CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG
3.2. Giải pháp phát triển các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam
3.2.2.4. Một số giải pháp khác
Cần phải hình thành một cơ quan Nhà nước làm đầu mối giải quyết những vấn đề của HHNH
Nước ta chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã hơn 30 mươi năm nhưng về cơ bản bộ máy Nhà nước vẫn chưa có những thay đổi tương xứng. DN, HH cần việc gì phải chạy hết Bộ này đến Bộ khác, tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức của cơ sở. Với số lượng HHNH ra đời ngày càng đông, hoạt động tăng lên, nhiều vấn đề phát sinh, cả DN và HH đều chưa có kinh nghiệm, nhiều vướng mắc không giải quyết được, lại không biết trông cậy vào đâu. Hiện nay, Vụ Tổ chức phi Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ là cơ quan Nhà nước làm nhiệm vụ theo dõi, quản lý các HH, nhưng cũng chỉ là nghiên cứu, ban hành văn bản pháp quy là chính. Nghiên cứu cho thấy việc đưa các HHNH về cho các Bộ chuyên ngành quản lý với tư cách Bộ chủ quản là không hợp lý và không nên làm. Tuy nhiên, nếu giữ chức năng của Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ trong khuôn khổ như hiện nay thì việc quản lý cịn yếu ớt, lỏng lẻo. Cho nên cần thêm
chức năng cho Vụ Tổ chức phi chính phủ để mở rộng việc quản lý các HHNH, theo dõi, giám sát hoạt động các HH, tập hợp xử lý các ý kiến đề đạt, các vướng mắc cho các HH, thông qua Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo và hướng dẫn các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước hỗ trợ và phối hợp hoạt động với các HH. Trong điều kiện hiện nay lập ra một cơ quan mới là không cần thiết, giao cho Bộ chủ quản cũng không nên mà nên mở rộng chức năng cho Bộ Nội vụ là hợp lý nhất. Bộ có thể phân cấp một số nhiệm vụ quản lý cho các cơ sở thuộc tỉnh và thành phố.
Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của HHNH
Trong giai đoạn đầu hình thành, HHNH rất cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, từ cơ sở vật chất đến tài chính. Sự hỗ trợ này giới hạn trong giai đoạn đầu, tạo điều kiện cơ bản cho HH triển khai hoạt động, hình thành bộ máy và nhân sự. Tránh khuynh hướng bao cấp hành chính, nhưng sự hỗ trợ trong thời kỳ trứng nước thì rất quan trọng. Dần dần chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang các hình thức hỗ trợ phù hợp theo cơ chế thị trường bằng cách thực hiện đơn đặt hàng, hợp đồng triển khai dự án, đề án, đề tài nghiên cứu. Sự hỗ trợ của Nhà nước không phải là bao cấp và cũng không nên xem là một cử chỉ mang tính “từ thiện”, mà phải xuất phát từ vai trị, chức năng của HHNH.
Cần có chương trình nâng cao năng lực hoạt động của HHNH
Từ thực trạng đã phân tích, chúng ta thấy nhân lực ở đa số các HHNH vừa thiếu lại vừa yếu, ban lãnh đạo HHNH vẫn cịn chưa có được những năng lực cần thiết để điều hành HH. Chính vì vậy, việc đưa ra một chương trình nâng cao năng lực cho HHNH là cần thiết, đặc biệt cần học hỏi những kinh nghiệm, những phương pháp hay từ các HHNH hoạt động hiệu quả trong và ngoài nước. Một chương trình như vậy cần tập trung vào việc chuyển giao kỹ năng tập hợp, phân tích thơng tin, kỹ năng đánh giá nhu cầu và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DN, phát triển và nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên chuyên trách của các HH, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển các hình thức dịch vụ mới nhằm tạo sự cân đối về nguồn thu, nâng cao khả năng phát triển bền vững của các HHNH. Song song với việc nâng cao
năng lực của từng HHNH, cũng cần nâng cao khả năng hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm tổ chức hoạt động, đặc biệt là khả năng phối hợp hoạt động giữa các HHNH nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho các DN của toàn bộ hệ thống HHNH. Trong quá trình nâng cao năng lực của các HHNH, cũng cần thiết tiến hành đánh giá, nghiên cứu những hình thức liên kết, hợp tác của các DN để một mặt hạn chế những hình thức liên kết tạo độc quyền và cạnh tranh khơng bình đẳng giữa các DN; mặt khác cũng tổng kết những mơ hình liên kết hỗ trợ DN tốt như việc tiếp thị tập thể, hợp tác thông qua các HHNH xây dựng các khu cơng nghiệp nhỏ.v.v..
* Tóm lại, phát triển các HHNH và xây dựng quan hệ hợp tác giữa các HHNH với
các tổ chức khác là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Để phát triển các HHNH cần phải xuất phát từ những vấn đề do thực tế đặt ra. Trên cơ sở đó tiến hành đồng thời hai nhóm giải pháp lớn nêu trên. Đây là những giải pháp mang tính chất chiến lược lâu dài, địi hỏi phải có thời gian triển khai thực hiện nghiêm túc và khẩn trương, nhằm giải quyết yêu cầu bức xúc hiện nay và để tạo điều kiện về mặt thể chế cho nền kinh tế chúng ta phát triển một cách bền vững trong tương lai.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những kết quả đánh giá trong Chương 2 về thực trạng hoạt động của các HHNH trong thời gian qua, trong Chương 3 này, tác giả đã đưa ra những quan điểm và định hướng về sự phát triển của HHNH Việt Nam. Từ đó, tác giả đã đề ra hai nhóm giải pháp lớn xét về cả hai phía các HHNH Việt Nam và Nhà nước nhằm phát triển các HHNH Việt Nam trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ tìm hiểu khái niệm, vai trị vị trí của Tổ chức dân sự, HH, đề tài đã tiếp cận đến khái niệm, đặc trưng của HHNH. HHNH là một hình thức HH, là một bộ phận của các tổ chức dân sự. Chính vì vậy, HHNH vừa mang đầy đủ các tính chất của tổ chức HH nói chung vừa có những đặc điểm riêng liên quan đến hoạt động hỗ trợ cho DN.
Trong quá trình phát triển tại các nước, HHNH ngày càng mở rộng, thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế, góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh của DN. Tại Việt Nam, thực tiễn cho thấy các HHNH cũng đang trở thành một bộ phận cấu thành trong thể chế kinh tế thị trường bên cạnh Nhà nước và DN. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các HHNH Việt Nam cũng có những yếu tố phát triển tích cực như số lượng và quy mô ngày càng tăng, được sự quan tâm ủng hộ từ phía Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do mới thành lập, cịn gặp khó khăn về kinh phí hoạt động, thiếu cán bộ chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm… nên chức năng của HHNH vẫn chưa được thực hiện một các hiệu quả, không hỗ trợ được tích cực cho các DN hội viên. Đứng trước tình hình đó, nếu các HHNH khơng có những giải pháp kịp thời thì các HH sẽ khơng thể tồn tại, các DN thiếu sự hỗ trợ cần thiết sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để các HHNH Việt Nam hoạt động hiệu quả, có thể trở thành chỗ dựa thực sự cho các DN thì nhất thiết cần phải có sự phối hợp đồng bộ từ hai phía. Bản thân HHNH cần đánh giá lại ngay hoạt động của mình để chủ động áp dụng các biện pháp khắc phục khó khăn. Về phía Nhà nước, các cơ quan chính quyền phải có cách quản lý hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các HHNH.
Nếu có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời thì chắc chắn các HHNH Việt Nam sẽ trở thành một cánh tay đắc lực cho Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DN Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nước nhà nói chung
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Thế Anh (2006), “Vai trò tổ chức xã hội trong phát triển kinh tế: HH gốm sứ Phong Khê (Trung Quốc) và Hội gốm sứ Bát Tràng (Việt Nam)”,
Nghiên cứu Trung Quốc, 67 (3), 27-41.
2. Phạm Chí Cường (2006), “Vai trị của HH Thép Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế”, Khoa học – Công nghệ, (4), 7-8 &14.
3. Bùi Thế Cường (2005), “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam”, Xã hội học, 90 (2).
4. Ngô Quân Dân (2007), “Sự phát triển của HH ngành nghề Trung Quốc sau cải
cách mở cửa - Kinh nghiệm và vấn đề”, Nghiên cứu Trung Quốc, 79 (9), 20-
32.
5. Trần Thái Dương (2006), “Đổi mới các hình thức tham gia xây dựng chính sách, pháp luật kinh tế của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp và HH kinh tế ở nước ta hiện nay”, Nhà nước và Pháp luật, (7), 19-31.
6. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên MUTRAP (2010), Cẩm nang Vận động chính
sách và Tham vấn ý kiến hội viên.
7. Trần Thái Dương (2006), “Tổ chức xã hội – nghề nghiệp và HH kinh tế với việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật kinh tế”, Nghiên cứu lập pháp,
69 (2), 46-53.
8. Phí Trọng Hiếu (2007), “Nâng cao vai trò của HHNH trong tiến trình hội nhập”, Tài chính DN, (9), 27-29.
9. Trần Hữu Huỳnh, Đậu Anh Tuấn (2007), HHNH Việt nam với vai trị vận
động chính sách, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GTZ) và Phịng Thương
mại Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Hà Nội.
10. Tăng Văn Khánh, Simone Lehmann (2008), HHNH tại Hưng Yên, Quảng
Nam, Đắk Lắk và An Giang - Khảo sát, So sánh và Khuyến nghị, Chương trình
Phát triển DN Nhỏ và Vừa (MPI-GTZ), Hà Nội.
11. Đặng Thị Lan (2003), “Vai trò của HHNH đối với DN nhỏ và vừa chế biến nông sản ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (78), 40-41, 43.
12. Nguyễn Ngọc Lâm (2007), “Vai trò của HHNH đối với sự phát triển của DN và doanh nhân”, Tổ chức Nhà nước, (1), 30-32.
13. PGS.TS. Nguyễn Đình Long, ThS. Đinh Kim Phượng (2007), “HH ngành hàng nông sản xuất khẩu - Thực trạng và giải pháp phát triển”, Kinh tế và phát
triển, (125), 12-15 & 20.
14. Vũ Tiến Lộc (2002), “Các HHNH – thực trạng và giải pháp phát triển”,
Nghiên cứu kinh tế, 291 (8), 44-51.
15. PGS.TS.Nguyễn Văn Nam (Chủ nhiệm đề tài), Ths. Nguyễn Lương Thanh, Ths. NguyễnViệt Hưng, CN. Lê Huy Khôi (2004), Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các HH ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ,
Viện nghiên cứu thương mại, Bộ thương mại, Hà Nội.
16. ThS. Hoàng Thị Thúy Nga (2007), “Hoạt động của các HHNH Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Hoạt động Khoa học, (4), 26-27.
17. Lê Thuyết (2007), “Tăng cường vai trò của HH trong bối cảnh mới”, Tiếp thị
công nghiệp, (5), 20-21.
18. TS. Hàn Mạnh Tiến (Chủ nhiệm đề tài), Trần Chí Đức, TS. Đặng Anh Hào, Phạm Quang Lê (2005), Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HHNH trong bối cảnh hiện nay, Báo cáo khoa
học, Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
19. Văn phòng HH VAMI (2006), “Hoạt động xúc tiến thương mại của HHNH cơ khí Việt Nam”, Cơ khí Việt Nam, (115), 11-12.
20. Viện chiến lược và chính sách cơng nghiệp (2006), “Vai trò của các HHNH trong phát triển kinh tế”, Cơ khí Việt Nam, (109), 24-25.
PL-1 PHỤ LỤC 1 : Số lượng HHNH tại các tỉnh, thành phố STT Tỉnh Số lượng HHNH STT Tỉnh Số lượng HHNH 1 An Giang 6 33 Khánh Hòa 8
2 Bắc Giang 1 34 Kiên Giang 2
3 Bắc Kạn 1 35 Kon Tum 0
4 Bạc Liêu 0 36 Lai Châu 1
5 Bắc Ninh 1 37 Lâm Đồng 1
6 Bà Rịa - Vũng Tàu 13 38 Lạng Sơn 1
7 Bến Tre 5 39 Lào Cai 1
8 Bình Định 1 40 Long An 5
9 Bình Dương 1 41 Nam Định 2
10 Bình Phước 1 42 Nghệ An 6
11 Bình Thuận 6 43 Ninh Bình 3
12 Cà Mau 1 44 Ninh Thuận 8
13 Cần Thơ 4 45 Phú Thọ 0
14 Cao Bằng 1 46 Phú Yên 6
15 Đà Nẵng 12 47 Quảng Bình 0
16 Đắc Lắc 1 48 Quảng Nam 2
17 Đắc Nông 0 49 Quảng Ngãi 1
18 Điện Biên 0 50 Quảng Ninh 2
19 Đồng Nai 5 51 Quảng Trị 1
20 Đồng Tháp 2 52 Sóc Trăng 0
21 Gia Lai 1 53 Sơn La 0
22 Hà Giang 1 54 Tây Ninh 4
23 Hà Nam 2 55 Thái Bình 3
24 Hà Nội 78 56 Thái Nguyên 2
25 Hà Tây 2 57 Thanh Hóa 6
26 Hà Tĩnh 0 58 TT-Huế 4
27 Hải Dương 2 59 Tiền Giang 3
28 Hải Phòng 9 60 Trà Vinh 0
29 Hậu Giang 0 61 Tuyên Quang 1
30 Hịa Bình 2 62 Vĩnh Long 2
31 TP.HCM 42 63 Vĩnh Phúc 2
32 Hưng Yên 3 64 Yên Bái 2
Tổng số HHNH cả nước: 283
PL-2
PHỤ LỤC 2: Tỷ lệ DN dân doanh tham gia HH
STT Tỉnh Tỷ lệ DN tham gia HH (%) STT Tỉnh Tỷ lệ DN tham gia HH (%)
1 An Giang 19,15 33 Hưng Yên 32,22
2 Bắc Kạn 38,96 34 Khánh Hòa 26,73
3 Bắc Giang 39,86 35 Kiên Giang 28,57
4 Bạc Liêu 10,81 36 Kon Tum 17,11
5 Bắc Ninh 8,24 37 Lai Châu 59,46
6 Bến Tre 10,20 38 Lâm Đồng 18,52
7 Bình Định 11,02 39 Lạng Sơn 40,98
8 Bình Dương 25,00 40 Lào Cai 30,97
9 Bình Phước 19,78 41 Long An 20,93
10 Bình Thuận 18,97 42 Nam Định 28,00
11 Bà Rịa – Vũng Tàu 24,72 43 Nghệ An 49,53
12 Cà Mau 12,50 44 Ninh Bình 38,68
13 Cần Thơ 28,57 45 Ninh Thuận 4,67
14 Cao Bằng 31,46 46 Phú Thọ 21,88
15 Đà Nẵng 17,81 47 Phú Yên 20,16
16 Đắc Lắc 20,43 48 Quảng Bình 13,86
17 Đắc Nơng 5,36 49 Quảng Nam 17,39
18 Điện Biên 26,42 50 Quảng Ngãi 16,19
19 Đồng Nai 23,16 51 Quảng Ninh 34,19
20 Đồng Tháp 14,05 52 Quảng Trị 23,58
21 Gia Lai 9,64 53 Sóc Trăng 2,50
22 Hà Giang 23,61 54 Sơn La 29,81
23 Hà Nam 24,55 55 Tây Ninh 7,27
24 Hà Nội 20,00 56 Thái Bình 38,14
25 Hà Tây 28,13 57 Thái Nguyên 29,07
26 Hà Tĩnh 32,81 58 Thanh Hóa 42,22
27 Hải Dương 26,12 59 Tiền Giang 7,41
28 Hải Phòng 9,92 60 Trà Vinh 8,15
29 Hậu Giang 5,41 61 Tuyên Quang 23,85
30 TP. HCM 43,16 62 Vĩnh Long 15,00
31 Hưng Yên 66,67 63 Vĩnh Phúc 30,77
32 Huế 19,74 64 Yên Bái 30,43
Trung bình cả nước: 25,89
Nguồn: Kết quả điều tra 6.139 DN của Khảo sát về Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006 của VCCI và VNCI
PHỤ LỤC 3: Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
CHÍNH PHỦ
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 45/2010/NĐ-CP Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2010
NGHỊ ĐỊNH
Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội CHÍNH PHỦ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL/L-004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội. 2. Nghị định này không áp dụng với các tổ chức:
a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nơng dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
b) Các tổ chức giáo hội.
Điều 2. Hội
1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công