Định hướng hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh gia

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tây ninh (Trang 74)

sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động nguồn vốn, cơ chế tín dụng, cơ chế tài chính để đến năm 2010 các chi phí quản lý ngành (trừ chi phí lãi suất huy động) được thực hiện trên cơ sở tạo nguồn thu lãi cho vay và các dịch vụ ngân hàng, giảm dần mức trợ cấp của ngân sách Nhà nước.

Thứ tư là, tăng thu nhập của nhóm hộ nghèo lên gấp 2,5 lần so với năm 2005; hỗ trợ

phát triển cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, xã vùng sâu, vùng xa, xã căn cứ cũ có đủ cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định; 100% hộ nghèo tiêu chuẩn chung của tỉnh có đủ điều kiện được vay tín dụng ưu đãi từ NHCSXH để SXKD; khoảng 4.000 hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm; 10.000 lượt người được tập huấn về khuyến nông- lâm- ngư nghiệp, chuyển giao kỹ thuật 5.000 lượt người nghèo được hỗ trợ dạy nghề tạo việc làm tại chổ; cấp 100% thẻ BHYT cho người nghèo theo chuẩn Trung ương và cho cả người nghèo chuẩn liền kề, khi ốm đau được khám chữa bệnh miễn phí ở các cơ sở y tế cơng; 56.000 lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và học nghề; tập huấn nâng cao nâng lực cho 5.000 lượt cán bộ các cấp làm cơng tác XĐGN, trong đó có 4.500 cán bộ cấp xã, trưởng ấp, 500 cán bộ cấp tỉnh, huyện.

3.2. Định hướng hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh giai đoạn2010 – 2015 2010 – 2015

Căn cứ vào kết quả hoạt động trong thời gian qua (2006 - 2009) của NHCSXH tỉnh Tây Ninh và để đảm bảo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2010-2015) là “…Cải thiện đời sống nhân dân đi đơi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịng an ninh và trật tự an toàn xã hội”. Để góp phần thực hiện thành cơng các mục tiêu XĐGN của cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng. NHCSXH tỉnh Tây Ninh định hướng hoạt động giai đoạn 2010 - 2015 như sau:

Phấn đấu đến năm 2015, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh có nguồn lực tài chính đủ mạnh, đa dạng kênh tín dụng chính sách; có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn chính sách, phục vụ cho phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân, góp phần phát triển thị trường tài chính ở nơng thơn; cung cấp tín dụng chính sách có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người chưa có điều kiện tiếp cận với tín dụng thương mại để giúp họ có điều kiện phấn đấu vươn lên làm chủ cuộc sống, góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, xã hội. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ bình quân hàng năm từ 30- 40%/năm. Trong đó, phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu nguồn vốn phục vụ cho vay hộ nghèo, GQVL và HSSV… Kế hoạch dư nợ đến năm 2015: đối với hộ nghèo là 1.076 tỷ đồng; chương trình GQVL là 186 tỷ; chương trình NS& VSMT đạt 314,471 tỷ đồng … Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% so tổng dư nợ, tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 90% trên tổng dư nợ đến hạn, nâng mức cho vay bình quân hộ nghèo lên 20 triệu đồng vào năm 2015, đảm bảo hàng năm thu nhập lớn hơn chi phí, tỷ lệ thu lãi từ 98% trở lên. Tiếp tục bổ sung và hồn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính. Ngân hàng tiếp tục hồn thiện mơ hình quản lý đã xác định, củng cố và hoàn thiện phương thức uỷ thác từng phần cho các tổ chức CTXH, Tổ TK&VV, Tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại xã. Đặc biệt, NHCSXH có kế hoạch trang bị đủ các phương tiện làm việc, nhất là hệ thống tin học, thay thế quy trình cơng nghệ thủ công, năng suất lao động thấp để giải quyết những khó khăn về tổ chức mạng lưới, về nhân lực và điều hành tác nghiệp của hệ thống. Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành gọn nhẹ, khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm từ cơ sở; cải tiến thủ tục và quy trình nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, tránh gây phiền hà cho khách hàng. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham ơ, giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng.

Định hướng công tác đào tạo đến năm 2015 là cần tập trung đào tạo kiến thức và kỹ năng làm việc cho cán bộ Phòng giao dịch cấp huyện nhằm nâng cao năng lực điều hành, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, về tin học; cần tổ chức các lớp

học tập ngắn ngày ở nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm, mở mang kiến thức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp ngân hàng; đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ hội đoàn thể nhận ủy thác, cán bộ Ban XĐGN cấp xã và cán bộ ban quản lý Tổ TK&VV nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ TK& VV và nghiệp vụ ủy thác của các tổ chức.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh

3.3.1.Hoàn thiện mạng lưới hoạt động

Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh có phịng giao dịch cấp huyện, điểm giao dịch tại xã, tổ TK&VV. NHCSXH cấp huyện là nơi trực tiếp thực hiện việc cho vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, ngân hàng cấp huyện có các tổ giao dịch, làm việc tại điểm giao dịch xã.

Phòng giao dịch các huyện

Hiện nay mỗi phòng giao dịch cấp huyện bình qn có 8 biên chế, trong đó gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc kiêm tổ trưởng Tổ kế hoạch- nghiệp vụ, 1 tổ trưởng Tổ kế toán và ngân quỹ , 3 nhân viên tín dụng, 1 nhân viên kế tốn, 1 nhân viên thủ quỹ kiêm hành chính. Một nhân viên tín dụng phải quản lý từ 3-4 xã, mỗi xã trung bình 1.000 hộ nên chất lượng tín dụng khơng cao, thời gian có giới hạn nên kiểm tra hộ vay vốn cịn hạn chế. Mặc dù có ủy thác qua các tổ chức CTXH, nhưng phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng và các tổ chức đồn thể thì nguồn vốn cho vay mới mang lại hiệu quả cao. Để đảm bảo chất lượng tín dụng tốt thì mỗi phịng giao dịch chỉ cần 1 giám đốc quản lý ln Tổ kế hoạch- nghiệp vụ. Mỗi phịng giao dịch cấp huyện phải tăng số cán bộ từ 08 người như hiện nay lên 10- 12 người/ huyện, có như vậy mỗi các bộ tín dụng mới có thể chuyển tải hết cơng việc trong ngày, có như thế chất lượng tín dụng mới được nâng cao.

Việc tổ chức giao dịch tại xã, phường thực sự đưa các hoạt động của NHCSXH xuống tận cơ sở, tận dân, thực hiện chủ trương giải ngân trực tiếp đến người vay và từng bước hoàn thiện nguyên tắc quản lý cơng khai dân chủ trong lĩnh vực tín dụng chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận trực tiếp đối với việc vay vốn, trả nợ ngân hàng và người vay rất phấn khởi, không phải đi xa.

Đến ngày 31/12/2009 tồn tỉnh có 73/95 điểm giao dịch tại xã, các điểm giao dịch đều được bố trí chủ yếu ở tại hội trường UBND xã. Hoạt động điểm giao dịch xã tạo điều kiện thuận lợi cho Ban XĐGN, các tổ chức CTXH nhận ủy thác và NHCSXH được thường xuyên tiếp xúc với người nghèo và các đối tượng chính sách khác để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, đồng thời đưa ra các giải pháp để hỗ trợ hộ nghèo về vốn tín dụng, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, hiện nay số lượng khách hàng ngày càng tăng mà tại điểm giao dịch tại xã chỉ có 2 cán bộ tín dụng, 1 cán bộ tín dụng làm cơng tác kế tốn, 1 tín dụng làm thủ quỹ, trong khi đó số lượng cơng việc như thu nợ- thu lãi quá tải tại điểm giao dịch xã nên xảy ra tình trạng khách hàng trả nợ phải mất thời gian khá nhiều, vì vậy để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, trong thời gian tới Chi nhánh tiếp tục hoàn thiện điểm giao dịch tại xã theo hướng tăng cường gấp 2 lần số cán bộ đi giao dịch tại xã; mọi chính sách mới về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đều phải được công khai kịp thời tại điểm giao dịch, điều này sẽ giúp nhân dân hiểu rõ hơn mục đích và ý nghĩa của các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ và đồng thời là một cách kiểm tra, giám sát của nhân dân, chính quyền địa phương các xã đối với hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, hạn chế tối đa sai sót, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn tối ưu.

Tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ TK&VV được thành lập theo địa bàn thôn, ấp nhằm tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để SXKD; cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống. Hộ nghèo muốn vay vốn NHCSXH thì

phải gia nhập tổ, Ban quản lý tổ có nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về chủ trương chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với người nghèo và quy định, thủ tục vay vốn của NHCSXH, tiếp nhận đơn xin vay của tổ viên, tổ chức họp bình xét hộ nào được vay (phải có tên trong danh sách hộ nghèo của xã), mức vốn xin vay, thời hạn vay, thời gian trả nợ có phù hợp với nhu cầu sử dụng vào các việc để thực hiện phương án SXKD, dịch vụ đời sống của hộ vay hay không?. Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, NHCSXH tỉnh Tây Ninh đã thực hiện việc sắp xếp lại tổ TK&VV. Để tổ vay vốn thực sự là “cầu nối” giữa NHCSXH với khách hàng thì trong thời gian tới NHCSXH cần phải tiếp tục hoàn thiện tổ TK&VV như sau:

- Củng cố tổ chức lại tổ tại thôn, ấp cho liền cư liền canh để tổ trưởng quản lý đễ dàng, là một trong những khâu trọng yếu, quyết định chất lượng hoạt động của tín dụng chính sách.

- Cố định số lượng trong tổ từ 20-25 người (theo quy định số người trong tổ từ 15- 50). Hiện nay số lượng thành viên các tổ không đồng đều và chênh lệch rất nhiều, có tổ chỉ có 15 hộ, có tổ tới 50 người, vì vậy xảy ra tình trạng hoạt động của tổ khơng có hiệu quả, Ban quản lý tổ không thể kiểm tra hết các thành viên trong tổ của mình về cách thức làm ăn, cũng như sử dụng vốn vay có đúng mục đích vay hay khơng?; dư nợ một tổ nên duy trì từ 250 triệu đồng trở lên.

- Nội dung sinh hoạt hàng tháng phải thiết thực và thực sự giúp ích cho từng thành viên trong tổ. Cụ thể như sinh hoạt tổ phải có sự kết hợp tập huấn các nghiệp vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để tăng cường năng lực SXKD cho người vay, tăng cường sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống giữa các thành viên.

- NHCSXH cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức nhận ủy thác cấp huyện, xã tăng cường công tác đào tạo tập huấn đối với ban quản lý tổ. Trong Ban quản lý tổ có 3 người thì 3 người này phải có kinh nghiệm trong hoạt động SXKD.

Ngoài ra, Chi Nhánh nên phối hợp với các cấp hội tổ chức cuộc thi “ Tổ TK&VV giỏi” hàng năm. Mục đích giúp cho tổ TK&VV có điều kiện trao đổi chun mơn, hiểu biết về chính sách chủ trương của NHCSXH, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và quản lý tổ, các biện pháp cùng với NHCSXH nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho hộ gia đình nghèo vay và sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. 3.3.2ề nguồn vốn cho vay

Trong những năm qua nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã khẳng định được vị trí, vai trị quan trọng của mình, thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong công cuộc XĐGN của tỉnh Tây Ninh. Đây là kênh dẫn vốn hiệu quả đến người nghèo, giúp họ thốt nghèo. Tuy nhiên nguồn vốn cịn hạn hẹp chưa đáp ứng nhu cầu vay của dân nghèo ở địa phương. Thực chất NHCSXH là ngân hàng phục vụ các đối tượng chính sách, mạng lưới rộng khắp, nhu cầu vốn rất lớn không thể trông chờ vào nguồn vốn ngân sách. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo trong thời gian tới Chi nhánh cần tập trung thực hiện nguồn vốn huy động chủ yếu như sau:

Thứ nhất là, thực hiện hình thức huy động tiết kiệm bắt buộc 100% trong cộng đồng

người nghèo theo phương thức tiết kiệm ban đầu là số tiền tiết kiệm mà mỗi tổ viên gửi lần đầu khi gia nhập tổ và tiết kiệm định kỳ là hàng tháng mỗi tổ viên phải gửi vào tổ hàng tháng, số tiền gửi tiết kiệm tương ứng mới mức trả lãi hàng tháng. Cụ thể như: vay 10 triệu, lãi suất hiện nay là 0,65%/ tháng, lãi trả hàng tháng là 65.000đ, tiết kiệm gửi hàng tháng cũng 65.000đ. Qua đó tạo ý thức tiết kiệm cho những người nghèo chưa có thói quen tiết kiệm, tạo nguồn trả nợ, tạo sự gắn bó trách nhiệm với tổ vay vốn. Đây là nguồn vốn huy động cũng khá lớn đáp ứng một phần số hộ nghèo được vay vốn. Điển hình năm 2009, tổng số hộ nghèo là 14.862 hộ, nhưng số hộ được vay vốn chỉ có 5.584 hộ, với số tiền 46,96 tỷ đồng, trong khi đó cịn lại 9.274 hộ chưa tiếp cận được vốn vay từ Chi nhánh, một phần cũng do nguồn vốn còn hạn chế, mặt khác do khâu bình xét của các cấp chính quyền địa phương chưa được thiết thực.

Trang 70

Thứ hai là, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để hỗ trợ nguồn vốn

cho vay hộ nghèo đóng góp tích cực ở từng địa phương là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy ở địa phương nào mà chính quyền có sự quan tâm lớn, tạo nguồn vốn để hỗ trợ vốn cho người nghèo thì ở đó thực hiện tốt chương trình XĐGN. Trong 4 năm (2006- 2009) nguồn vốn nhận ủy thác tăng từ 10-25,5 tỷ (năm 2009 tăng gấp 2,55 lần so năm 2006), tuy nhiên chỉ chiếm 3,38% (25,5/755,4) trong tổng nguồn vốn, vì vậy trong thời tới phải hình thành cơ chế động viên thu hút và sử dụng nguồn vốn này càng nhiều càng tốt. Cơ chế này phải thực hiện theo nguyên tắc bảo tồn vốn gốc cho Ngân sách địa phương. Để thực hiện điều này thì NHCSXH nói chung, Chi nhánh NHCSXH nói riêng phải mở rộng, tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác theo hướng dịch vụ thương mại như: dịch vụ tín dụng trọn gói (nhận ủy thác để cho vay theo chương trình), dịch vụ cấp phát theo chỉ định, dịch vụ tín dụng theo chỉ định.

Thứ ba là, qui định bắt buộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước đóng góp vốn

huy động theo một tỷ lệ nhất định vào NHCSXH. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Thái lan, Malaysia...đều quy định bắt buộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước phải đóng góp một tỷ lệ nào đó vốn huy động của mình cho ngân hàng Chính sách để cho vay phục vụ các mục tiêu xã hội hoặc trực tiếp thực hiện các chương trình tín dụng chỉ định của Chính phủ mang tính chính sách. Ở Việt Nam nguồn vốn ngân sách cịn hạn hẹp thì việc đóng góp một phần vốn huy động của các Ngân hàng thương mại Nhà nước lại càng cần thiết và hồn tồn có khả năng thực hiện. Bên cạnh đó các Ngân hàng thương mại Nhà nước có thể cho NHCSXH vay với lãi suất không kỳ hạn như hiện nay là 0,25% để NHCSXH cho

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tây ninh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w