Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018 (Trang 36 - 42)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, Quản lý sử dụng đất và tình

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Huyện Tam Dương gồm 12 xã, 01 thị trấn là một huyện nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, được giới hạn bởi toạ độ 21018’đến 21025’ vĩ độ Bắc 105036’ đến 105038’ kinh độ Đơng. Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2B, Quốc lộ 2C đi qua. Huyện Tam Dương có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo.

- Phía Đơng giáp huyện Bình Xun và thành phố Vĩnh Yên. - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. - Phía Tây giáp huyện Lập Thạch.

Trung tâm huyện lỵ của huyện Tam Dương được đặt tại khu vực ngã tư Me thị trấn Hợp Hoà, cách trung tâm tỉnh lỵ 9 km. Đứng trước điều kiện đó, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội làm thay đổi bộ mặt nông thôn, song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nơng nghiệp cho các mục đích phi nơng nghiệp, vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Địa hình, địa mạo

Huyện Tam Dương có địa hình bán sơn địa, nằm ở vùng miền núi, trung du nối tiếp với đồng bằng. Do vậy địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng núi cao chủ yếu nằm ở các xã sát dãy núi Tam Đảo. Các xã thấp thuộc vùng trung du nằm ở phía Nam

của huyện. Có độ cao trung bình từ 19m đến 20m so với mặt nước biển, còn lại một số xã là đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội, Hồng Lâu).

Với địa hình, địa mạo như vậy, cùng với vị trí địa lý của huyện là nằm trong cụm phát triển du lịch phía Nam của tỉnh với nhiều dự án tầm cỡ quốc gia đầu tư cho phát triển công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh dịch vụ, huyện Tam Dương có thể khai thác tiềm năng đất đai ở nhiều mặt như: phát triển trồng cây ăn quả ở các xã miền núi hoặc phát triển nông lâm kết hợp ở các xã vùng trung du. Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng nhưng hơi thấp tương đối thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp có trình độ thâm canh cao với các giống cây trồng cho năng suất cao.

Khí hậu

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ. Ngồi ra cịn mùa xn và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp với thời gian không dài.

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1348,87mm. Mưa nhiều vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.

Nhiệt độ khơng khí trung bình trong năm là 24,10C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 300C (tháng 6), thấp nhất là 16,30C (tháng 1).

Số giờ nắng trung bình trong năm là 1441,82 giờ, Số giờ nắng trung bình tháng cao nhất 205,7 giờ (tháng 5), thấp nhất là 27,4 giờ (tháng 2).

Độ ẩm khơng khí trung bình năm 82,33%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86% (tháng 4, tháng 8). Độ ẩm trung bình thấp nhất là 76% (tháng 12).

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 - Trạm Vĩnh Yên)

Gió theo 2 mùa chính trong năm.

- Mùa hạ: Gió mùa Đơng Nam thịnh hành thổi từ tháng 3 đến tháng 10. - Mùa Đơng: Gió mùa Đơng Bắc thịnh hành thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu cây trồng. Do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đơng Bắc nên gây mưa nhiều, ảnh hưởng khơng ít đến sản xuất nơng nghiệp.

Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của huyện Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sơng Phó Đáy là ranh giới giáp huyện Lập Thạch và một phần hệ thống kênh Liễn Sơn thuộc xã Đồng Tĩnh và hệ thống kênh Bến Tre ngồi ra cịn một số ao, hồ, sông, suối nhỏ nằm dải rác trong toàn huyện. Tạo nên nguồn nước khá dồi dào cho sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên việc đảm bảo nước tưới cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Nước sinh hoạt trong khu dân cư chủ yếu là giếng khơi và giếng khoan, nguồn nước này rất dồi dào với chất lượng tốt. Tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sức khoẻ của nhân dân.

Tài ngun đất

Diện tích đất tự nhiên của huyện Tam Dương là 10.821,44 ha chiếm khoảng 8,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó đưa vào khai thác sử dụng 10.788,3 ha (chiếm 99,69% quỹ đất của huyện), đất chưa sử dụng còn lại là 33,14 ha (chiếm 0,31%). Về thổ nhưỡng, tài nguyên đất của huyện Tam Dương gồm có 6 nhóm đất chính, đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất theo nguồn gốc phát sinh như sau:

a. Nhóm phù sa

Nhóm đất phù sa của huyện Tam Dương được chia ra 2 đơn vị: - Đất phù sa chua

- Đất phù sa khơng chua

Đất phù sa khơng chua: Diện tích đất này của huyện, phân bố ở các xã

Đồng Tĩnh, An Hoà, Hoàng Đan và được chia làm 2 loại:

+ Đất phù sa không chua kết von sâu phân bổ xã Đồng Tĩnh (45,50 ha) và xã Hoàng Đan (28,40 ha). Nơi có địa hình vàn và cao thốt nước nên có

điều kiện tích luỹ kết von từ nước ngầm. Loại đất này có sự phân chia tầng rõ rệt, phần lớn mặt bị bạc màu, tầng dưới có sự tích luỹ các muối sắt và nhơm, hàm lượng đạm tổng số (0,05 - 0.08%), lân tổng số (0,04 - 0,06%); kali tổng số (0,15- 0,32) đều nghèo. Các chất dễ tiêu N, P, K rất nghèo, các loại cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp ngắn ngày, năng suất thấp, cần tăng cường thuỷ lợi và phân bón hữu cơ.

+ Đất phù sa khơng chua ngập nước mùa mưa: diện tích 375,90 ha phân bổ ở các xã Đồng Tĩnh (127,80 ha), An Hoà (108,20 ha), Hồng Đan (139,9 ha) nơi có địa hình cao, đất bị ngập khi lũ lớn, địa hình vàn bị ngập khi lũ vừa và địa hình thấp bị ngập khi lũ tương đương với báo động cấp I. Hàm lượng hữu cơ rất nghèo (0,25 – 0,45%) do vậy đạm tổng số nghèo. Lân tổng số và dễ tiêu trung bình đến hơi nghèo. Kali tổng số và dễ tiêu nghèo. Đất ít chua (pHKcl = 4,2), các loại cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày (chè, mía) cây ăn quả (cam, chanh, dứa) các loại cây hoa mùa lương thực (sắn, ngô, khoai lang). Đất phù sa không chua là đất tốt nhất của huyện Tam Dương, đã được sử dụng hết diện tích. Tuy nhiên tầng đất mặt đã chua cần được lưu ý cải tạo bằng bón vơi.

Đất phù sa chua: Được phân bổ ở các xã Đồng Tĩnh, Hợp Hoà, Hướng

Đạo, Đạo Tú, An Hoà, Hợp Thịnh và được chia làm 3 loại:

+ Đất phù sa chua loang lổ sâu: diện tích 170,70 ha, chiếm 23,17%. Đất phù sa chua, phân bổ ở các xã, thị trấn: Hợp Hoà (61,0 ha), An Hoà (109,70 ha) thành phần cơ giới thuận lợi cho việc canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu, độ phì của đất thấp, vì vậy muốn đạt năng suất cao phải thâm canh cải tạo đất bằng chế độ phân bón thích hợp, trong đó phân lân và vơi phải được coi trọng.

+ Đất phù sa chua gley: diện tích 465,9 ha. Đất phù sa chua phân bố ở các xã, thị trấn: Hợp Hoà (31,9 ha), Hướng Đạo (122,2 ha), Đạo Tú (3,8 ha), Hợp Thịnh (159,5 ha), nơi có địa hình vàn và thấp, Lân và Kali tổng số trung bình nhưng dễ tiêu nghèo, cation trao đổi trung bình. CEC khoảng 11-15 mcp/100g đất

vào loại trung bình thấp. Chế độ canh tác có thể khắc phục bằng giải pháp canh tác cây trồng cạn vào vụ đông để đất thống khí và bón vơi cho đất bớt chua.

+ Đất gley: diện tích 385,60 ha, phân bố ở các xã Đồng Tĩnh (111,40 ha), Hợp Hoà (45,30 ha), An Hoà (45,5 ha), Duy Phiên (53,5 ha), Hoàng Đan (34,10 ha), Hồng Lâu (95,8 ha). Đất có màu xám xanh hoặc xẫm màu, phân bố ở địa hình thấp, bão hào nước mạch thường xuyên, ở tâng sâu hình thành kết von non, (có pHKcl = 4,5 – 5,0) giàu hữu cơ, nghèo lân và Kali tổng số, dễ tiêu, thành phần cơ giới cát pha, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém.

b. Đất mới biến đổi: Được phân bổ ở tất cả các xã trong toàn huyện. Đất

có tầng đơm rỉ. Tính sét và kết von non nhưng chưa cứng chắc, có phản ứng chua, cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thụ sắt, nhơm di động chưa cao. pHKcl ≤ 5, hàm lượng hữu cơ từ nghèo đến trung bình, thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng đạm tổng số nghèo (0,04 - 0,08%), lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo (0,01 - 0,04%)< 10mg /100g đất phân bố ở địa hình phức tạp nên phân bố cây trồng đa dạng, thường cấy 2 vụ lúa, trồng màu và rau xanh.

c. Đất loang lổ: Được hình thành bởi sản phẩm phù sa bồi đắp đã lâu đời và thường gọi là phù sa cũ, phù sa cổ, diện tích 877,40 ha, chiếm 4,46% đất của huyện, phân bổ ở các xã Vân Hội, Hợp Hoà, An Hoà, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Lâu và Hợp Thịnh. Thành phần cơ giới cát pha đến thịt trung bình, tương đối xốp, dễ bị khô hạn. Hàm lượng mùn không cao (1,0 - 1,5%) đạm tổng số từ trung bình đến nghèo (0,07 - 0,15%), lân tổng số và lân dễ tiêu đều nghèo (0,03 - 0,07%; 8-10 mg/100g đất) kali tổng số khá phong phú (0,6- 0,8%). Kali trao đổi trung bình (10 - 20mg/100g đất). Đất có phản ứng chua ( pHKcl = 4,0 - 5,5). Cây trồng chủ yếu là cây lương thực, hoặc cây công nghiệp dài ngày. Trong sử dụng đất cần chú ý thuỷ lợi, giữ ẩm, chống sói mịn và bón phân hữu cơ, vôi hợp lý.

d. Đất cát: Tập trung ven các chân đồi, khe xói ở một số xã vùng bán

đất mặt sáng màu, hình thành do bị rửa trơi đọng lại. Đất ít chua, tầng canh tác nghèo hữu cơ, có thành phần cơ giới thơ và nghèo dinh dưỡng. Cần cải tạo đất bằng cách tăng trọng lượng phân hữu cơ, tạo điều kiện giữ dinh dưỡng của đất tốt hơn, bón phân phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cây trồng từng vụ. Diện tích đất này khoảng 1533,8 ha, chiếm 7,79% đất của huyện.

đ. Đất xám Feralit: Chiếm gần 1/3 diện tích đất của huyện với diện tích

9549,7 ha tập trung ở các xã vùng bán sơn địa (Kim Long, Hoàng Hoa, Đồng Tĩnh.v.v…) ở độ cao dưới 800m. Đất có đặc điểm là rất chua pHKcl ≤ 4, trong tất cả tầng đất, hàm lượng hữu cơ 1,2-2,3% ở tầng mặt và thấp dần ở tầng sâu. N,P, K nghèo cả tổng số và dễ tiêu. Cation kiềm trao đổi rất thấp và CEC biến động trên dưới 5mg/100g đất.

Nguyên nhân dẫn đến đất quá chua và nghèo dinh dưỡng là do canh tác không bón phân trong nhiều năm, đất bị rửa trôi kiệt màu, độ che phủ đất khơng cịn; nên bị khơ hạn tích luỹ kết von.

Vùng đất này phải thường xuyên được cải tạo và trồng các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực và các loại cây ăn quả.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Tam Dương phụ thuộc vào sông Phó Đáy và các ao hồ phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Với dung tích khai thác có thể lên tới hàng chục triệu m3. Tuy nhiên do địa hình phức tạp của huyện mà nguồn nước mặt này phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu của huyện, như là thường xuyên huyện có mưa tập trung và có những đợt mưa lớn (200 – 300 mm) gây lên ngập úng ở các xã ven sơng Phó Đáy, ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất nơng nghiệp của huyện.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của huyện Tam Dương chưa có tài liệu nào đánh giá chính xác. Tuy nhiên với ước lượng nước sinh hoạt trong dân từ giếng khoan và giếng khơi có thể khai thác khoảng vài trăm m3/ngày đêm, chất lượng nước tốt. Trừ nguồn nước ngầm của thị trấn Hợp

Hoà, xã Đạo Tú có lẫn một số tạp chất hồ tan, khi dùng cho sinh hoạt cần phải xử lý trước khi dùng.

* Tài nguyên rừng

Toàn huyện Tam Dương có 1.039,92 ha đất lâm nghiệp. Trong đó tồn bộ đất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất.

- Diện tích đất rừng trên tập trung chủ yếu ở các xã: Đồng Tĩnh (117,77 ha), Kim Long (289,0 ha), Hướng Đạo (240,25 ha), Đạo Tú (139,72 ha),... Diện tích đất rừng trồng trên đã được giao khốn đến tay người sản xuất. Do vậy việc khai thác có thời gian và định kỳ đảm bảo chủ động được việc khai thác và bảo vệ đất, ngồi ra cịn cung cấp hàng nghìn m3 gỗ các loại phục vụ cho sản xuất cơng nghiệp mỹ thuật, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện.

* Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Tam Dương nói riêng là một vùng nghèo tài nguyên khoáng sản. Về một số loại tài nguyên quặng quý hiếm như vàng, thiếc, có những trữ lượng q nhỏ khơng thể đầu tư khai thác cịn với huyện Tam Dương có mỏ than bùn ở Hồng Đan, Duy Phiên, Hồng Lâu có thể khai thác để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Ngồi ra đất để làm gạch ngói có ở nhiều xã trong huyện. Tuy nhiên, cần tập trung quy hoạch vùng sản xuất gạch, ngói đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)