Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018 (Trang 49 - 56)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, Quản lý sử dụng đất và tình

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường:

3.1.3.1. Thuận lợi:

Huyện Tam Dương có địa giới hành chính ổn định và vị trí địa lý thuận lợi. Hệ thống giao đường bộ kết nối với bên ngồi thơng thương với các trung tâm phát triển của tỉnh, vùng và cả nước. Địa hình, đất đai thuận lợi cho phát triển các dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng như phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện. Tam Dương là huyện nằm liền kề với thị xã Vĩnh Yên, có các trục đường giao thông quan trọng chạy qua như: đường quốc lộ 2A, 2B, 2C, các tỉnh lộ 305, 306, 309, 310 đã được nâng cấp, nhựa hoá thuận lợi cho giao thông, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội. Trong tương lai, đường xuyên Á đi qua sẽ tạo thêm cho Tam Dương cơ hội phát triển và hội nhập mạnh hơn với quốc tế. Lợi thế so sánh tương đối về vị trí địa

lý và diện tích mặt bằng của các huyện Bình xuyên thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên cũng dần nhường chỗ cho các huyện như Tam Dương, Yên Lạc trong thu hút đầu tư công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian 2011 - 2020 và 2020 - 2030.

- Trong bối cảnh và khả năng phát triển, tiềm lực kinh tế của Vĩnh Phúc đã tạo ra một số nhân tố mới cho Tam Dương trong triển vọng như hỗ trợ kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm tổ chức quản lý, phát triển xã hội.

- Tam Dương có ba vùng sinh thái miền núi - trung du và đồng bằng với tiềm năng lớn về điều kiện đất đai, mặt bằng thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Trên địa bàn đã có quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, các khu dân cư tập trung, các cụm chợ - dịch vụ, các trung tâm văn

hoá, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu. Ngoài ra, giai đoạn vừa qua, Tam Dương đã có một số thành cơng đáng ghi nhận trong quá trình phát triển kể từ khi đổi mới; có nhiều chỉ tiêu vượt trội về quy mơ, năng suất và hiệu quả sản xuất so với các huyện có cùng điều kiện. Năng lực quản lý, điều hành của lãnh đạo các cấp uỷ, chính quyền Mặt trận ở Tam Dương khá sâu sát, quyết liệt.

- Một thuận lợi khác có tính quyết định thành bại trong phát triển kinh tế đó là vai trị lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tam Dương trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước. Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Tam Dương đã đoàn kết tốt, quyết tâm cao phấn đấu vì lợi ích chung cho phát triển kinh tế - xã hội, đã cùng toàn dân với tất cả các thành phần kinh tế vượt qua mọi khó khăn, thách thức tạo ra nhiều cơ hội, thực hiện thành công Nghị quyết đại hội các nhiệm kỳ đề ra.

3.1.3.2. Khó khăn:

- Là một huyện nghèo, đất canh tác ít, kinh tế phát triển ở trình độ cịn thấp, dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Đời sống nhân dân cịn khó khăn, GDP/người thấp hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh và cả nước.

- Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, chuyển dịch chậm, chưa tạo được khu vực kinh tế có các ngành mũi nhọn, đột phá cho kinh tế đi lên nhanh chóng. Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp chưa có cơ hội phát triển, đang ở gia đoạn xúc tiến đầu tư, ngành nghề phát triển chậm, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp.

- Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng tuy đã được nâng cấp nhưng còn thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển với tốc độ cao và bền vững, nhất là kết cấu hạ tầng về thuỷ lợi phục vụ sản xuất nơng nghiệp.

- Tài ngun khống sản nghèo, đất đai kém màu mỡ, khả năng tích luỹ yếu, nguồn vốn hạn hẹp.

- Khu vực doanh nghiệp nói chung cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Quy mơ các doanh nghiệp cịn nhỏ, điều kiện đổi mới công nghệ hạn chế. Đội ngũ doanh nghiệp giỏi chưa nhiều, kinh nghiệm trong kinh tế thị trường còn hạn chế.

3.1.4 Khái quát tình hình sử dụng đất:

Theo số liệu thống kiểm kê đất đai năm 2020, huyện Tam Dương có diện tích tự nhiên là 127.882,3 ha, phân theo mục đích sử dụng sau:

- Đất nơng nghiệp: 121.407,22 ha, chiếm 94,94% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 6.367,02 ha, chiếm 4,97%;

- Đất chưa sử dụng: 108,06ha, chiếm 0,08%;

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Dương năm 2020 Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích ước năm 2020 (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 127.882,30 1 Đất nông nghiệp NNP 121.407,22 94,94

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 17.265,52 13,50

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 9.681,92 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.741,18 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3.940,74 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.583,59

Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích ước năm 2020 (ha) Cơ cấu (%) 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 103.565,16 80,98 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 67.923,14 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 26.423,49 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 9.218,53 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 576,55 0,45 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH

2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.367,02 4,98

2.1 Đất ở OTC 1.186,01 18,63

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.147,23 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 38,78

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.704,93 42,48

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 20,35 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 26,58

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,60

2.2.4 Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp DSN 200,51 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 386,17 2.2.6 Đất có mục đích cơng cộng CCC 2.070,70

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,76 0,01 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2,99 0,05 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa nhà tang lễ, NHT địa, NTD 170,29 2,67 2.6 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối SON 2.297,26 36,08 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 4,77 0,07 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 108,06 0,08

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 82,4 0,066 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 14.3 0,0085

Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích ước năm 2020 (ha) Cơ cấu (%)

3.3 Đất núi đá khơng có rừng cây NCS 11,3 0.0055

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Tam Dương) 3.1.4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Huyện Tam Dương có tổng diện tích đất nơng nghiệp là 6.617,00 ha, chiếm 61,74% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện. Diện tích đất nơng nghiệp phân bổ tương đối đều giữa các xã, xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là xã Kim Long với diện tích là 905,05 ha, xã có diện tích đất nơng nghiệp nhỏ nhất là xã Hợp Thịnh với diện tích là 199,76 ha. Theo số liệu thống kê thì bình qn đất nơng nghiệp trên đầu người là 702 m2/người. hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện biểu đồ 05.

- Đất trồng cây hàng năm: Đây là loại đất nhiều nhất trong đất nông nghiệp với diện tích 4.398,49 ha, trong đó đất trồng lúa có 4.027,46 ha, chủ yếu là đất chuyên trồng lúa nước với diện tích là 3.514,90 ha. Tam Dương là một huyện trung du miền núi địa hình khơng bằng phẳng khó khăn cho tưới tiêu. Vì vậy trên địa bàn huyện chủ yếu là đất sản xuất 2 vụ, đất sản xuất 3 vụ rất ít. Cây hàng năm khác có 371,03 ha chủ yếu là cây cơng nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương…. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần đem các giống cây trồng ngắn ngày vào sản xuất và đặc biệt là phát triển đồng cỏ chăn nuôi.

- Đất trồng cây lâu năm: có diện tích 645,29 ha, chiếm 12,79% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, trong đó diện tích trồng cây cơng nghiệp lâu năm là 136,33 ha; đất trồng cây ăn quả là 345,48 ha; đất trồng cây lâu năm khác là 163,48 ha. Cây trồng chủ yếu là cam, quýt, nhãn, vải, hồng, na… để đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới huyện cần có các chính sách đầu tư phát triển nhân rộng mơ hình trang trại. Đưa các giống cây trồng mới cho nănng suất cao vào sản xuất.

- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp tồn huyện là 1.428,59 ha, chiếm 21,59% so với diện tích đất nơng nghiệp tồn huyện. Tồn bộ diện tích rừng này của huyện là rừng sản xuất. Trong những năm vừa qua công tác trồng rừng và bảo vệ rừng đã được chú trọng nên diện tích rừng ổn định và có xu hướng tăng lên.

- Đất ni trồng thuỷ sản: tổng diện tích đất ni trồng thuỷ sản là 144,63 ha, chiếm 2,19% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Do địa hình khơng thuận lợi nên diện tích đất ni trồng thuỷ sản phân bố manh mún, chủ yếu là nuôi cá nước ngọt, nuôi theo mơ hình V.A.C. Ngồi ra phần diện tích này cịn có tác dụng dự trữ nước và tiêu nước trên địa bàn huyện.

3.1.4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nơng nghiệp

Có thể thấy rằng cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng về nhu cầu sử dụng đất phi nơng nghiệp. Trong tồn huyện hiện có 3.764,65 ha, chiếm 35,12% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất ở có 1.404,34 ha, chiếm 37,30% đất phi nơng nghiệp, đất chun dùng có 1.927,61 ha, chiếm 51,20% đất phi nông nghiệp, đất tôn giáo tín ngưỡng có 18,27 ha, chiếm 0,49% đất phi nơng nghiệp, đất nghĩa trang nghĩa địa có 101,48 ha, chiếm 2,70% đất phi nông nghiệp, đất sông suối mặt nước chun dùng có 303,75 ha, chiếm 8,07% đất phi nơng nghiệp, đất phi nơng nghiệp khác có 9,20 ha, chiếm 0,24% đất phi nông nghiệp. (Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp được thể hiện ở phụ lục 06 và biểu đồ 06).

- Đất ở: diện tích đất ở của huyện hiện có 1.404,,34 ha, trong đó diện tích đất ở nơng thơn có 1.282,33 ha, chiếm 91,31% diện tích đất ở. Mặc dù đất ở đơ thị có diện tích 122,01 ha nhỏ hơn so với đất ở nơng thôn, song đã tăng rất nhiều so với năm 1999 do việc sát nhập thị trấn Tam Dương vào thị xã Vĩnh Yên huyện khơng cịn đất ở đô thị. Sự gia tăng này là do q trình đơ thị hoá diễn ra mạnh và sự thành lập thị trấn Hợp Hoà.

- Đất chuyên dùng: đây là loại đất có diện tích nhiều nhất trong đất phi nơng nghiệp, theo số liệu thống kê 01/01/2009 thì tồn huyện có 1927,61 ha diện tích đất chun dùng chiếm 51,20% đất phi nơng nghiệp.

+ Trong đó đất trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp có 90,08 ha chiếm 2,39% đất phi nông nghiệp, được phân bố đều trong các xã.

+ Đất quốc phòng an ninh có 212,95 ha, chiếm 5,66% đất phi nông nghiệp. Bao gồm các doanh trại quân sđội, trường hạ sỹ quan tăng thiết giáp, trường biên phòng,... trụ sở chỉ huy quân sự huyện. phần diện tích này được xác định rõ ràng và ổn định.

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp có diện tích 224,76 ha, chiếm 5,97% đất phi nông nghiệp, đây là loại đất cho hiệu quả kinh tế cao trong tương lai cần có biện pháp mở rộng.

+ Đất có mục đích cơng cộng là loại đất có diện tích lớn nhất trong đất phi nơng nghiệp với diện tích là 1.399,82 ha, chiếm 37,18% đất phi nơng nghiệp. Bao gồm có 730,10 ha đất giao thơng, 601,79 ha đất thuỷ lợi, 0,23 ha đất cơng trình năng lượng, 0,75 ha đất cơ sở văn hoá, 5,32 ha đất cơ sở y tế, 44,08 ha đất cơ sở giáo dục – đào tạo, 11 ha đất cơ sở thể dục thể thao, 5,90 ha đất chợ, 0,65 ha đất có di tích danh lam thắng cảnh.

- Đất tơn giáo tín ngưỡng: diện tích đất tơn giáo tín ngưỡng la 18,27 ha, chiếm 0,49% đất phi nơng nghiệp, bao gồm các cơng trình đền, chùa, đình, miếu…phân bố ở tất cả các xã. Trên tồn huyện có rất nhiều di tích lịch sử, trong đó có 2 di tích được Bộ văn hố xếp hạng là đình Thứa Thượng, đình Phú Vinh ở Duy Phiên và có 13 di tích được xếp hạng cấp tỉnh đã góp phần nâng cao đời đống tinh thần cho nhân dân.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa của huyện là 101,48 ha, chiếm 2,70% tổng diện tích đất phi nơng nghiệp, phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Hầu hết các khu nghĩa địa được bố trí tập trung theo các xã. Tuy nhiên một số vị trí phân bổ chưa hợp lý, nghĩa địa nằm rải

rác xen lẫn trên đất lúa phần nào ảnh hưởng xấu đến môi trường đồng và tác động đến hiệu quả sử dụng đất.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Tam Dương có hệ thống sơng suối ao hồ tương đối nhiều, có lượng nước mặt dồi dào. Năm 2008 tồn

huyện có 303,75 ha, chiếm 8,07% đất phi nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp khác: tổng diện tích đất phi nơng nghiệp khác là 9,20 ha, chiếm 0,24% diện tích đất phi nơng nghiệp.

3.1.4.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng

Theo đố liệu thống kê 01/01/2009 tổng diện tích đất chưa sử dụng trong toàn huyện là 336,90 ha, chiếm 3,14% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 1.195,00 ha so với năm 2003. (Hiện trạng đất chưa sử dụng được thể hiện ở phụ lục 06 và biểu đồ 07)

Trong những năm gần đây huyện đã chú trọng việc cải tạo, khuyến khích người dân khai hoang đất chưa sử dụng để tăng diện tích đất sử dụng. Ngoài ra việc thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và các dự án trồng rừng đã sử dụng một diện tích lớn đất đồi núi chưa sử dụng vào dử dụng. Vì vậy trong những năm gần đây diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với cơng tác quản lý và sử dụng đất.

- Đất bằng chưa sử dụng hiện nay trên tồn hyện có 55,48 ha chiếm 16,47% diện tích đất chưa sử dụng, phân bố ở 10 xã trên 13 xã của huyện, chủ yếu tập trung ở xã Đạo Tú. Mặc dù diện tích này chưa sử dụng , song đây là tiềm năng để mở rộng diện tích đất sử dụng trong những năm tới.

- Đất đồi núi chưa sử dụng hiện nay có 281,42 ha, chiếm 83,53% diện tích đất chưa sử dụng, tập trung chủ yếu ở cã Thanh Vân. Diện tích này có độ dốc lớn, bị xói mịn mạnh khơng có khả năng sản xuất nơng nghiệp, song vẫn có khả năng để cải tạo rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)