Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
2.3 Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của Công ty CPCN Gốm sứ Taicera
2.3.1.4 Công tác điều hành và quản trị sản xuất
a) Hoạch định chiến lược
Ban lãnh đạo Công ty người Đài Loan có chun mơn và kinh nghiệm và có mối quan hệ rộng với khách hàng, nhà cung ứng nguyên liệu trong ngành. Cuộc khủng hoảng toàn cầu làm kinh tế và thị trường thế giới bất ổn, hoạt động xuất khẩu của cơng ty gặp khó khăn. Trước tình hình này, Ban lãnh đạo đã phát triển mở rộng tiêu thụ nội địa, tăng cường tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, quản lý và kiểm sốt tình hình chi phí nội bộ từng phịng ban, tìm nguồn ngun liệu thay thế và đàm phán các nhà cung ứng nguyên liệu để giảm giá nhập khẩu nguyên liệu, Công ty cũng tăng cường cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tạo lợi thế cạnh tranh.
Kết quả kinh doanh năm 2008 doanh thu mức 1.087,35 tỷ đồng đạt 92% so với kế hoạch năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 36,9 tỷ đồng nhưng chưa đạt mục tiêu đề do tình tiền đồng mất giá, nguyên liệu nhập tăng cao và lãi vay ngân hàng bằng ngoại tệ tăng cao tổn thất do biến động tỷ giá hối đối. Ban lãnh đạo Cơng ty dự báo năm 2009 cịn đối mặt nhiều vấn đề khó khăn vì tác động khủng hoảng thế giới lan rộng, Giá cả hàng và tỷ giá hối đoái tiếp tục biến động khiến chi phí sản xuất sẽ tăng và đưa ra sản lượng dự kiến năm 2009 là 8,8 triệu m2, doanh thu đạt 865 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 32,5 tỷ đồng
Kết quả thực hiện năm 2009 sản lượng tiêu thụ 8,807 triệu m2, doanh thu mức 932,3 tỷ đồng đạt mục tiêu đề ra, tuy nhiên lợi nhuận chỉ mức 4,15 tỷ đồng chưa đạt được mục tiêu của kế hoạch. Cơng ty dự báo năm 2010 chi phí sản xuất sẽ tái diễn như năm 2009, giá ga điện, nước tăng, chi phí nguyên vật liệu sản xuất mức cao, tỷ giá hối đoái mức cao (19.400VND/USD), vật liệu đóng gói và lương nhân viên tăng. Dự kiến sản lượng tiêu thụ là 10,5 triệu m2; doanh thu đạt 1,227,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 35,4 tỷ đồng.
52
b) Nguồn nhân lực
Bảng 2.15: Tình hình nhân sự Cơng ty CPCN Gốm sứ Tacera giai đoạn 2006-2009
Tiêu chí phân loại 2006 -2007 Tỷ lệ (%)
2008 -2009 Tỷ lệ (%)
a/ Theo trình độ học vấn Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng
Sau đại học 1 - 1 0.09 6 2 8 0.72 Đại học 72 58 130 12.09 47 44 91 8.16 Cao đẳng/Trung cấp 238 26 264 24.56 206 49 255 22.87 Trung học 489 123 612 56.93 413 123 536 48.07 Khác 56 12 68 6.33 177 48 225 20.18 Tổng cộng 856 219 1075 100% 849 266 1115 100%
b/ Theo phân công lao động 2006-2007 2008-2009
Hội Đồng Quàn Trị/BGĐ 1 - 1 0.093 4 4 0.36
Lao động điều hành cấp cao 14 1 15 1.395 21 7 28 2.51
Lao động điều hành trung cấp 231 121 352 32.744 245 113 358 32.11
Lao động trực tiếp 610 97 707 65.767 579 146 725 65.02
Tổng cộng 856 219 1075 100% 849 266 1,115 100%
“Nguồn: Báo cáo thường niên Cơng ty Taicera năm 2006 -2009”
Tình hình nhân sự khá ổn định năm 2006-2007 với 1075 nhân viên đang làm việc cho Cơng ty Taicera, trong đó sau đại học chỉ có 1 người, tỷ trọng số người đã tốt nghiệp đại học chiếm 13%, cao đẳng và trung cấp chiếm 24,56%, trung học chiếm 56,93%, thành phần khác chiếm 6,33%. Do mở rộng qui mơ sản xuất, tình hình nhân sự 2008-2009 tăng lên 1.115 người, hiện công ty đang hướng tới tăng cường nhân lực cho ban lãnh đạo, điều hành cấp cao và cấp trung, số lượng lao động trực tiếp cũng tăng. Tuy nhiên, xét chất lượng nguồn nhân lực thấy chưa cao, khá nhiều cán bộ điều hành trình độ chỉ trung học trở xuống và chưa qua đạo tạo. Chính sách lương người việt nam khá thấp chỉ mức thu nhập là 3,5 triệu đồng, trong khi đó lương cán bộ người Đài Loan làm việc gấp 10 lần so với thuê người bản địa. Do vậy, Cần chú trọng hơn vào chất lượng của nguồn nhân lực trong tuyển dụng và đào tạo nậng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ nhân viên, điều hành và quản lý.
c/ Công tác điều khiển
Công tác sản xuất
Công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh rất chặt với đội ngủ chuyên môn kinh nghiệm và cơng nhân vận hành máy móc thiết bị sản xuất là người Đài Loan nên vận hành máy móc thành thạo và phát huy hiệu quả
Hoạt động cung ứng vật tư
Nhiệm vụ phịng là cơng tác tìm kiếm chọn nhà cung cấp cung cấp uy tín và chất lượng ổn đinh, nghiệp vụ mua hàng phụ tùng thiết bị và nguyên vật liệu, quản lý hàng tồn kho, thủ tục và qui trình mua sắm vật tư, qui trình nhập kho.
Công tác quản lý hàng tồn kho
Áp dụng các mơ hình quả trị hàng tồn nhằm tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và tồn trữ. Gạch thành phẩm sắp xếp gọn gàng theo chủng loại, vệ sinh an toàn PCCC, hệ thống sổ sách quản lý, vi tính hóa hàng thành phẩm, thơng tin trao đổi kịp thời, có độ tin cậy cao.
Công tác điều hành sản xuất
Tổng giám đốc căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm và các đơn đặt hàng đã ký kết, giao nhiệm vụ cho từng phòng ban của từng chi nhánh và xuất khẩu, công tác tham mưu giúp tổng giám đốc xây dựng kế hoạch,
Cơng tác quản lý chi phí
Cơng tác quản lý chi phí và đánh giá hiệu quả theo từng chi nhánh, tập hợp thông kê thông tin phản hồi từ hoạt động kinh doanh từng chi nhánh, quản lý chi phí từng bộ phận tự hoạch toán và báo cáo.
Các kế hoạch và biện pháp chủ động nguồn nguyên vật liệu
Công ty tăng cường tìm khai thác sử dụng nguyên liệu trong nước, nhà cung ứng với giá cả, chất lượng hơn, tích cực cải tiến công thức phối liệu gạch thay thế bằng những nguyên liệu giá rẻ, xây dựng xưởng dự trữ nguyên liệu dự phòng để sử dụng khi cần thiếu đảm bảo sản xuất ổn định
Biện pháp nâng cao chất lượng:
Tự kiểm tra, khống chế chất lượng trong quá trình sản xuất, thực hiện theo hệ thống chất lượng ISO, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt đến tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
c) Công tác kiểm tra
Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2000, chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO13006:2003 cấp bởi SIRIM QAS International Sdn.Bhd.
d) Công tác nghiên cứu và phát triển
Công tác R&D: Năm 2000: 4 bộ in Rotocolor cho sản phẩm gạch ốp tường men bóng, gạch viền; Năm 2001: Gạch mài bóng phân bổ nhiều ống và in thấm quy cách lớn;
Năm 2002: Gạch mài bóng hạt mịn quy cách lớn; Năm 2003: Gạch ghép nghệ thuật cắt thủy lực, gạch nung 3 lần; Năm 2004: Gạch gia công phối bộ, Mosaic; Năm 2005: Gạch giả cổ 30*60cm; Năm 2006: Gạch mài bóng khổ 60x60cm, 80x80cm và 100x100cm in thấm, nhiều ống, hạt mịn; Năm 2007: Gạch thạch anh phát minh mới: 80x80, 60x60, 40x40cm; Năm 2009: Gạch thạch anh phát minh mới: 80x80cm, 60x60cm.
2.3.1.5 Tài chính và Kế tốn
Bảng 2.16: Bảng chỉ số tài chính Cơng ty CPCN Gốm sứ Taicera từ năm (2006-2009)
STT Chỉ tiêu phân tích 2006 2007 2008 2009
I Các chỉ số tăng trưởng
1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 8.05% 68.98% -5.42% -14.26%
II Tỷ số đo lường khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1.917 2.024 1.525 1.372
2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1.085 1.128 0.788 0.82
III Tỷ số đo lường mức độ hoạt động
1 Vòng quay các khoản phải thu 7.201 6.724 6.661 4.877
2 Kỳ thu tiền bình quân 49.996 53.543 54.046 73.822
3 Vòng quay hàng tồn kho 2.861 4.137 3.864 3.563
4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 1.358 2.218 1.888 1.781
5 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 0.644 0.988 0.931 0.788
6 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu 1.312 1.951 1.787 1.557
IV Tỷ số địn bẩy tài chính
1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0.509 0.494 0.479 0.494
2 Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu 1.036 0.975 0.918 0.977
3 Tỷ số nợ dài hạn vốn chủ sở hữu 0.485 0.448 0.291 0.185
4 Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu 2.036 1.975 1.918 1.977
5 Khả năng thanh toán lãi vay 5.503 3.374 2.888 1.415
V Các tỷ số sinh lợi
1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 0.086 0.064 0.034 0.0045
2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 0.055 0.063 0.032 0.0035
3 Tỷ suất sinh lơi trên vốn chủ sở hữu(ROE) 0.11 0.12 0.06 0.007
“Nguồn: Báo cáo tài chính Cơng ty Taicera năm 2006 -2009”
Mức tăng trưởng doanh thu của Công ty CPCN Gốm sứ Taicera tăng trưởng không đều. Tỷ số đo lường khả năng thanh tốn: Cơng ty có nguy cơ khó khăn chi trả nợ đến hạn, cơ cấu nợ ngân hàng chiếm 65% trong nợ ngắn hạn, lãi vay lớn làm ảnh hưởng lợi nhuận của công ty. Tỷ số đo lường mức độ hoạt động: Vòng quay các khoản phải thu giảm, “1 đồng tài sản cố định tạo ra được 1,7 đồng doanh thu”. Tỷ số sinh lợi: Tỷ suất sinh lợi trên
55
doanh thu, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm mạnh. Mức sinh lợi của công ty chưa tương xứng với doanh thu.
2.3.2 Ma trận các yếu tố bên trong của Công ty Taicera
Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) được xây dựng trên cơ sở: (1) Kết quả xin ý kiến
chuyên gia biến z (khảo sát nhà quản lý và giảng viên đại học, cao đẳng) về mức độ quan trọng các yếu tố; (2) Dựa vào phân tích đánh giá về yếu tố môi trường nội bộ của công ty Taicera ; Điểm phân loại các yếu tố do tác giả chấm điểm dựa vào kinh nghiệm của mình về ngành và kết quả khảo sát cán bộ quản lý có thâm niên trong ngành.
Bảng 2.17: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Công ty Taicera (IFE)
Tên
biến Các yếu tố bên trong chủ yếu
Mức độ quan trọng TB Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng
z1 Năng lực ban lãnh đạo 4.10 0.048 3.20 0.154
z2 Bộ máy tổ chức quản lý hiệu quả 3.83 0.045 2.67 0.120
z3 Qui mô thị trường tiêu thụ 4.10 0.048 3.27 0.158
z4 Thị phần 4.10 0.048 3.10 0.149
z5 Năng lực marketing 4.10 0.048 2.67 0.129
z6 Văn hóa doanh nghiệp 3.50 0.041 2.62 0.108
z7 Chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng 4.20 0.049 3.00 0.148
z8 Nhà cung ứng nguyên liệu 4.23 0.050 3.15 0.157
z9 Mẫu mã sản phẩm 4.00 0.047 3.20 0.151
z10 Giá bán 3.87 0.046 3.00 0.137
z11 Xúc tiến thương mại 3.73 0.044 3.10 0.136
z12 Dịch vụ trước và sau bán hàng 3.77 0.044 2.61 0.116
z13 Qui trình sản xuất và kiểm sốt sản phẩm 4.00 0.047 3.60 0.169
z14 Vị trí và địa điểm sản xuất kinh doanh 3.40 0.040 2.80 0.112
z15 Năng suất sản xuất và năng suất lao động 3.53 0.042 3.30 0.137
z16 Chính sách huấn luyện và đào tạo 3.67 0.043 2.56 0.111
z17 Môi trường làm việc 3.77 0.044 2.50 0.111
z18 Năng lực cán bộ quản lý 4.03 0.047 2.56 0.121
z19 Cơ cấu vốn và Lao động 3.73 0.044 2.67 0.117
z20 Mức tồn kho doanh nghiệp 3.83 0.045 2.75 0.124
z21 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 3.53 0.042 2.73 0.114
z22 Năng lực nghiên cứu phát triển 4.00 0.047 2.93 0.138
56
Điểm quan trọng của Ma trận IFE Công ty CPCN Gốm sứ Taicera là 2,915 điểm cho thấy Cơng ty nằm ở vị trí trung bình khá, cần phải phát huy năng lực hệ thống quản trị, đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu và phát triển, nâng cao năng suất sản xuất của mình, cần có chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạch ốp lát Taicera.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Qua phân tích tác động mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong của Công ty CPCN Gốm sứ Taicera, từ đó đã rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Công ty
Những điểm mạnh: Dùng khí thiên nhiên từ biển Vũng Tàu; Đội ngũ Ban Lãnh đạo người Đài Loan nhiều kinh nghiệm, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp; Dây chuyền Công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Ý; Giá cả cạnh tranh khá tốt; Tiêu chuẩn kỉ thuật chất lượng đáp vượt trội; Là nhãn hiệu lớn được chứng nhận quốc tế Iso 9002; Iso 9001:2000; Iso 13006:2003; có uy tín trong ngành; Được sự hậu thuẩn chính phủ Đài Loan khi xuất khẩu vào Đài Loan ;Tình hình tài chính khá mạnh; Dể dàng huy động vốn; Có quan hệ tốt nhà cung ứng nguyên liệu.
Những điểm yếu: Nguyên liệu nhập khẩu bị phụ thuộc và rủi ro biến động tỷ giá; Công suất sản xuất chưa phát huy hết năng lực; Hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu và VHDN còn lỏng lẻo; Chế độ lương người Việt Nam và Đài Loan cịn bất tương xứng; Cơng tác quản trị và quản lý chưa đạt hiệu quả cao; Chưa có dịng sản phẩm chủ lực và khác biệt hóa so với đối thủ; Quản trị rủi ro và dự báo chưa tốt.
Những cơ hội: Sự ổn định nền kinh tế; Tăng trưởng duy trì mức cao; Tìm năng phát triển ngành ốp lát lớn; Dân số trẻ chiếm cao và giá rẻ; Thị trường tìm năng lớn; cơ sở hạ tầng và ngành Bất động sản, xây dựng phát triển nhanh. Chính phủ đang có chính sách qui hoạch vùng sản xuất nguyên liệu cho ngành ốp lát; Hạn chế tình trạng nhập khẩu gạch ốp lát tràn lan, hàng lậu; Hội nhập AFTA ASEAN, WTO,..dể dàng mở rộng xuất khẩu; Khoa học công nghệ cho ngành đang tăng;
Những nguy cơ: Suy thối kinh tế tồn cầu; Dư thừa sản lượng “cung vượt cầu”; Chưa phát triển vùng sản xuất nguyên liệu cho ngành; Năng suất sản xuất ngành chưa khai thác hết; Tỷ trọng sản suất gạch men và gạch granite chưa phù hợp; Chất lượng sản phẩm thấp; Cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại nhập; Công nghệ nhập khẩu lạc hậu.
Chương 3
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ TAICERA ĐẾN NĂM 2020
3.1 Định hướng chiến lược của Công ty CPCN Gốm Sứ Taicera đến năm 2020
3.1.1 Căn cứ xác định chiến lược
Việt Nam sản xuất gạch ốp lát đứng thứ 8 và thị trường tiêu thụ đứng thứ 7 của thế giới sau: Trung Quốc, Brazil, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Iran và Indonesia (Theo tạp chí
Ceramic world review), Việt Nam và Iran, Malaysia và Indonesia có tiềm năng phát triển
ngành gạch ốp lát. Với thị trường tiêu thụ trong nước hơn 86 triệu dân chiếm khoảng 85% sản lượng sản xuất ra. Xu hướng ngành gạch ốp lát Việt Nam đang tìm hướng đi tăng sức cạnh tranh nâng cao chất lượng và mẫu mã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngồi nước. Hàng năm gạch ốp lát đóng góp vào GDP của Việt Nam khoảng 1 tỷ USD và giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động các lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông, xây dựng…vv…
Hiện nay, ngành gạch ốp lát Việt Nam đang bị cạnh tranh khốc liệt thị trường trong và ngồi nước, cơng nghiệp sản xuất ngun phụ liệu chưa có, cơng suất khai thác chỉ đạt 80% và sản xuất chủ yếu gạch men giá thấp chưa tạo lợi thế cạnh tranh. Công ty cổ phần CPCN Gốm sứ Taicera là cơng ty có năng lực sản xuất và vị thế tốt tại Việt Nam, hiện tại đang phải đối mặt những khó khăn và thách thức: Tình hình chi phí tăng cao, cơng tác nghiên cứu phát triển, năng lực marketing, năng lực hệ thống quản trị, Công tác quản trị nhân sự và quản lý sản xuất.
3.1.2 Sứ mạng và mục tiêu cụ thể công ty CPCN Gốm sứ Taicera đến năm 2020
3.1.2.1 Sứ mạng của Công ty CPCN Gốm sứ Taicera:
“Công ty CPCN Gốm sứ Taicera đến năm 2020 phải trở thành thương hiệu mạnh,
là một Cơng ty hàng đầu tại Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao trong ngành sản xuất gạch ốp lát đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thị trường trong và ngoài nước, sản xuất kinh doanh đạt mức lợi nhuận cao, thu nhập người lao động được nâng cao”
Số liệu thu thập từ công ty CPCN gốm sứ Taicera, dự báo doanh thu theo hàm hồi qui