nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến dân trí thấp, bệnh tật, khủng bố, cao hơn là bất hòa giữa các tầng lớp dân cư trong nước hoặc giữa nước này với nước khác và chiến tranh cục bộ có thể xảy ra. Vì vậy giúp đỡ cho người nghèo đều cần thiết ai cũng

nên làm. Nhưng khi tiến hành trên một quy mô lớn, cho cả quốc gia thì chỉ có lịng nhân ái thơi thì chưa đủ. Phải có trí tuệ, phải học hỏi kinh nghiệm để tìm những giải pháp lâu dài, tạo nên những con người tự chủ, tự tin, sống có nhân phẩm. Do đó mà chiến lược XĐGN là một chiến lược mà cả cộng đồng quốc tế đang quan tâm, bởi vì nó khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế- xã hội mà cịn mang đậm tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Do đó ngân hàng cho người nghèo không chỉ thực hiện ở một quốc gia mà hầu hết các nước trên thế giới, ngay cả một số nước phát triển. Trong đó mục tiêu XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm và được thực hiện theo hướng thị trường. Theo Giáo sư Yunus cho rằng ngân hàng thế giới là chiếc đầu tàu tiên phong của tất cả các ngân hàng phải thay đổi hướng đi. Xây dựng ngân hàng từ lý thuyết đến hành động mà trong đó lấy mục tiêu quốc gia là cốt lõi. Từ thực tế hoạt động của các ngân hàng phục vụ cho người nghèo và kết hợp với điều kiện kinh tế cụ thể ở Việt Nam chúng ta có thể áp dụng một số bài học kinh nghiệm vào Việt Nam.

Thứ nhất, về quy mô Tổ TK&VV, mỗi tỗ nên từ 20- 30 thành viên, các thành viên

phải liền canh, liền cư. Các tổ viên đóng góp tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện;

Thứ hai, NHCSXH nên tổ chức lại cơ cấu bộ máy nhân sự gần gũi với người nghèo,

hiểu biết nông thôn và tâm huyết với người nghèo hơn;

Thứ ba, về cơ chế lãi suất cho vay, nên thực hiện theo cơ chế lãi suất cho vay thực

dương và phải tự bù đắp được chi phí và kinh doanh phải có lãi, nên xóa bỏ cấp bù từ ngân sách Nhà nước;

Thứ tư, ngoài cho vay hộ nghèo nên mở rộng cho vay đối với những hộ vừa thoát

nghèo, cho vay những hộ thuộc vùng nông thôn nhưng lãi suất phải theo lãi suất thị trường để vốn vay được bền vững;

Thứ năm, cho vay hộ nghèo thường kết hợp lồng ghép với chương trình phát triển

kinh tế xã hội khác của Chính phủ, thường đem lại những hiệu quả tích cực;

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về chức năng, vai trò và các hoạt động chủ yếu của NHCSXH, tổng quan về cho vay hộ nghèo,

tham khảo mơ hình cho vay hộ nghèo của ngân hàng Grameen, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm vào Việt Nam. Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây: NHCSXH cho vay khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục đích XĐGN. Để góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN thì một trong những giải pháp quan trọng là đầu tư vốn cho hộ nghèo thơng qua tín dụng ưu đãi của NHCSXH.

Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH nhằm thực hiện chủ trương XĐGN của Đảng và Nhà nước. Nó có vai trị hết sức quan trọng trong việc giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho người nghèo, góp phần ngăn chặn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH là yêu cầu khách quan; vừa giúp hộ nghèo vay vốn thốt khỏi đói nghèo, ổn định xã hội; đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Trong luận văn này đã đưa ra một số chỉ tiêu, bao gồm các nhóm định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Những vấn đề được đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH

2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO TẠI TỈNH TÂY NINH

2.1.1.Vài nét về kinh tế - xã hội tỉnh Tây ninh

2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Tây Ninh thuộc khu vực miền Đơng Nam Bộ, có 9 huyện (thị) với 95 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 20 xã tiếp giáp biên giới Campuchia. Diện tích đất tự nhiên là 4.029,6 km2 (số liệu thống kê năm 2003). Trong đó đất nơng nghiệp là 2.867km2, đất lâm nghiệp là 410,7km2. Dân số 1.066.402 người (số liệu thống kê 01/04/2009), dân tộc chính là Kinh (98%), ngồi ra cịn có các dân tộc thiểu số như: Khmer, Hoa, Chăm…Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế – thương mại là thành phố Hồ Chí Minh và Phnơm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và quốc gia, thơng thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế – xã hội. Tây Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ quanh năm cao, biên độ dao động nhiệt nhỏ. Chế độ mưa, nắng, gió thể hiện rất rõ giữa mùa mưa và mùa khô. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. 2.1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh phát triển tương đối toàn diện và liên tục. GDP của tỉnh tăng bình quân 14% (năm 2009), thu nhập bình quân đầu người đạt 1.390 USD/năm là rất khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nơng-lâm-thủy sản tăng bình quân 7%, công nghiệp tăng 16,8%, dịch vụ tăng 21,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%. Đến nay các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển không ngừng và ổn định, ngành nông nghiệp đã quy hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định như vùng chun

canh mía 18.850 ha, vùng chun canh cây mì 49.195 ha, vùng chuyên canh cao su 70.706 ha, vùng chuyên canh cây đậu phộng 21.276 ha, điều này đã tạo được nguồn nguyên liệu chủ động cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Đi đôi với phát triển trồng trọt, ngành chăn ni có bước phát triển khá, đã tạo nhiều giống vật ni có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà, từng bước đưa ngành chăn nuôi chiếm một tỷ lệ tương xứng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển vững chắc đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như: các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh. Trong lĩnh vực thương mại và du lịch, đã triển khai các dự án thuộc khu thương mại trong nước và khu thương mại quốc tế tạo điều kiện cho cư dân biên giới hai nước trao đổi, bn bán hàng hóa. Tập trung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tây ninh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w