Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia

Một phần của tài liệu Giải pháp phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 82)

1 .6Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát hành thành công trái phiếu quốc tế

1.7 .3Thị trường trái phiếu Mỹ

3.2 Giải pháp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế

3.2.1.4 Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia

Với 2 lần phát hành trái phiếu quốc tế, Việt Nam được một số tổ chức đánh giá tín nhiệm cơng bố hệ số tín nhiệm theo quan điểm của họ

-Năm 2005 Việt Nam có hệ số tín nhiệm theo đánh giá của Moody’s là B1, theo đánh giá của Standard &Poor là BB-, theo đánh giá của Fitch la BB- .

-Năm 2010 Việt Nam có hệ số tín nhiệm theo đánh giá của Moody’s là Ba3, theo đánh giá của Standard &Poor là BB, theo đánh giá của Fitch la B+ .

Như vậy, sau 5 năm hệ số tín nhiệm của Việt Nam đánh giá của Moody’s đã tăng lên được 1 bậc ,

Năm 2010, hạng mức tín nhiệm B+ mà Fitch công bố dành cho Việt Nam hiện hấp hơn 4 bậc so với hạng đầu tư. Xếp hạng theo đánh giá của Moody’s và Standard &Poor lần lượt là Ba3 và BB cũng không nằm trong hạn đầu tư .

Thường đi kèm với hạn mức tín nhiệm ln là triển vọng của hạng mức đó. Nếu triển vọng là “tích cực” thì quốc gia phát hành có khả năng được nâng hạng tín nhiệm trong tương lai, nếu triển vọng là “ổn định” thì định mức tín nhiệm hiện tại có khả năng được duy trì, nếu triển vọng là “tiêu cực” thì định mức tín nhiệm có nguy cơ bị giảm điểm .

Theo đó triển vọng xếp hạng B+ mà Fitch dành cho Việt Nam là ổn định, hạng Ba3 của Moody’s dành cho Việt Nam là tiêu cực, hạng BB mà Standard &Poor dành cho Việt Nam là tiêu cực .

Về lý thuyết, những đánh giá tín nhiệm khơng phản ảnh tuyệt đối thực trạng của nền kinh tế Việt Nam, nhưng là những tổ chức đánh giá tín nhiệm có uy tín, có phương pháp tính khoa học thì những đánh giá của họ cũng có cơ sở, tác động đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường và ảnh hưởng tương đối đến kết quả phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam .

Kết quả là lãi suất trúng thầu của Việt Nam là 6,95%, cao hơn so với Indonesia và Philippines khi 2 nước này phát hành cùng thời điểm, cùng kỳ hạn đều ở mức lãi

suất dưới 6%. Số lượng đăng ký mua trái phiếu cũng có sự khác biệt, Indonesia phát hành 2 tỉ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm có số lượng đăng ký mua là 5 tỉ USD, Philippines phát hành 1.5 tỉ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm có đến 9 tỉ USD đăng ký mua, Việt Nam phát hành 1 tỉ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm có số lượng đăng ký mua là 2,4 tỉ USD.

Cần phải nói thêm là theo đánh giá xếp hạng tín nhiệm của 2 tổ chức trên dành cho Indonesia và Philippines đều thấp hơn Việt Nam. Sự nghịch lý này được giải thích sự lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế lo ngại về sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tương lai.

Bên cạnh hệ số tín nhiệm, xét về vĩ mơ, xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia được công bố tại diễn đàn kinh tế thế giới năm 2009 cũng ghi nhận sự tụt sâu về môi trường kinh tế vi mô của Việt Nam. Việt nam tụt 5 bậc từ vị trí 70/134 xuống 75/133 nền kinh tế so với năm trước trong bảng xếp hạng chung .

Hệ số tín nhiệm quốc gia được dựa trên nhiều yếu tố: triển vọng tăng trưởng, chính sách vĩ mơ, thâm hụt ngân sách, nợ cơng, thâm hụt các cân vãng lai …Để cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia, chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp để nâng cao hệ số tín nhiệm như :

-Điều hành chính sách tài khóa chủ động, hạn chế thâm hụt ngân sách dưới 5% GDP, kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý dưới 2 con số .

-Tiếp tục đổi mới về cơ chế quản lý điều hành theo hướng kinh tế thị trường đặc biệt là chính sách lãi suất và tỉ giá hối đối. Đây là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến các đánh giá về xếp hạng tín nhiệm, thơng qua chỉ số về lãi suất và tỉ giá sẽ phản ảnh thực trạng cung cầu về vốn, về năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới .

-Đẩy nhanh tiến trình cải tổ và tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh. Mặc dù đã có chủ trương của chính phủ về vấn đề này nhưng thời gian qua tiến trình thực hiện cịn rất chậm, chưa linh hoạt trong việc thích ứng với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

-Xây dựng kế hoạch dự trữ ngoại tệ, hạn mức dự trữ ngoại tệ, đây là yếu tố quan trọng làm cơ sở đánh giá rủi ro về khả năng thanh toán. Dự trữ ngoại hối của Việt nam hiện nay khoảng 20 tỉ USD, nhưng với tỉ lệ nhập siêu như hiện nay thì dự trữ ngoại hối như trên vẫn chưa đảm bảo an toàn trong quản lý ngoại hối .

-Có kế hoạch sử dụng vốn vay tư trái phiếu quốc tế một cách hiệu quả, lựa chọn các dự án có tính khả thi cao,có khả năng hồn trả vốn vay, nhất thiết chỉ đầu tư vào những dự án có nhu cầu về vốn thật sự và cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn ngay từ khi chuẩn bị phát hành trái phiếu.

-Cơng tác phịng chống tham nhũng là mục tiêu hàng đầu trong việc quản lý hiệu quả nguồn vốn vay, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Tình trạng tham nhũng, lãng phí ở các dự án ln để lại hình ảnh xấu về hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả …

-Trong nỗ lực quản lý và giám sát sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu quốc tế phát hành năm 2010, bộ tài chính đã có thơng tư số 56/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện, tuy nhiên quá trình thực hiện chưa hiệu quả cụ thể là phải trích 300 triệu USD từ nguồn vốn này để trả nợ cho Vinashin.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w