Xu hướng của hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 62 - 65)

Theo nhiều báo cáo tại diễn đàn M&A Việt Nam 2009 và triển vọng 2010 của Avalue Việt Nam, M&A tại Việt Nam trong năm 2010 sẽ thay đổi theo chiều hướng

tăng so với năm 2009, tuy nhiên giá trị giao dịch sẽ không tăng quá đột biến. Trong một báo cáo khác, PrivewaterhouseCoopers nhận định, có sự tăng trưởng trong các thương vụ M&A ở tất cả các ngành nghề, trong đó các thương vụ giữa các doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục tăng nhanh do các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng trưởng tìm kiếm các mục tiêu sáp nhập và mua lại để đầu tư tiền nhàn rỗi của họ và thúc đẩy tăng trưởng cao hơn.

Ngoài ra, một sáng kiến quan trọng khác của Chính phủ Việt Nam có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với môi trường của hoạt động M&A trong năm 2010 là việc sáp nhập theo dự kiến của các doanh nghiệp Nhà nước do nhu cầu hợp lý hóa hoạt động

của các doanh nghiệp này và cải thiện năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu để giảm thâm hụt thương mại. Cụ thể là trong tháng 1 năm 2010, ba doanh nghiệp sản xuất thủy sản thuộc sở hữu Nhà nước đã sáp nhập với nhau để thành lập Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam.

Theo báo cáo “M&A Việt Nam năm 2009 và triển vọng 2010” của Avalue Việt Nam và báo cáo “Nhìn lại hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm 2009” của PricewaterhouseCoopers Việt Nam, các chuyên gia dự báo xu hướng M&A ở các ngành nghề cụ thể trong năm 2010 như sau:

Các ngành công nghiệp. Cùng với sự phục hồi kinh tế và sự phát triển của doanh

nghiệp Việt nam, M&A trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục gia tăng về số lượng thương vụ và quy mô giao dịch. Các thương vụ vẫn sẽ tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp chế biến thực phẩm và các lĩnh vực sản xuất khác.

Nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Các doanh nghiệp hướng đến nhu cầu trong nước, trong khu vực nhóm hàng tiêu dung nhanh (FMCG) sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý lớn nhất của các quỹ vốn sở hữu tư nhân không tập trung vào cơ sở hạ tầng/bất động sản, và từ các nhà đầu tư chiến lược, quan tâm đến các ngành đang có tốc độ tăng trưởng nhanh. Các giao dịch xảy ra trong năm 2009 cho thấy rõ xu hướng này. Trong toàn ngành FMCG, ngành thực phẩm và đồ uống là một trong những ngành hàng sẽ có sự tăng trưởng cao về số lượng giao dịch và giá trị. Ngồi ra, có số lượng tương đối lớn các công ty mục tiêu tiềm năng trong ngành FMCG cho hoạt động M&A. Chính vì những điều kiện thuận lợi này, sẽ có những thương vụ lớn diễn ra trong năm 2010.

Dịch vụ tài chính. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến 2010 các NHTM

phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt 3.000 tỷ đồng tạo sức ép lên các tổ chức tín dụng trong nước thúc đẩy mạnh hoạt động bán cổ phần tăng vốn điều lệ. Mặc dù vậy, con số 3.000 tỷ đồng vẫn chưa đủ để đảm bảo năng lực cạnh tranh của các tổ chức này trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, và đặc biệt sau năm 2011. Do vậy, có thể nhận định hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn sẽ rất sơi động, thậm

chí có thể nói là rất nóng trong thời gian tới, đặt ra cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Việt Nam. Trong một báo cáo khác của PricewaterhouseCoopers cũng có những nhận định tương tự cho hoạt động M&A ở ngành tài chính trong năm 2010.

Giải trí và truyền thơng. Sự tăng trưởng của khu vực FMCG ở Việt Nam đã tạo sự

ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho truyền thơng và kích thích đầu tư nhiều hơn vào khu vực này với một số lượng các giao dịch M&A trong nước được thực hiện trong 2 – 3 năm vừa qua.

Theo báo cáo ngành Giải Trí & Truyền thông (E&M) của PricewaterhouseCoopers cho các năm từ 2009 đến 2013, tại Việt Nam, giá trị của thị trường giải trí và truyền thơng gấp khoảng 3 lần trong khoảng thời gian 5 năm trước từ năm 2004 đến năm 2009. Theo dự báo, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của lĩnh vực này tại Việt Nam được dự đoán là 16,7%, mức cao nhất trên thế giới, kỳ vọng đạt 2,3 tỷ USD năm 2013. Thị trường truy cập Internet dự kiến tăng trưởng 20,9%, Quảng cáo là 10,9%. M&A có thể giúp các tập đồn truyền thơng quốc tế tiếp cận thị trường Viêt nam nhanh hơn, đây cũng là cách tiếp cận các thị trường tương tự như Thái lan hoặc Trung quốc. Những chuyên gia này cho rằng M&A trong lĩnh vực này sẽ gia tăng mạnh về số lượng thương vụ, tuy nhiên do đặc thù ngành giá trị của mỗi thương vụ không lớn.

Bất động sản. Mặc dù lợi nhuận từ khu vực cho thuê văn phòng, căn hộ cao cấp và

khách sạn đã trở nên ít hấp dẫn hơn. Nhưng theo đà tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản ở Việt Nam trở thành thị trường nhiều tiềm năng nên hai năm gần đây, đó là lĩnh vực hút vốn ngoại rất lớn. Do đó hầu hết các chuyên gia đều dự đoán các giao dịch liên quan đến bất động sản và chuyển nhượng dự án vẫn sẽ tiếp tục sôi động như năm 2009.

Một phần của tài liệu Định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w