Phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách thành ph ố

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 99)

2.2. Phân cấp ngân sách và quản lý ngân sách TP.Hồ Chí Minh

2.2.2. Phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách thành ph ố

phố khóa VII, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng:

2.2.2.1. Các khoản thu phân chia toàn bộ cho một cấp ngân sách.

- Các khoản thu ngân sách thành phố hưởng 100% như tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền cho thuê, tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; thu đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; phí, lệ phí do cấp thành phố tổ chức thu (khơng kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ); lệ phí trước bạ (trừ lệ phí trước bạ nhà, đất); thu sự nghiệp do thành phố quản lý; thu khác; viện trợ; đóng góp…

- Các khoản thu ngân sách cấp quận - huyện hưởng 100% như thuế môn bài, trừ thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí); phí, lệ phí do cấp quận - huyện tổ chức thu (khơng kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ nhà đất); thu sự nghiệp do quận - huyện quản lý; thu khác; viện trợ; đóng góp…

- Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100% như phí, lệ phí do cấp xã tổ chức thu (khơng kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ nhà đất); thu sự nghiệp do xã quản lý; thu đấu thầu, thu khóan theo mùa vụ từ quỹ đất cơng ích và hoa lợi cơng sản khác do xã quản lý; thu khác; viện trợ; đóng góp…

2.2.2.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) cho các cấp ngân sách địa phương.

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương, ngân sách thành phố và ngân sách quận - huyện:

Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu); thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch tốn tồn ngành); tiền th nhà và khấu hao cơ bản nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do quận - huyện quản lý.

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách quận - huyện và ngân sách cấp xã:

Thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế môn bài thu từ cá nhân và hộ kinh doanh, lệ phí trước bạ nhà - đất, thuế sử dụng đất nơng nghiệp thu từ hộ gia đình.

2.2.3. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách thành phố.

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chi được phân cấp theo Luật NSNN và áp dụng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách theo quy định thống nhất của Chính phủ, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành một số chế độ chi đặc thù như phụ cấp cho cán bộ, nhân viên công tác tại trạm y tế và trung tâm y tế dự phịng; trợ cấp khuyến khích cán bộ xã - phường - thị trấn.

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và phân chia tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ổn định từ 3 đến 5 năm (gọi chung là thời kỳ ổn định ngân sách). Từ năm 2004, có hai thời kỳ ổn định ngân sách là 2004 - 2006 (3 năm) và 2007 - 2010 (4 năm), điểm cơ bản khác nhau giữa hai thời kỳ này đối với thành phố Hồ Chí Minh là tỷ lệ được điều tiết thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp từ 29% trong giai đoạn 2004 - 2006 giảm còn 26% trong giai đoạn 2007 - 2010.

2.2.3.1. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp thành phố.

Theo Nghị quyết số 60/2006/NQ-HĐ ngày 07/12/2006 của HĐND thành phố khóa VII, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp thành phố:

- Chi đầu tư phát triển:

Đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn do thành phố quản lý; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật; các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

- Chi thường xuyên:

+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thơng tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.

+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do thành phố quản lý:

Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp (duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm định giống cây trồng, vật nuôi); sự nghiệp giao thông (duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường, các cơng trình giao thơng khác…); sự nghiệp thị chính (duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thốt nước, giao thơng nội thị, cơng viên và các sự nghiệp thị chính khác; các sự nghiệp kinh tế khác.

+ Các nhiệm vụ về quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội (phần giao cho cấp thành phố).

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở thành phố, quận - huyện.

+ Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở thành phố: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố.

+ Các chương trình quốc gia do thành phố quản lý. + Trợ giá theo chính sách của nhà nước.

- Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN.

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính. - Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.

- Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau.

2.2.3.2. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách quận, huyện.

Theo Nghị quyết số 60/2006/NQ-HĐ ngày 07/12/2006 của HĐND thành phố khóa VII, nhiệm vụ chi của ngân sách quận - huyện và phường, xã, thị trấn được quy định như sau:

Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp quận - huyện:

- Chi đầu tư phát triển:

Đầu tư xây dựng các dự án thuộc nhóm C trong phạm vi địa giới từng quận - huyện; chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

- Chi thường xuyên:

+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thơng tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao; các sự nghiệp khác do quận - huyện quản lý.

+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế:

Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp (duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các cơng trình thủy lợi, công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư); sự nghiệp giao thông (duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường, các cơng trình giao thơng khác do thành phố phân cấp); sự nghiệp thị chính (thanh tốn tiền điện chiếu sáng công cộng hê dân lập, vỉa hè, hệ thống thóat nước, cơng viên, tiểu đảo và các sự nghiệp thị chính khác); sự nghiệp môi trường

(quét thu gom rác đường phố; công tác bảo vệ môi trường); các sự nghiệp kinh tế khác.

+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội (phần giao cho quận - huyện).

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước do quận - huyện quản lý.

+ Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội quận - huyện: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở quận - huyện.

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.

- Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau.

Nhiệm vụ chi của ngân sách phường, xã, thị trấn:

- Chi đầu tư phát triển:

Đầu tư xây dựng các dự án thuộc ngân sách có mức vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng; đầu tư và sửa chữa các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của cấp xã từ nguồn huy động, đóng góp cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật; chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

- Chi thường xuyên:

lý.

+ Các hoạt động xã hội, văn hóa thơng tin, thể dục thể thao do cấp xã quản

+ Hỗ trợ kinh phí giáo dục (bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo) và y tế. + Quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các cơng trình phúc lợi, đường giao thơng do cấp xã quản lý.

+ Cơng tác dân qn tự vệ, trật tự an tồn xã hội.

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau.

2.2.3.3. Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách quận - huyện.

Theo Điều 10 Luật NSNN:

- HĐND tỉnh quyết định định mức phân bổ ngân sách làm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách ở địa phương;

- Thủ tướng Chính phủ quy định khung và giao cho HĐND cấp tỉnh quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp đặc điểm của địa phương;

- Ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, trên cơ sở nguồn thu ngân sách địa phương đảm bảo, HĐND cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương.

Căn cứ các quy định trên, HĐND thành phố phê chuẩn và UBND thành phố ban hành các định mức chi cơ bản để phân bổ dự toán chi ngân sách hiện hành của ngân sách quận - huyện theo hướng điều chỉnh tăng qua các năm từ 15% đến 20%.

Sự nghiệp giáo dục và y tế được phân cấp cho quận - huyện quản lý, nhưng q trình lập, phân bổ dự tốn ngân sách chi tiết cho 24 quận - huyện do Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế xác định căn cứ đối tượng chi là số học sinh, số giường bệnh, dân số (đối với chi phịng chống dịch bệnh). Khi giao dự tốn ngân sách, UBND quận - huyện không được giao thấp hơn dự toán của UBND thành

phố giao đối với sự nghiệp giáo dục, y tế, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình và dự phịng ngân sách.

2.3. VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH.

Thành phố đã tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách về tài chính phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như quy chế đấu giá quyền sử dụng đất; phân chia nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất cho ngân sách quận huyện để khuyến khích việc sử dụng đất hiệu quả (năm 2009 thu tiền sử dụng đất 4.353 tỷ đồng); thưởng thu vượt dự toán đối với khoản thu tiền sử dụng đất để chi đầu tư (cấp lại số thu vượt tiền sử dụng đất năm 2009 là 1.198 tỷ đồng); phân cấp quản lý tài sản nhà nước; phân cấp cho quận, huyện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

khu đất có diện tích dưới 1.000 m2; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với nhiệm vụ kinh tế - xã hội; phân cấp quyết định đầu tư; phân cấp quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị (đường, vỉa hè; hệ thống thoát nước; hệ thống đèn chiếu sáng công cộng dân lập; hành lang bảo vệ bờ sông, bờ kinh, bờ rạch); ban hành quy chế đấu thầu chợ nhằm khai thác có hiệu quả tài sản nhà nước; ban hành một số chế độ trợ cấp đặc thù; ban hành mức thu phí - lệ phí (năm 2009 thu 1.092 tỷ đồng); thí điểm đấu thầu quét thu gom rác đường phố; tổ chức thực hiện chương trình cho vay kích cầu.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tài chính ở địa phương. Sở Tài chính, Phịng Tài chính - Kế hoạch quận huyện có kế hoạch kiểm tra tài chính hàng năm. Kiểm tốn Nhà nước định kỳ kiểm toán ngân sách thành phố 2 năm/lần, bắt đầu từ năm 2009 kiểm toán hàng năm. Việc thực hiện chế độ công khai ngân sách được thực hiện đúng quy định, tạo điều kiện cho công tác giám sát.

Các cơ chế, chính sách quản lý chi ngân sách đã có tác dụng nhất định, tạo được nguồn thu cho ngân sách thành phố, bổ sung vốn chi đầu tư phát triển, tiết kiệm ngân sách. Các cấp chính quyền địa phương phát huy được tính chủ động,

tích cực khai thác, huy động nguồn thu trên địa bàn, chủ động cân đối ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cơ chế, chính sách về tài chính vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa quy định cụ thể các giải pháp khuyến khích, thúc đẩy, mở rộng các hình thức xã hội hóa theo hướng góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công; cơ chế huy động vốn xây dựng quỹ nhà ở xã hội; giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất trong q trình đơ thị hóa; phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi an ninh quốc phòng tại địa phương.

2.4.THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH THÀNH

PHỐ.

2.4.1. Lập và phê chuẩn dự tốn chi.

Hàng năm, thơng thường vào giữa tháng 6, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư hướng dẫn lập dự tốn ngân sách năm sau, trong đó nêu rõ những mục tiêu, định hướng và những ưu tiên về ngân sách cho những ngành, lĩnh vực cùng những chỉ dẫn khác. Trên cơ sở đó, trong tháng 7, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức hội nghị triển khai hướng dẫn việc lập dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới. Sở Tài chính làm việc với Cục Thuế và Cục Hải quan Thành phố để thống nhất dự toán thu thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu. Các Sở ngành, quận, huyện lập dự tốn ngân sách của đơn vị mình gởi về Sở Tài chính vào tuần cuối tháng 7. Sau đó, phịng quản lý ngân sách quận, huyện xử lý tổng hợp dự tốn chi ngân sách khối quận huyện; các phịng đầu tư – sửa chữa, phịng hành chính - văn xã xử lý, tổng hợp đối với dự toán chi ngân sách cấp thành phố, chuyển qua phòng ngân sách tổng hợp chung vào dự tốn ngân sách thành phố.

Phịng ngân sách xử lý, tổng hợp trình Giám đốc cho ý kiến để hoàn chỉnh dự tốn ngân sách thành phố, trình UBND thành phố và báo cáo Bộ Tài chính. Giữa tháng 8, Sở Tài chính làm việc với Bộ Tài chính về dự tốn ngân sách thành phố lần thứ nhất. Căn cứ kết quả làm việc lần thứ nhất, Sở Tài chính tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị những giải trình về những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau

giữa Bộ và Sở để chuẩn bị cho lần làm việc thứ hai vào cuối tháng 9. Đến đây, mọi quyết định đều do Bộ Tài chính đưa ra. Trong khoảng thời gian của tháng 10, Sở Tài chính bắt đầu kế hoạch thảo luận dự toán ngân sách năm sau đối với các đơn vị, nếu các đơn vị đó có yêu cầu.

Cuối tháng 11 đầu tháng 12, sau khi nhận được quyết định dự tốn ngân sách do Chính phủ giao, Sở Tài chính tiến hành tiến hành lập phương án phân bổ ngân sách, trình UBND thành phố xem xét, báo cáo HĐND thành phố theo hướng tăng thêm 5% so với kế hoạch Chính phủ giao. HĐND thành phố chủ yếu xem xét việc phân bổ ngân sách theo danh mục các dự án đầu tư xây dựng, một

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w