Điều kiện và phương tiện dạy học đọc hiểu “Ai dã đặt tên cho

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 74 - 77)

cho đất nước.

- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài.

SGK chương trình nâng cao:

- Cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, đặc biệt là sông Hương; thấy được bề dày lịch sử, bề dày văn hóa của Huế và những nét duyên dáng riêng của tâm hồn con người vùng đất cố đô này.

- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí và phong cách nghệ thuật của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Như vậy, các tác giả SGK đã xác định rõ những nội dụng cơ bản của bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” về mặt kiến thức và kĩ năng. Tuy nhiên, về phần thái độ thì chưa đề cập rõ, là bài kí mang nhiều tri thức văn hóa song ở phần mục tiêu cần đạt các tác giả chưa thể đi sâu vào yêu cầu tìm hiểu yếu tố văn hóa trong tác phẩm. Nếu biết vận dụng những tri thức văn hóa để đọc hiểu bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” có thể nâng cao khả năng cảm thụ và phân tích văn học ở học sinh.

3.4.7. Điều kiện và phương tiện dạy học đọc hiểu “Ai dã đặt tên cho dòng sông ?” dòng sông ?”

Điều kiện và phương tiện là hai yếu tố không thể thiếu trong giờ dạy học tác phẩm văn chương. Điều kiện dạy học là tất cả những nhân tố liên quan bổ trợ cho bài học như thời gian, không gian lớp học cũng như sự chuẩn bị bài của giáo viên và học sinh. Phương tiện dạy học là SGK, SGV, giáo án, các tư liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học, máy tính, máy

chiếu...Bài dạy đọc hiểu bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” là bài học có thể sử dụng được nhiều phương tiện dạy học hiện đại để bổ trợ. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, văn hóa nghe nhìn ngày càng có tác dụng tích cực. Giáo viên có thể dùng máy chiếu để cung cấp cho các em một số tranh ảnh về thiên nhiên tiêu biểu là dòng sông Hương, con người và nghệ thuật của Huế. Đồng thời, giáo viên có thể phát phiếu học tập trong đó chứa hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà, câu hỏi kiểm tra năng lực tiếp thu kiến thức và năng lực cảm thụ tác phẩm...bài học sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu được tiến hành trong điều kiện học sinh đã chuẩn bị bài, đọc bài và tìm hiểu về Huế, sưu tầm tranh ảnh, băng hình về văn hóa, thiên nhiên và con người Huế. Giáo viên làm chủ giờ học, dẫn dắt bài dạy một cách nhịp nhàng, sáng tạo dần lôi kéo được hứng thú của học sinh. Nếu sử dụng được các phương tiện dạy học bổ trợ chắc chắn hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm kí trong nhà trường phổ thông sẽ đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết:

Chương ba là nội dung chính của luận văn, ở chương này chúng tôi đã đi vào tìm hiểu thực trạng dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho

dòng sông? ”, khảo sát các khuynh hướng dạy đọc hiểu đoạn trích trên. Từ

đó, đưa ra những biện pháp cụ thể cho đề tài luận văn mà chúng tôi thực hiện. Trên cơ sở tiếp thu những kiến thức mà các tác giả SGK và SGV cung cấp, bổ sung thêm kiến thức mới đồng thời ứng dụng những kĩ năng đọc hiểu cơ bản vào đọc hiểu bài kí, bằng hình thức gợi dẫn cụ thể thiết thực và hợp lí, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Chúng tôi nhận thấy: Dạy đọc hiểu đoạn trích: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” từ điểm nhìn văn hóa là một cách khai thác tác phẩm mới đối với học sinh cho nên cần sự đầu tư và nỗ lực cao của giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy. Đây là một hướng tiếp cận khó những hay, bởi bài kí chứa nhiều nội dung văn hóa, Hoàng Phủ là

người có vốn tri thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là văn hóa Huế. Cho nên, khai thác và khám phá tác phẩm từ điểm nhìn văn hóa có thể giúp học sinh vừa nắm được tri thức bài học một cách hiệu quả vừa rèn luyện kĩ năng vủa bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn. Nếu giáo viên nắm được kĩ năng đọc hiểu kí và có vốn tri thức về văn hóa sâu rộng, lựa chọn cách thức dạy học phù hợp có thể thực hiện bài học thuận lợi, có hiệu quả và tạo được sự hứng thú ở học sinh. Do vậy, với chương này chúng tôi đã cố gắng tập trung toàn bộ nỗ lực và khả năng có thể để đưa ra những biện pháp thiết thực, có tính khả thi để ứng dung vào dạy đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng

sông ?” từ điểm nhìn văn hóa. Chúng tôi sẽ thể hiện tất cả những yếu tố đó ở

chương thực nghiệm sư phạm với mong muốn đem lại tính khả thi cho đề tài luận văn và có thể ứng dụng đề tài vào dạy học Ngữ văn ở THPT.

Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÕNG SÔNG?” TỪ ĐIỂM NHÌN VĂN HÓA

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường từ điểm nhìn văn hóa (Trang 74 - 77)