Nguyên tắc cân đối

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Tại Điều 46 quy định: Trong quá trình thảo luận, quyết định dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách tại Quốc hội, HĐND, khi quyết định tăng các khoản chi hoặc bổ sung các khoản chi mới, Quốc hội, HĐND đồng thời xem xét và quyết định các giải pháp để bảo đảm cân đối ngân sách.

2.1.3.4. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác.

Tại Điều 42 quy định: Dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương do Chính phủ trình Quốc hội phải kèm theo các tài liệu sau đây: - Tình hình thực hiện NSNN năm trước, các căn cứ xây dựng dự toán NSNN

và phân bổ ngân sách trung ương, những nội dung cơ bản và giải pháp nhằm thực hiện dự toán NSNN;

- Các nhiệm vụ chi NSNN, trong đó nêu rõ các mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân…

- Các nhiệm vụ thu NSNN, kèm theo các giải pháp huy động nguồn thu cho NSNN;

- Danh mục, tiến độ thực hiện và dự toán đầu tư năm kế hoạch đối với các dự án, các cơng trình quan trọng quốc gia thuộc NSNN đã được Quốc hội quyết định; - Dự toán chi của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ

quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu…

Những nội dung cơ bản trên cũng được áp dụng cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

2.1.3.5. Ngun tắc cơng khai hóa ngân sách.

Tại Điều 3 quy định: NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cơng khai, minh bạch, có phân cơng, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.

Tại Điều 13 quy định: Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán NSNN, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ phải công bố công khai.

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 quy định: Chính quyền các cấp, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội - nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ ngân sách phải thực hiện cơng khai: Dự tốn ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; quyết tốn ngân sách được cấp có thẩm quyền duyệt; kết quả kiểm toán ngân sách do cơ quan kiểm tốn cơng bố theo quy định của pháp luật.

2.1.3.6. Nguyên tắc nhất niên.

Tại Điều 14 quy định: Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Tại Điều 62 Luật NSNN quy định: Toàn bộ các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp trong năm sau phải ghi vào ngân sách năm sau. Các khoản chi ngân sách đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch tốn vào ngân sách năm sau.

2.1.4. Phân cấp ngân sách và quản lý ngân sách.

Nội dung phân cấp ngân sách hiện hành dựa trên quan điểm coi NSNN là duy nhất, thống nhất. Nhà nước chỉ có một ngân sách, ngân sách này do Chính phủ trung ương quản lý và quyết định sử dụng. Tuy nhiên, Chính phủ trung ương phân giao một số nhiệm vụ nhất định trong hoạt động NSNN cho các cấp chính quyền địa phương.

Nội dung cơ bản về phân cấp quản lý ngân sách hiện hành gồm:

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ (%) phân chia một số khoản thu giữa các cấp ngân sách, số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ổn định từ 3 đến 5 năm (gọi chung là thời kỳ ổn định ngân sách); giao

quyền chủ động trong tính toán phân cấp cho ngân sách cấp dưới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội thực tế tại địa phương.

2.1.4.1. Phân cấp nguồn thu ngân sách.

Toàn bộ các khoản thu NSNN được phân ra làm 2 loại, và mỗi loại có một cách phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách.

* Loại thứ nhất: Các khoản thu thuộc một cấp ngân sách.

Tùy theo quy mơ, vai trị quản lý nhà nước của các cấp chính quyền liên quan đến khoản thu mà phân chia 100% cho một cấp ngân sách. Ví dụ:

+ Các khoản thu phân chia 100% cho NSTW là những khoản thu có quy mơ lớn, liên quan đến hoạt động kinh tế của cả nước hoặc một khu vực hoặc liên quan trực tiếp đến vai trị quản lý nhà nước của Chính phủ trung ương như: Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu; Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch tốn tồn ngành; các khoản thuế và thu khác từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí; thuế tiêu thụ đặc biệt…

+ Các khoản thu phân chia 100% cho NSĐP là các khoản thu có quy mơ vừa và nhỏ, liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh tế tại địa phương và vai trị quản lý nhà nước của chính quyền địa phương như: Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước; thuế môn bài; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; các khoản thu từ hoạt động xổ số…

* Loại thứ 2: Các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP

Gồm những khoản thu thứ yếu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương như: Thuế giá trị gia tăng (khơng kể thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu); Thuế thu nhập doanh nghiệp (khơng kể thuế TNDN của các đơn vị hạch toán toàn ngành); Thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao…

Việc phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách thuộc NSĐP do chính quyền cấp tỉnh quyết định trong phạm vi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho NSĐP đã được chính quyền trung ương quy định và theo các nguyên tắc phân chia tương tự như trên.

2.1.4.2. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách.

Phân cấp chi ngân sách thường gắn liền với phân cấp nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước giữa các cấp chính quyền. Nghĩa là NSTW đảm nhận cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trung ương như: An ninh - quốc phòng, ngoại giao, các dự án phát triển kinh tế quan trọng, cấp phát kinh phí cho các cơ quan hành chính trung ương… hoặc, ngân sách trung ương đảm bảo chi cho các chương trình quốc gia như: Chương trình quốc gia giải quyết việc làm; chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình… bao trùm trên phạm vi cả nước.

Khác với ngân sách trung ương, ngân sách các cấp chính quyền địa phương đảm nhận cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc nhiệm vụ quản lý của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện chi và quản lý chi cho các nhiệm vụ đó.

2.1.4.3. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên để cân đối ngân sách cấp dưới.

Ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ: (1) Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự tốn ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; (2) Thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa phương thực hiện; (3) Thực hiện các mục tiêu, cơng trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch

và đã được phê duyệt, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng khơng đủ nguồn hoặc cần tập trung nguồn lực để thực hiện nhanh trong một thời gian nhất định; (4) Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: khắc phục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một phần quỹ dự trữ tài chính của địa phương nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu; (5) Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác.

Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phịng ngân sách. UBND dự kiến phương án sử dụng đối với từng nhiệm vụ chi, thống nhất ý kiến với Thường trực HĐND trước khi thực hiện.

2.1.5. Cơ chế khuyến khích trong thu, chi ngân sách địa phương.

Hàng năm, trong trường hợp có số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, Chính phủ quyết định trích một phần theo tỷ lệ không quá 30% của số tăng thu so với dự toán thưởng cho ngân sách địa phương, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước. Căn cứ vào mức thưởng do Chính phủ quyết định, UBND cấp tỉnh báo cáo HĐND cùng cấp quyết định sử dụng số thưởng vượt thu được hưởng để đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp dưới.

Đối với thành phố Hồ Chí Minh: Được thưởng 30% của số tăng thu (Luật NSNN quy định không quá 30%), nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước; ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố tương ứng 70% phần còn lại của số tăng thu (sau khi đã thực hiện thưởng vượt thu) và 30% số thu vượt dự toán được giao của các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% trên địa bàn (không kể các khoản thu: thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu; các khoản thu không phát sinh trên địa bàn thành phố mà chỉ hạch toán nộp ở thành phố; các khoản hạch toán ghi thu, ghi chi và các

khoản thu được để lại đơn vị chi). UBND thành phố trình HĐND thành phố quyết định đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng; trả nợ các khoản vốn huy động; thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thưởng cho ngân sách cấp dưới.

2.1.6. Định mức phân bổ chi ngân sách.

Định mức phân bổ chi ngân sách cho chính quyền địa phương được áp dụng từ năm 2004, bao gồm định mức chi cho 10 lĩnh vực theo Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2004, đó là giáo dục, đào tạo, y tế, quản lý hành chính, văn hóa và thơng tin, thể thao, truyền hình, đảm bảo xã hội, an ninh quốc phịng và sự nghiệp kinh tế.

Để phân bổ ngân sách năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007 cho các lĩnh vực, bổ sung thêm một số lĩnh vực là khoa học công nghệ, chi trợ giá, trợ cước và các hoạt động môi trường. Định mức được điều chỉnh theo hệ số tùy thuộc vào bốn khối vùng: Đô thị; đồng bằng; miền núi - vùng dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu; vùng cao, hải đảo.

2.2. PHÂN CẤP NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - tài chính của khu vực kinh tế phía Nam và cả nước, với dân số chiếm khoảng 8% của cả nước nhưng hàng năm tạo ra khoảng 20% GDP và đóng góp gần 30% tổng thu ngân sách quốc gia. Chính vì vậy mà chính quyền trung ương đã ban hành một cơ chế quản lý ngân sách phù hợp với đặc thù của thành phố.

Bên cạnh các khoản thu được phân cấp theo Luật NSNN hiện hành, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành một số mức thu phí, lệ phí như phí đấu giá; phí chợ; phí trơng giữ xe đạp, xe máy, ơ tơ; phí tạm dừng, đỗ ơ tơ; phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải; phí vệ sinh và phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn sinh hoạt; phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất; lệ phí hộ tịch; lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường; lệ phí cấp biển số nhà; lệ phí cấp chứng minh nhân dân; lệ phí đăng ký cư trú.

Bên cạnh việc huy động vốn đầu tư trong nước để xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định theo quy định của Luật NSNN, Thành phố Hồ Chí Minh cịn được huy động vốn vay ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với điều kiện thành phố xây dựng phương án, chủ động tìm nguồn vay, lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho thành phố vay lại để thực hiện các dự án, cơng trình theo đề nghị của UBND thành phố. Thành phố có trách nhiệm bố trí từ ngân sách địa phương để hoàn trả gốc và lãi theo quy định của pháp luật. Tổng dư nợ các nguồn vốn huy động trong nước và ngồi nước khơng vượt q 100% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố theo dự toán HĐND thành phố quyết định hàng năm (không bao gồm nguồn vốn huy động đầu tư cho các dự án theo quy định của pháp luật, vốn đầu tư các dự án từ nguồn bổ sung có mục tiêu khơng ổn định từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố).

2.2.2. Phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách thành phố.

phố khóa VII, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng:

2.2.2.1. Các khoản thu phân chia toàn bộ cho một cấp ngân sách.

- Các khoản thu ngân sách thành phố hưởng 100% như tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền cho thuê, tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; thu đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; phí, lệ phí do cấp thành phố tổ chức thu (khơng kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ); lệ phí trước bạ (trừ lệ phí trước bạ nhà, đất); thu sự nghiệp do thành phố quản lý; thu khác; viện trợ; đóng góp…

- Các khoản thu ngân sách cấp quận - huyện hưởng 100% như thuế môn bài, trừ thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế tài nguyên (khơng kể thuế tài ngun thu từ hoạt động dầu khí); phí, lệ phí do cấp quận - huyện tổ chức thu (khơng kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ nhà đất); thu sự nghiệp do quận - huyện quản lý; thu khác; viện trợ; đóng góp…

- Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100% như phí, lệ phí do cấp xã tổ chức thu (khơng kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ nhà đất); thu sự nghiệp do xã quản lý; thu đấu thầu, thu khóan theo mùa vụ từ quỹ đất cơng ích và hoa lợi cơng sản khác do xã quản lý; thu khác; viện trợ; đóng góp…

2.2.2.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) cho các cấp ngân sách địa phương.

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w