Điều kiện kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018 (Trang 42 - 49)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, Quản lý sử dụng đất và tình

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội:

* Tăng trưởng kinh tế:

Trong những năm qua nền kinh tế của huyện có những bước tiến vượt bậc về tăng trưởng (GDP), giai đoạn 2010 - 2017 đạt 13,3%/năm (tuy nhiên vẫn thấp hơn so với bình qn của tồn tỉnh); đến giai đoạn 2017 - 2020, tăng trưởng giá trị sản xuất tăng mạnh, ước tính đạt 22,8%/năm, đã cao hơn nhiều so mức bình quân chung của toàn tỉnh. Tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện không đồng đều giữa ba khu vực kinh tế. Trong đó tăng nhanh nhất là khu

vực dịch vụ với 30,07%/năm, chậm nhất là khu vực nông - lâm thuỷ sản với 16,9%/năm.

Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao, tăng từ 2,6 triệu đồng giai đoạn 2010 - 2017 lên 10,48 triệu đồng giai đoạn 2017 - 2020 (giá thực tế). Tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện Tam Dương thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1: Tăng trưởng giá trị gia tăng giai đoạn 2010 – 2017 và 2017 – 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2010 – 2017 2017 – 2020 Vĩnh Phúc Tam Dương Vĩnh Phúc Tam Dương

Tăng trưởng chung % 15,5 13,3 19,61 22,82

Nông, lâm, thuỷ sản % 6,3 6,6 6,19 16,9

Công nghiệp, xây dựng % 22,6 21,5 21,14 34,08

Dịch vụ - Thương mại % 13,7 14,5 17,25 30,07

TNBQ trên đầu người Trđ/người/

năm 8,99 2,6 29,1 10,48

Nguồn: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030”.

So sánh mức độ tăng trưởng của Tam Dương so với toàn tỉnh Vĩnh Phúc ở cả 2 thời kỳ (2010 – 2017), (2017 – 2020) cho thấy mặc dù kinh tế huyện Tam Dương đã có sự phát triển tăng trưởng vượt bậc so với (2010 – 2017), nhưng vẫn còn thấp xa so với mức tăng trưởng chung của tồn tỉnh. Thu nhập bình qn đầu người của huyện ước năm 2020 đạt 10,48 triệu đồng tăng gấp 4,2 lần so với năm 2017 nhưng mới bằng một phần ba mức bình qn chung của tồn tỉnh Vĩnh Phúc. Như vậy thu nhập và mức sống của dân cư trên địa bàn Tam Dương vẫn ở mức thấp. Tam Dương vẫn nằm trong nhóm huyện nghèo của tỉnh, địi hỏi phải có mức tăng trưởng nhanh nhằm tạo thế, tạo tiền đề cho bước phát triển mạnh ở các giao đoạn sau. Để Tam Dương

trở thành huyện có kinh tế ngang mức trung bình của tỉnh, vươn lên làm giàu thì nhất thiết phải tạo được bước đột phá, tạo ra được ngành sản xuất mũi nhọn, tạo ra được nền sản xuất có hiệu quả cao hơn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo cho nơng nghiệp phát triển có hiệu suất cao và bền vững.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Với xuất phát điểm về trình độ phát triển còn thấp, kinh tế huyện Tam Dương chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2020 được thể hiện qua bảng 2:

Bảng 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tam Dương giai đoạn 2017-2020

Đơn vị tính:%

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

Nông lâm - thuỷ sản 42,94 44,55 38,87 36,61

Công nghiệp - XD 32,97 30,68 34,45 35,38

Thương mại - dịch vụ 24,10 24,77 26,68 28,01

(Nguồn: Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, thống kê huyện Tam Dương)

Từ bảng 2 cho thấy, cơ cấu kinh tế huyện Tam Dương phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn. Đó là, chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm - thủy sản (năm 2017 là 42,94%, năm 2020 là 33,61%), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (năm 2017 là 32,97%, năm 2020 là 35,38%), và tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ (năm 2017 là 24,10%, năm 2020 là 28,01%). Sự chuyển dịch này đã cho thấy sự nỗ lực phát triển đổi mới kinh tế của huyện, đặc biệt là sự tăng lên nhanh chóng của các ngành phi nông nghiệp.

Như vậy, đến năm 2020, tỷ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện là tương đối đồng đều, trong đó: nơng nghiệp là 36,61%; cơng nghiệp - xây dựng là 35,38%; thương mại - dịch vụ là 28,01% .

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị gia tăng (GTGT) ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2017 đạt 183,326 tỷ đồng, trong đó ngành nơng nghiệp: 177,755 tỷ đồng, lâm nghiệp 2,631 tỷ đồng, thuỷ sản 2,940 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 362,785 tỷ đồng và các ngành đạt được kết quả tương ứng là: 355,709; 2,976 và 4,100 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2017 đạt 6,60%, giai đoạn 2017 - 2020 đạt 6,69%. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm dần: Năm 2010: 47,33%, năm 2017: 38,87% và đến năm 2020 chỉ còn 36,61%.

Thường xuyên áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu nên trong nội ngành ln có bước chuyển biến tích cực.

- Khu vực Cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản:

* Tăng trưởng và cơ cấu

Giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng nhanh qua các năm. Năm 2017 (theo giá cố định 1994) đạt 86,564 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 265,361 tỷ đồng,

Tốc độ tăng trưởng bình qn ngành cơng nghiệp - xây dựng giai đoạn 2010 - 2017 đạt 21,5%, từ 2017 - 2020 đạt 26,27%.

Năm 2010, tỷ trọng CN - XD chiếm 30,2%, năm 2017 tỷ trọng CN - XD chiếm 34,45%, năm 2020 đạt 39,38% trong cơ cấu kinh tế.

* Phát triển một số ngành và cụm cơng nghiệp chủ yếu - Khai thác khống sản và sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (cát, sỏi) chủ yếu tập chung ở

các xã (Đồng Tĩnh, An Hoà, Hoàng Đan). Đây là những điểm khai thác khoáng sản trái phép, những năm trước năm 2017 ở các xã này luôn tồn tại từ 15 đến 20 điểm khai thác, tập kết cát, sỏi trên dịng sơng Phó Đáy thường gây mất an ninh trận tự xã hội, gây bức xúc trong nhân dân và có nguy cơ sạt lở

bờ sơng. Trước tình hình đó, UBND huyện Tam Dương đã tích cực chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, UBND các xã có liên quan kiên quyết ngăn chặn các trường hợp khai thác khống sản trái phép đó. Vì vậy, đến nay trên địa bàn các xã đó chỉ cịn 4 điểm khai thác, tập kết cát sỏi lén lút. UBND huyện Tam Dương đã có kế hoạch hết năm 2020 sẽ ngăn chặn triệt để các trường hợp khai thác trái phép.

Mặc dù chưa quy hoạch được vùng nguyên liệu phục vụ cho khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng ở Hoàng Lâu, Đồng Tĩnh và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Song sản lượng gạch các loại năm 2017 sản xuất được 40,74 triệu viên đến năm 2020 tăng lên 150,44 triệu viên.

- Công nghiệp chế biến

Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chủ yếu của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện, được duy trì và ngày càng được mở rộng, sản phẩm phong phú, góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành công nghiệp nói riêng và tăng trưởng của huyện nói chung. Đến năm 2020, sản phẩm chủ yếu của huyện đạt: Xay xát ngô, gạo, sắn là 28.869,6 tấn, giảm 1,54 lần so với năm 2005; Sản xuất bánh bún là 910,0 tấn, tăng 1,46 lần; Sản xuất phôi thép là 9.840 tấn, tăng 10,34 lần....

Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã có bước phát triển như: trạm, gỗ mỹ nghệ (Hoàng Đan); Sản xuất cán cào, cán cuốc, đan chổi (Đồng Tĩnh); Mây tre đan (Hồng Đan, Hồng Hoa, Duy Phiên); Nghề cơ khí tiếp tục được phát triển phục vụ ngành xây dựng.

Đến nay trong huyện chưa có khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp mà chỉ tập trung tại thị trấn, thị tứ, các làng nghề, huyện đang triển khai lập quy hoạch 3 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Hợp Thịnh, khu công nghiệp Tam Dương và cụm công nghiệp Tam Dương.

- Xây dựng cơ bản

Quy mô đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tăng khá nhanh. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống được xây dựng mới và nâng cấp, kết quả đến năm 2012 đã có trên 45,60 km đường bê tông, tăng 38,37% so với KH; 35 km mặt đường cấp phối tăng, 16% so KH. Hệ thống đường dây điện, trạm biến thế, cơng trình thủy lợi được được đầu tư ngày càng mạnh. Trường lớp học được nâng cấp: Năm 2009 có 512 phịng học kiên cố, đến 2012 đã có 786 phịng. Bệnh viện huyện, các trạm đa khoa, trạm xá xã được nâng cấp. Các cơng trình cơng cộng, phúc lợi khác: Trụ sở, cơng trình văn hố, đài tưởng niệm, chợ… cũng được đầu tư thay đổi nhiều so với trước. Xây dựng cơng trình của hộ gia đình (Nhà ở, cơng trình chăn ni …) trong những năm qua ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng chủ yếu, đã góp phần chỉnh trang, thay đổi lớn bộ mặt nơng thôn.

c, Khu vực kinh tế Dịch vụ - Thương mại:

* Tăng trưởng và cơ cấu

Giá trị sản xuất của khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại tăng nhanh qua các năm. Năm 2017 đạt 113,644 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 249,047 tỷ đồng,

Ngành dịch vụ - thương mại tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ - thương mại giai đoạn 2010 - 2017 đạt 14,5%, từ 2017 - 2020 ước đạt 28,63%.

Năm 2010, tỷ trọng CN - XD chiếm 30,2%, năm 2017 tỷ trọng CN - XD chiếm 22,47%, năm 2020 ước tính đạt 28,01% trong cơ cấu kinh tế.

. Dân số, lao động:

Dân số huyện Tam Dương năm 2020 là 99.123 người tăng 2,18% người so với năm 2017 (97.008 người), có 25.232 hộ, trong đó số hộ nơng, lâm nghiệp chiếm 95%. Dân số chủ yếu ở khu vực nông thôn (chiếm 94,97%), khu vực đô thị chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 5,03%) tập trung ở thị trấn Hợp Hòa. Mật độ dân số 916 người/km2, cao hơn trung bình của tỉnh (821

người/km2). Tổng số lao động là 61.056 người chiếm 61,60% tổng dân số. Nguồn nhân lực tập trung ở khu vực nông thôn, chất lượng và đặc biệt là trình độ chun mơn kỹ thuật hiện trong số người trong độ tuổi lao động thì ở khu vực lao động nơng nghiệp chiếm tại của huyện đang ở mức thấp. Lao động nông nghiệp chiếm 55,87% tổng dân số, 90,71% tổng số lao động.

Bảng 3.3. Dân số, lao động huyện Tam Dương năm 2020

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

1. Tổng số dân Người 99.123 100,00

Nam Người 48.705 49,14

Nữ Người 50.418 50,86

Thành thị Người 4.982 5,03

Nông thôn Người 94.141 94,97

- Mật độ dân số Người/km2 916

2. Tổng số hộ Hộ 25.232 100,00

- Hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản Hộ 24.020 95,00

- Hộ phi nông nghiệp Hộ 1.212 5,00

3.Tổng số lao động LĐ 61.056 100,00

- Lao động nông nghiệp LĐ 55.382 90,71

- Lao động phi nông nghiệp LĐ 5.674 9,29

4. Một số chỉ tiêu khác

- Bình quân khẩu/hộ Người 3,93

- Bình quân lao động/hộ LĐ 2,42

- Tỷ lệ tăng tự nhiên % 2,48

Tỷ lệ tăng tự nhiên ở đô thị % 2,12 Tỷ lệ tăng tự nhiên ở nơng thơn % 2,53 Bình quân lao động nông nghiệp/ha Lao động 6,64

Bình quân lao động/ha đất trồng canh tác năm là 6,64 người. Theo định mức lao động (Viện QH&KTNN, 1990) cho 1 ha với cây lương thực là 230- 270 công, tương đương 2,1-2,5 lao động/1ha, thì số lao động nơng nghiệp của huyện là dư thừa; với cây thực phẩm (rau) định mức từ 500-650 công/ha, tương đương 4,5-5,9 lao động/1ha thì số lao động trên đáp ứng được nhu cầu. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo, đó cũng là một khó khăn trong việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới.

Lao động chủ yếu là lao động thuần nơng, nên mang tính chất thời vụ rất rõ. Trong khi đó, sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không đều đặn dẫn đến thiếu việc làm, năng suất lao động thấp. Huyện chưa có trung tâm hướng nghiệp dạy nghề nên tình trạng khơng có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc. Vì vậy, khi nơng nghiệp vẫn cịn là ngành kinh tế chủ đạo thì việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, đồng thời mở rộng và phát triển các ngành nghề sẽ là vấn đề then chốt tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2018 (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)