2.4. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG MHB
2.4.3.3. Các nguyên nhân khác
* Một là: Môi trường pháp lý:
Trong thời gian qua nước ta đang trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế theo đó những chính sách, cơ chế của Nhà nước được ban hành mang tính vừa làm vừa sửa, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, khơng được ban hành kịp thời, hiệu lực thực thi kém tạo nên mơi trường pháp lý khơng an tồn và không ổn định cho hoạt động kinh tế và hoạt động ngân hàng gây ra những rủi ro cho các chủ thể vay vốn và các ngân hàng thương mại. Ví dụ như: Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm được xây dựng theo Bộ luật dân sự năm 2005, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có Thơng tư hướng dẫn nào từ phía ngân hàng Nhà nước, cũng như những quy định không phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong Bộ luật dân sự năm 2005: lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, …
* Hai là: Mơi trường kinh tế:
Trà Vinh là một tỉnh có ngành nơng, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng khá cao, thường xuyên gánh chịu thiên tai, lũ lụt, mất mùa,… đây là nguyên nhân bất khả kháng nằm ngồi tầm kiểm sốt của các ngân hàng thương mại và khách hàng vay làm tăng nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng.
Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mơ của Nhà nước đang trong q trình đổi mới và hồn thiện nên thường có những điều chỉnh làm biến động môi trường kinh tế gây xáo trộn những dự báo trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không theo kịp nên bị động dẫn đến kinh doanh thua lỗ khơng đủ khả năng hồn trả nợ ngân hàng.
* Ba là: hiện tượng “cị” tín dụng: Hiện nay hiện tượng “cị” dịch vụ ngân hàng, đặc biệt
là “cị” tín dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn tồn tại và có xu hướng phát triển. Khơng tính đến một vài lợi ích đem lại của cị tín dụng khi nhìn dưới góc độ là một dịch vụ, cị tín dụng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay do chi phí sử dụng vốn của người đi vay bị đẩy lên rất lớn dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp - là nguyên nhân của các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Các hồ sơ tín dụng thơng qua “cị”
thường được làm đầy đủ tới mức hoàn hảo phù hợp với quy định của ngân hàng, điều này thường không phản ánh đúng thực tế. Chính “cị” tín dụng là nguyên nhân phát sinh những hiện tượng tiêu cực tác động làm tha hóa đối với cán bộ tín dụng kém phẩm chất đạo đức, cán bộ tín dụng thiếu năng lực và trình độ, từ đó làm giảm hiệu quả của cơng tác thẩm định.
* Bốn là: Công tác kiểm tra, giám sát ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động
tín dụng của Chi nhánh chưa thật sự hiệu quả, chưa đưa ra được những cảnh báo cần thiết và kịp thời giúp cho Chi nhánh hoạt động tốt hơn, an toàn hơn. Hiện nay, việc kiểm tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước trên địa bàn vẫn cịn mang tính “hành chính”, kiểm tra theo chu kỳ mang tính cục bộ và thơng thường là khi có xảy ra sự cố thì mới tiến hành kiểm tra mà chưa có những cảnh báo mang tính định hướng chung hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn như cảnh báo về thị trường, về sự thay đổi của cơ chế chính sách, các thủ thuật âm mưu lừa đảo của khách hàng,….hoặc là đưa ra cảnh báo cho các ngân hàng nào có tốc độ tăng trưởng dư nợ q nóng hay có sự cạnh tranh vượt ngưỡng an tồn giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn.
Kết luận chương II:
Trong những năm qua ngân hàng MHB Chi nhánh Trà Vinh đã có những bước phát triển vượt bậc về doanh số, lợi nhuận, thương hiệu, quy mô, mạng lưới hoạt động, sự đa dạng của sản phẩm, trình độ của đội ngũ cán bộ và đặc biệt là chất lượng của các sản
phẩm cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã được, Chi nhánh vẫn còn những hạn chế phải được khắc phục ngay trong cuộc cạnh tranh thời hội nhập hiện nay.
Tín dụng vẫn ln là nghiệp vụ được quan tâm trong công tác chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động do với đặc điểm của các ngân hàng Việt Nam nghiệp vụ này vẫn chiếm trên 80% thu nhập và đối với Chi nhánh trên 95%. Qua các số liệu phân tích thực tế thời gian qua cho thấy Chi nhánh vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể nâng cao chất lượng tín dụng. Cụ thể, Chi nhánh vẫn cịn nhiều thiếu sót trong khâu quản lý, tổ chức thực hiện, công tác đào tạo nhân sự và phịng ngừa rủi ro,…Bên cạnh đó, cũng cho thấy chức năng quản lý và hỗ trợ của ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan đối với các ngân hàng trong nghiệp vụ này cũng chưa thật tốt và kịp thời. Điều đó, cần có những giải pháp cơ bản, đồng bộ và hợp lý để khắc phục, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Có như vậy Chi nhánh mới đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH