Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2021 (Trang 42)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Văn

Văn phòng đăng ký đất đai ở Việt Nam

1.3.1. Tình hình thành lập Văn phịng đăng ký đất đai ở Việt Nam

Tính đến ngày 10/10/2021 trên cả nước đã có 63/63 tỉnh đã thành lập VPĐKĐĐ và đi vào hoạt động.

Các VPĐKQSDĐthuộc Sở đều tổ chức thành nhiều đơn vị trực thuộc, phổ biến là các Phòng, một số nơi tổ chức thành bộ phận hoặc tổ (gọi chung là Phòng); mỗi VPĐKQSDĐ thuộc Sở trung bình có từ 3 đến 4 phịng.

Do có ít cán bộ nên đa số các VPĐKQSDĐ cấp huyện được tổ chức thành các tổ, nhóm để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc của từng thời kỳ; nhiều VPĐKQSDĐthực hiện việc phân công cán bộ quản lý theo địa bàn (mỗi cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, thực hiện một số xã) nên lực lượng bị phân tán.

Theo Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 17/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm kiện tồn Văn phịng đăng ký quyền sử dụng

đất thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường”, Tổng cục Quản

lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã chủ động, phối hợp với các cơ quan có liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp tổ chức triển khai thực hiện thí điểm đầu tiên trên 4 tỉnh là Hải Phòng, Hà Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai.

Theo báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai cả nước đã có 54/63 tỉnh, thành trên cả nước thành lập và kiện toàn xong VPĐKĐĐ “một cấp”. Trong q trình kiện tồn hệ thống Văn phịng đăng ký đất đai, các Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động, tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh do việc chuyển đổi thẩm quyền thực hiện; việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, cấp GCN tăng cả về số lượng GCN, chất lượng hồ sơ, thời gian thực hiện thủ tục rút ngắn hơn, chất lượng giải quyết thủ tục được nâng lên, tình hình biến động đất đai được kiểm sốt chặt chẽ hơn.

Tiến độ cấp GCNQSDĐ ở một số địa phương đã tăng đáng kể như: Hà Nội (sau 20 tháng thành lập) tăng 665.000 Giấy; Thành phố Hồ Chí Minh (sau 11 tháng thành lập) tăng 299.000 Giấy.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có được, do mới thành lập nên hoạt động của Văn phòng đăng ký cũng có những khó khăn như kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh, trụ sở hoạt động của chi nhánh, trang thiết bị, việc ln chuyển hồ sơ do cịn có hạn chế về hạ tầng cơ sở dữ liệu chưa hoàn thiện, việc giải quyết khối lượng hồ sơ công việc lớn cũng tạo áp lực cho một số vị trí. Tuy nhiên các khó khăn này có thể khắc phục được trong thời gian tới nếu được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng và hồn thiện hệ thống thơng tin đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

1.3.2. Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của VPĐKĐĐ

1.3.2.1. Văn phòng đăng ký đất đai (Cấp tỉnh)

Văn phòng đăng ký đất đai hiện nay đều đã và đang tập trung triển khai thực hiện việc cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kê đất đai. Nhiều địa phương VPĐKĐĐtriển khai thực hiện việc hồn thiện hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động cho một số xã đã cấp Giấy chứng nhận; tiếp nhận và quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính. Một số Văn VPĐKĐĐ cấp tỉnh đã tham gia hỗ trợ cho các cấp huyện, xã tổ chức việc đăng ký cấp, cấp đổi GCN ở một số xã theo hình thức đồng loạt (Hà Nội; Thái Bình; Đồng Nai). Tuy nhiên tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế.

1.3.2.2. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (cấp huyện)

Tương tự như VPĐKĐĐcấp tỉnh, các chi nhánh VPĐKĐĐ (cấp huyện) đã thành lập đều mới tập trung triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kê đất đai, Đo đạc chỉnh lý bản đồ, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai...

Việc cập nhật, chỉnh lý biến động, hồn thiện hồ sơ địa chính đang quản lý ở hầu hết các VPĐKĐĐ chi nhánh chưa được quan tâm thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, nhiều Văn phòng đăng ký đất đai chưa thực hiện việc gửi thông báo cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định; việc kiểm tra, hướng dẫn cấp xã trong việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa được các Văn phịng đăng ký đất đai chi nhánh (cấp huyện) quan tâm thực hiện.

Việc tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân cịn chậm so với yêu cầu phải hoàn thành.

Cho đến nay, một số Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại một số huyện thực hiện đề án mơ hình Văn phịng một cấp đã đổi tên từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh trên cơ sở hợp nhất từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cũ.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*. Các hoạt động chính theo chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2017 -2021. Cụ thể:

- Hoạt động cấp GCNQSD đất lần đầu; - Hoạt động cấp GCNQSD đất biến động; - Hoạt động trích lục, trích đo thửa đất; - Hoạt động giao dịch đảm bảo;

- Hoạt động trích sao hồ sơ địa chính chuyển đến các cơ quan chức năng; - Hoạt động xác nhận, chỉnh lý khi có biến động đất đai,…

*. Người dân đã thực hiện giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Lạng Sơn

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn

- Điều kiện tự nhiên;

- Tình hình kinh tế - xã hội; - Tỉnh hình sử dụng đất.

Nội dung 2: Đánh giá kết quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2017 -2020

- Tình hình cấp GCNQSD đất lần đầu;

- Tình hình cấp GCNQSD đất theo các nội dung biến động; - Tình hình giao dịch đảm bảo;

- Tình hình xác minh và chuyển thơng tin địa chính tới cơ quan thuế; - Tình hình trích lục, trích đo thửa đất;

- Đánh giá về công khai về thủ tục hành chính;

- Đánh giá thời gian thực hiện các thủ tục hành chính;

- Đánh giá mức độ và thái độ hướng dẫn của cán bộ chuyên mơn.

Nội dung 4: Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các thơng tin liên quan đến q trình nghiên cứu của đề tài gồm: Tư liệu tại các cơ quan quản lý. Tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Mơi trường, phịng NN & PTNT, Văn phịng Đăng ký đất đai, phòng Thống kê, UBND thành phố Lạng Sơn .

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất; tình hình quản lý đất đai, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và công tác chuyển quyền sử dụng đất.

Số liệu về tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường.

2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra, phỏng vấn thu thập số liệu, thông tin về ý kiến và sự hiểu biết của người dân và các đơn vị tư vấn dịch vụ về đất đai đối với hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Lạng Sơn. Cụ thể:

- Tiến hành điều tra tất cả 8 đơn vị phường, xã tại thành phố Lạng Sơn, mối đơn vị điều tra 15 phiếu hỏi có sẵn. Đối tượng điều tra là các chủ thể đã thực hiện các thủ tục về đất đai tại Chi nhánh VPĐK đất đai thành phố Lạng Sơn;

- Điều tra 30 phiếu hỏi có sẵn đối với các Văn phòng dịch vụ tư vấn đất đai được phép hoạt động trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

+ Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là cán bộ VPĐKĐĐ theo mẫu phiếu soạn sẵn. Được thực hiện trên 35 cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ tại VPĐKĐĐ thành Phố Lạng Sơn và cán bộ trực tiếp tại các Chi nhánh. Chi tiết phiếu điều tra xem ở phụ lục số 02.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và viết báo cáo

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu và thành lập được các bảng biểu số liệu.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn thành phố Lạng Sơn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

*. Vị trí địa lý.

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và thương mại của tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích tự nhiên 7793.30 ha, nằm ở 21045’ – 22000’ vĩ độ Bắc và 106039’ - 107000’ kinh độ Đơng, có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp xã Thụy Hùng, xã Thạch Đạn huyện Cao Lộc;

Phía Tây giáp xã Song Giáp, xã Xuân Long huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp huyện Văn Quan;

Phía Đơng giáp xã Gia Cát, Tân Liên, Hợp Thành và Thị trấn Cao Lộc huyện Cao Lộc;

Phía Nam giáp xã Yên Trạch huyện Cao Lộc.

*. Địa hình.

Địa hình bị chia cắt thành nhiều ngọn núi, phần lớn các ngọn núi này đều có ý nghĩa nhất định về mặt quân sự, kinh tế, văn hóa đồng thời là danh lam thắng cảnh tiêu biểu cho xứ Lạng như núi Khau Mạ có đỉnh cao 800 m, đứng trên đỉnh núi có khả năng bao quát toàn bộ khu vực thành phố đến tận Đồng Đăng. Ngồi ra, cịn có núi Khau Puồng, Khuôn Nhà, Phác Mông, ... thuộc xã Quảng Lạc; núi Phía Trang thuộc xã Mai Pha; núi Đại Tượng; núi Dương; núi Phai Vệ, Tam Thanh, Nhị Thanh, Vọng Phu; thành nhà Mạc.

Nhìn chung, thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định là điều kiện rất tốt cho việc xây dựng các cơng trình đơ thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tổ chức không gian sản xuất nông, lâm nghiệp.

*. Khí hậu

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 21,40C, nhiệt độ cao nhất 390C và thấp nhất 30C;

Chế độ mưa: phân bố không đều. Lượng mưa trung bình năm là 14.390 mm, được chia thành hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chiếm 75% tổng lượng mưa, mùa khô chiếm 25% tổng lượng mưa;

Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 84%; Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.372 giờ;

Gió: Gió mùa Đơng Bắc chiếm ưu thế. Tốc độ gió trung bình năm là 1,9 m/s.

Với những đặc điểm trên, khí hậu nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng như sinh hoạt, sản xuất của người dân.

*. Thuỷ văn

Sơng Kỳ Cùng có chiều dài 1.836 km, đoạn chảy qua địa phận thành phố dài 19 km. Con sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua sườn Mẫu Sơn vào thành phố, lịng sơng rộng trung bình 100 m nên mức nước giữa hai mùa, mùa mưa và mùa khơ chênh lệch ít. Lưu lượng nước trung bình trong năm là 2.300 m3/s.

Ngồi sơng Kỳ Cùng, trên địa bàn thành phố cịn có các suối như suối Nao Ly, chạy từ huyện Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa rồi đổ ra sông Kỳ Cùng; Suối Quảng Lạc dài 9,7 km, rộng 6,0 – 8,0 m, lòng sâu, về mùa cạn nước chỉ có 0,5 – 1,0 m, khi mùa lũ thì lên 2,0 – 3,0 m.

Với những ưu thế về vị trí địa lý và những ngọn núi, con sơng hiện hữu ngay trong lịng thành phố, đây là nguồn tài nguyên rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và du lịch.

3.1.2. Tài Nguyên

*. Tài nguyên đất

Theo kết quả thống kê đất đai và kết quả điều tra khảo sát ngoài thực địa tổng DTTN theo địa giới hành chính của xã là 7.793,7 ha. Diện tích sử dụng các nhóm đất như sau:

- Nhóm đất nơng nghiệp: Tổng diện tích là: 5.779,4 ha; chiếm 74,6 % diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất chưa sử dụng: Tổng diện tích 65,56ha chiếm 0,84 % tổng diện tích đất tự nhiên.

*. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nhìn chung, hệ thống sơng suối, ao hồ nơi đây khá phong phú, phân bổ tương đối đồng đều, thuận lợi cho khai thác nước mặt, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn thành phố;

- Nguồn nước ngầm: Nhìn chung, nguồn nước ngầm của thành phố không phong phú. Khảo sát các giếng đào, giếng khoan dùng cho sinh hoạt khu dân cư với độ sâu trung bình 10 - 20 m cho thấy chỉ có một số vùng ở phía Tây Nam thành phố là có khả năng khai thác thuận lợi. Chất lượng nước đảm bảo vệ sinh đạt tiêu chuẩn khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

*. Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2020, diện tích đất rừng của thành phố Lạng Sơn khá lớn là 4.261,23 ha. Trong đó, diện tích rừng phịng hộ là 973,52 ha, chiếm 12,46% tổng diện tích rừng tự nhiên (phân bố ở 3 xã Hoàng Đồng, Quảng Lạc, Mai Pha); rừng sản xuất 3.287,71 ha, chiếm 42,09% tổng diện tích rừng tự nhiên (phân bố chủ yếu tại phường Chi Lăng, xã Hoàng Đồng, xã Quảng Lạc, xã Mai Pha). Ngồi có chức năng là phịng hộ, điều hịa khơng khí trên địa bàn thành phố, rừng cịn mang lại giá trị kinh tế cho người dân do các sản phẩm từ rừng như hồi, thông, keo, bạch đàn, sa mộc, quế mang lại nguồn lợi kinh tế khá cao trong những năm gần đây.

*. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá vơi, đất sét, cát và cuội sỏi. Nhìn chung, Lạng Sơn chưa có mỏ khống sản với quy mơ lớn.

Đá vơi: có 2 mỏ có chất lượng khá tốt với hàm lượng CaCO3 cao có thể sử dụng sản xuất ximăng có chất lượng tốt.

Đất sét: dùng cho sản xuất nguyên vật liệu xây dựng với trữ lượng 22 triệu tấn. Ngoài ra thành phố cịn có vàng sa khống, măng gan, bauxit, quặng sắt nhưng trữ lượng rất nhỏ, khơng có giá trị kinh tế lớn trong khai thác.

3.1.3. Điều kiện về kinh tế - xã hội

*. Lĩnh vực kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2020 đạt 11,0%, trong đó: Thương mại - dịch vụ tăng 11,9%; Công nghiệp - xây dựng tăng 9,7%; Nông lâm nghiệp tăng 4,0%. Cơ cấu nhóm ngành trong GDP: Thương mại - dịch vụ chiếm 68,0%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 25,9%; Nông - lâm nghiệp chiếm 2,5%. Các thành phần kinh tế phát triển. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 51,6 triệu đồng/người.

*. Thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục được duy trì, nguồn cung hàng hóa phong phú, giá cả thị trường cơ bản ổn định, các mặt hàng thiết yếu được bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu tiêu dung của nhân dân.

Lượng khách du lịch tồn xã hội ước tính 2.080,4 nghìn lượt, tăng 19% so với năm 2019, (trong đó: khách quốc tế 185,7 nghìn lượt, tăng 1,65%; khách trong nước 1.894,7 nghìn lượt, tăng 21,03%).

Các dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân.

*. Công nghiệp – xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2017 2021 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)