Tác phẩm: “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” được phân bố giảng dạy trong thời gian 2 tiết học. Khi xây dựng giáo án thể nghiệm chúng tôi đã cố gắng bám sát với nội dung và yêu cầu nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện giáo án trước khi đi vào dạy thực nghiệm chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến nhiều đồng nghiệp nhằm bổ sung hoàn thiện tới mức cao nhất có thể và mang lại tính khả thi cho đề tài nghiên cứu.
Quá trình thực nghiệm được chúng tôi tiến hành nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao để có thể thu lại một kết quả khách quan nhất, và lấy đó làm cơ sở để khẳng định tính khả thi của đề tài luận văn mà chúng tôi nghiên cứu. Tuy nhiên, do thời lượng giờ học còn hạn chế và địa bàn thực nghiệm vẫn chưa thực sự phong phú, đồng đều nên chúng tôi chưa thể khẳng định sự thành công toàn diện của đề tài luận văn tốt nghiệp này. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được sự thành công bước đầu của đề tài trong khi triển khai dạy thực nghiệm. Với việc vận dụng điểm nhìn văn hóa vào dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tiếp nhận cho học sinh.
Như vậy, qua quá trình thực nghiệm với những kết quả thu được, chúng tôi tin rằng đề tài mà chúng tôi thực hiện sẽ đem lại kết quả thực sự khả quan khi được ứng dụng vào thực tế dạy học đoạn trích: “Ai đã đặt tên cho
KẾT LUẬN
Mỗi một đất nước, dù là nước phát triển hay đang phát triển đều coi trọng giáo dục. Riêng ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho phát triển giáo dục trở thành ưu tiên số một, giáo dục phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, xã hội khác. Sinh thời Lê - nin có câu nói rất hay và nổi tiếng về tầm quan trọng của sự học: “Học, học nữa, học mãi” việc học không phải một sớm một chiều mà là học cả đời, học không chỉ để chiếm lĩnh và làm chủ tri thức mà còn học để làm người. Có nhiều hình thức học, trong đó học ở nhà trường là hình thức học bắt buộc và quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Từ xưa, môn Văn đã là một môn học được các nhà Nho coi trọng và trở thành môn học chủ đạo trong nhà trường. Bởi lẽ, Ngữ văn là môn học vừa có tính nghệ thuật vừa có tính khoa học, là môn học không chỉ cung cấp những kiến thức công cụ mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Do vậy, một trong những đòi hỏi thiết thực nhất của chất lượng giáo dục đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là nâng cao khả năng chủ động tiếp thu tri thức và vận dụng tri thức vào đời sống. Vấn đề đặt ra là cần phải có những phương pháp, biện pháp thích hợp cụ thể để ứng dụng hiệu quả vào hoạt động dạy học văn.. Nhận thức được điều này, bằng sự cố gắng của mình, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất hướng dạy học đọc hiểu đoạn trích: “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ điểm nhìn văn hóa.
Xuất phát từ nguồn gốc văn hóa của văn học, mỗi một tác phẩm văn học khi ra đời đều ít nhiều phản ánh đặc trưng văn hóa của nơi sinh thành ra nó. Do vậy, tìm hiểu tác phẩm văn học không thể không quan tâm đến văn hóa. Đặc biệt, kí là thể loại văn học có chứa nhiều nội dung văn hóa, đề tài chủ yếu viết về văn hóa, thiên nhiên và con người. Do đó, khai thác tác phẩm kí nói chung và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường nói riêng từ điểm nhìn văn hóa là một hướng đi thiết thực và có triển vọng. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu lí thuyết đọc hiểu và nắm được tinh thần chung của nó, chúng tôi đã vận dụng đọc hiểu vào dạy học đoạn trích “Ai đã
đặt tên cho dòng sông?”. Từ việc xác định mục đích của đề tài, xác định đối
tượng học sinh, khảo sát thực trạng dạy học bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở trường Trung học phổ thông, chúng tôi đã đưa ra những biện pháp dạy học cụ thể, phù hợp, hướng tới lợi ích của học sinh. Qua quá trình thực nghiệm sư phạm nghiêm túc và trách nhiệm, kết quả thu được đã phần nào nói lên tính khả thi và sát với thực tế của đề tài luận văn mà chúng tôi thực hiện. Đó là một trong những tín hiệu đáng mừng đóng góp vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học kí nói riêng và dạy học văn nói chung trong tình hình Giáo dục nước ta hiện nay.
Bút kí”Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, là một bút kí trữ tình vừa giàu thông tin văn hóa, lịch sử và thiên nhiên Huế vừa giàu chất thơ. Cho nên, để dạy học đọc hiểu đoạn trích từ điểm nhìn văn hóa, giáo viên phải cung cấp cho học sinh kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản tác phẩm kí, cung cấp những thông tin về văn hóa nghệ thuật của Huế ngoài chương trình SGK đã đưa, nhấn mạnh những yếu tố ảnh hưởng đậm đặc đến phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường, cố gắng phát huy khả năng tư duy sáng tạo, khả năng liên tưởng tưởng tượng và tính tích cực chủ động làm việc của học sinh.
Với đề tài “Hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho
dòng sông?” của Hoàng phủ Ngọc Tường từ điểm nhìn văn hóa”, chúng tôi hi
vọng đáp ứng được phần nào thực tế dạy học hiện nay. Mặc dù, đã tập trung mọi cố gắng và làm việc nghiêm túc để mong tìm được kết quả khả quan cho đề tài song chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƢỢC CÔNG BỐ
“Tiếp cận yếu tố văn hoá trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường” - Tạp chí QUẢN LÝ GIÁO DỤC số 25 tháng 06 năm 2011 (tr30)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Bằng (2002), Thương nhớ mười hai, NXB Văn học.
[2]. Hoàng Hữu Bội(2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn12, NXB Giáo dục. [3]. Nguyễn Hải Châu (Chủ biên), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 Nâng
cao, tập 1 (2008), NXB Hà Nội.
[4]. Trần Đình Chung(2002), Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản văn học, NXB Giáo dục.
[5]. Trần Đình Chung: Tiến tới quy trình “đọc hiểu văn bản Ngữ văn mới”, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 2- 2004.
[6]. Nguyễn Viết Chữ(2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
theo loại thể, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[7]. Nguyễn Đức Dũng(2003), Kí văn học và kí báo chí, NXB Văn hóa thông tin.
[8]. Nguyễn Văn Đường (Chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 1,
(2008), NXB Hà Nội
[9]. Đông Hà, Thiên nhiên và con người Huế trong kí Hoàng Phủ Ngọc
Tường, Tạp chí Sông Hương- tháng 2 năm 2011.
[10]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi(2004), Từ điển thuật ngữ
văn học, NXB Giáo Dục.
[11]. Vũ Thị Thu Hiền (2009), Bình giảng văn 12 chọn lọc – Một vài cảm nhận về bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường, NXB Đại học sư phạm.
[12]. Nguyễn Thanh Hùng (1994), Văn học và nhân cách, NXB Văn học. [13]. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho
người đọc (Trích “Hơp tuyển công trình nghiên cứu khoa Ngữ văn”),
[14]. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục. [15]. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong
nhà trường, NXB Giáo dục.
[16]. Nguyễn Thanh Hùng, Bản chất văn hóa của nghệ thuật, Tạp chí Văn nghệ [17]. Nguyễn Thanh Hùng, Bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn nghệ [18]. Nguyễn Thanh Huyền (2011), Về bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông”của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chuyên đề dạy học Ngữ văn 12.
[19]. Nguyễn Thị Thanh Hương( 1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm
văn chương ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục.
[20]. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học Văn ở trường phổ thông,
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[21]. Lê Thị Hường (2008), Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12- Ai đã đặt tên
cho dòng sông ?, NXB Giáo dục.
[22]. Nguyễn Thái Hòa, Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu, Tạp chí Văn học tuổi trẻ, số 5, năm 2004.
[23]. Nguyễn Trọng Hoàn, Phát triển năng lực đọc trong dạy học Ngữ văn,
Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 7 năm 2003.
[24]. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học
tác phaamt văn chương, NXB Giáo dục.
[25]. Thạch Lam(2001), Hà Nội ba mươi sáu phố phường – Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 5 – NXB Khoa học xã hội.
[26]. Nguyễn Thị Hồng Lam (2010), “Dạy học: “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường theo cá tinh sáng tạo của nhà văn”, Luận văn Thạc sĩ, Trường
[27]. Phan Trọng Luận (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tâp1,NXB Giáo dục. [28]. Phan Trọng Luận (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tâp1,NXB Giáo dục. [29]. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập 1
(2009), NXB Giáo dục.
[30]. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học Văn, NXB Giáo dục. [31]. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo, NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
[32]. Phan Trọng Luận (2008), Văn học nhà trường nhận diện tiếp cận đổi mới, NXB Đại học sư phạm.
[33]. Lê Hồng Mai (2005), Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh phổ thông qua dạy học tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng
Phủ Ngọc Tường, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
[34]. Hoàng Thị Mai, Đọc hiểu văn bản hay lí thuyết dạy học đọc hiểu văn
bản, Tạp chí Văn nghệ, số 16 năm 2009.
[35]. Lê Trà My, Về việc giảng dạy kí và kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Giáo dục, số 49 năm 2002.
[36]. Nguyễn Thị Nhung (2007), “Đặc sắc của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
qua tập “ Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”” , Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học sư phạm Hà Nội.
[37]. Nguyễn Huy Quát (2008), Nghiên cứu văn học và đổi mới phương
pháp dạy học văn, NXB Đại học Thái Nguyên.
[38]. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1997), Tuyển tập, 3 tập, NXB Trẻ. [39]. Hoàng Phủ Ngọc Tường (2002), Tuyển tập, 3 tập, NXB Trẻ.
[40]. Trần Văn Sáu, Trần Đức Nguyên (2008), Học tốt ngữ văn 12, tập 1, ,
[41]. Trần Đình Sử (2009), Bình giảng Văn 12 chọn lọc – Khúc trữ tình sâu
lắng đối với sông Hương, NXB Đại Học Sư Phạm.
[42]. Trần Đình Sử (2008), Lí luận phê bình văn học: Ai đã đặt tên cho dòng
sông – Bút kí sử thi của Hoàng Phủ Ngọc Tường, NXB Giáo dục.
[43]. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn học văn, NXB Giáo dục.
[44]. Trương Thìn (Chủ biên), Tôn Thất Bình, Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Minh San(1996), Văm hóa phi vật thể xứ Huế, NXB Văn hóa thông tin. [45]. Đỗ Lai Thúy (2006), Mối quan hệ văn hóa – văn học nhìn từ lí thuyết
hệ thống, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật.
[46]. Trần Nho Thìn (2009), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NXB Giáo dục.
PHỤ LỤC Phụ lục 1:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÁC GIẢ
HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG VÀ SÔNG HƢƠNG
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng (1937)
Sông Hƣơng
Phụ lục 2:
ĐỀ KIỂM TRA
(Thời gian: 45 phút)
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Ai là tác giả của đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ? A, Nguyễn Tuân B. Nguyễn Minh Châu C. Thạch Lam D. Hoàng Phủ Ngọc Tường Câu 2: Trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” sông Hương ở thượng nguồn được ví như:
A. Người tài nữ đánh đàn B. Người mẹ phù sa C. Cô gái Di - gan D. Người con gái đẹp
Câu 3: Dòng nào dưới đây khái quát đúng nhất về vẻ đẹp của sông Hương. A. Vẻ đẹp được phát hiện từ cảnh sắc thiên nhiên.
B. Vẻ đẹp từ góc độ văn hóa. C. Vẻ đẹp từ góc độ lịch sử. D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Đặc điểm nổi bật về phong cách nghệ thuật của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường là:
A. Cách viết tự do, tản mạn.
B. Đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. C. Giàu chất thơ và tính triết lí.
D. Tài hoa, uyên bác
Câu 5: Câu hỏi nhan đề đoạn trích được kí giả sử dụng với dụng ý gì? A. Hỏi để xác lập mối quan hệ giữa dòng sông và con người.
B. Hỏi như một cái cớ để tác giả trở về với cội nguồn của dòng sông. C. Thể hiện tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà văn với quê hương.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 6: Đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” hấp dẫn người đọc vì: A. Đoạn trích thể hiện sự am hiểu tường tận của nhà văn về sông Hương.
B. Nhà văn sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa và so sánh khi miêu tả dòng sông.
C. Lựa chọn sông Hương là dòng sông đẹp tiêu biểu của Huế.
D. Đoạn trích bộc lộ cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu trí tưởng tượng và một tấm lòng gắn bó, say mê cảnh sắc và con người xứ Huế.
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Phụ lục 3:
GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG
Tiết 46,47: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÕNG SÔNG?
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng
Ngày soạn: 20/ 03/2011 Ngày dạy: 28/ 03/ 2011
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
- Nhận biết được đặc trưng thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài.
B. Chuẩn bị:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học
* HS: SGK; đọc hiểu bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” .
C. Phƣơng pháp
Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
GV: Trình bày những hiểu biết về tác giả?
HS: trả lời
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả: (SGK)
2.Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”:
GV: Có thể chia đoạn trích thành mấy phần? Đoạn trích trong SGK nằm ở phần nào của tác phẩm?
HS đọc đoạn trích trong SGK.
GV: Sông Hương ở thượng nguồn được miêu tả như thế nào?Dẫn chứng minh họa.
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Sông Hương ở đồng bằng được miêu tả như thế nào?Dẫn
trong những bài bút kí đặc sắc của HPNT. Bài bút kí có ba phần:
+ Phần 1: từ đầu đến “dưới chân núi Kim
Phụng”, sông Hương từ bản trường ca
của rừng già thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở
+ Phần 2: Phải nhiều thế kỉ qua
đi...chung tình với quê hương xứ sở, sông
Hương chảy giữa lòng thành phố Huế + Phần 3: còn lại, sông Hương là một chứng nhân của lịch sử và là một dòng sông thi ca.
- Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết của toàn tác phẩm.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Thƣợng nguồn sông Hƣơng
Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn Mãnh liệt qua ghềnh thác Cuôn xoáy như cơn lốc Dịu dàng và say đắm
+ Tác giả miêu tả sông Hương ở đầu nguồn với vẻ đẹp vừa hoang dại nhưng sôi nổi vừa dịu dàng, sâu lắng
2. Sông Hƣơng xuôi qua đồng bằng về Huế
Uốn mình theo những đường cong, bắc qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, ôm
chứng minh họa. HS: suy nghĩ, trả lời GV nhận xét và chốt.
GV: Sông Hương khi chảy vào thành phố được miêu tả như thế nào?
HS: Thảo luận, phát biểu
lấy chân đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế => Liên tưởng, so sánh thú vị cho thấy hành trình gian truân của sông Hương khi đến với Huế
Đó là vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ, có vẻ đẹp “vui tươi” khi đi qua những bãi bờ xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long, có vẻ đẹp “mơ màng trong sương khói” khi nó rời xa thành phố để đi qua những bờ tre, lũy