Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2010 2015 (Trang 33)

2.l Tổng quan về NH đầu tư & phát triển VN

2.l.l Đặc điểm kinh doanh của BIDV

2.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV

2.2.1.Các yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô2.2.1.1 Yếu tố kinh tế xã hội 2.2.1.1 Yếu tố kinh tế xã hội

Năm 2008 - 2009, khủng hoảng tài chính tồn cầu đã gây ra ảnh hưởng đến mọi mặt của kinh tế - xã hội, dẫn đến những hậu quả khó lường về chính trị, an ninh và ổn định xã hội. Môi trường cũng đang đặt thế giới trước những nguy cơ khủng hoảng lớn. Chưa bao giờ biến đổi khí hậu lại trở thành vấn đề nóng bỏng như hiện nay. Dịch cúm A/H1N1 bùng phát hồi tháng 4 tại Mexico, lây lan sang hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục đã làm hơn 11.000 người tử vong và hơn nửa triệu người bị nhiễm bệnh.

Từ những tháng cuối cùng của năm 2009, bức tranh kinh tế thế giới đã bắt đầu xuất hiện những mảng sáng, và dự kiến sẽ còn tiến triển tốt hơn trong năm 2010, nhưng tốc độ phục hồi dự đốn sẽ vẫn rất chậm và khơng chắc chắn. Sau khi giảm khoảng 2,2% năm 2009, sản lượng toàn cầu dự báo tăng 2,7% năm 2010 và 3,2% năm 2011. Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, bởi đà phục hồi hiện nay chủ yếu nhờ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ các nước. Một nguy cơ nữa ám ảnh sự phục hồi kinh tế đó là tình trạng nợ cơng. Tính đến ngày 10/12/2009, nợ cơng tồn cầu lên đến 36.000 tỉ USD. Tại Anh, mức nợ công đã lên tới con số kỷ lục 1.320 tỉ USD, chiếm 55,6% GDP. Mỹ cũng thông báo mức nợ công đã vượt

12.1 tỉ USD. Con số này tại Nhật Bản là gần 580 tỉ USD - mức kỷ lục kể từ năm 1946. Ngày 13/11/2009, bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick cho rằng, nguy cơ lớn nhất vẫn là những bong bóng cổ phiếu, nhà ở và các bất động sản khác khơng thể kiểm sốt nổi, có thể xuất hiện và nổ tung bất cứ lúc nào trong q trình phục hồi kinh tế nếu khơng có biện pháp ngăn chặn sớm.

Đối với nền kinh tế trong nước, từ năm 2001 đến nay, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, liên tục tăng trưởng nhanh (ở mức trên 7%, năm 2006 đạt 8.17%). Kinh tế vĩ mô được ổn định, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.

Khủng hoảng tài chính trong năm 2008, 2009 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thối, đồng thời làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta. Cùng với đó là bão lũ xảy ra liên tiếp, dịch bệnh bùng phát ở nhiều địa phương. Trong bối cảnh đó, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và là một trong số rất ít nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới. Sản xuất cơng nghiệp thốt khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và cả năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa với sản lượng lúa cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165,7 nghìn tấn so với năm 2008. Cân đối kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm 70%, nhưng đầu tư trong nước đã được khơi thơng nên tính chung vốn đầu tư phát triển cả năm đạt 704,2 nghìn tỉ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008. Thu ngân sách đạt dự toán cả năm và bội chi ngân sách bảo đảm được mức Quốc hội đề ra là không vượt quá 7% GDP. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12/2009 so với tháng 12/2008 tăng 6,52%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng dưới 10% Quốc hội đề ra; chỉ số tăng giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây.

Những kết quả đạt được của năm 2009 cho thấy, nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Bên cạnh những kết quả quan trọng nêu trên, tình hình

kinh tế - xã hội năm 2009 vẫn còn những hạn chế, bất cập nếu khơng tích cực tìm các giải pháp khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và các năm tiếp theo. Những hạn chế, yếu kém này bao gồm: Thứ nhất, nền kinh tế tuy đã tăng trưởng khá và vượt qua giai đoạn khó khăn, nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên chất lượng tăng trưởng chưa cao và chưa thật vững chắc. Thứ hai, cơ cấu kinh tế tuy bước đầu đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực, nhưng vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỉ trọng tương đối cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Thứ ba, cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, mức thâm hụt ngân sách tuy đã được khống chế, nhưng đã lên tới 7% GDP; nhập siêu hàng hoá năm 2009 tuy giảm 32,1% so với năm 2008, nhưng vẫn bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, lạm phát trong năm được khống chế ở mức hợp lý, nhưng nhìn chung giá cả vẫn tiếp tục tăng và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể gây tái lạm phát cao. Thứ tư, một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được khắc phục như đời sống nhân dân, nhất là những người có thu nhập thấp, dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai vẫn cịn nhiều khó khăn, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao.

Trong thời gian tới, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi là điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đối với xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến cầu tiêu dùng thế giới còn thấp và các công ty lớn đang trong thời kỳ hồi phục, cho nên xuất khẩu khó có mức tăng cao và việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng vẫn cịn hạn chế [25].

Một số dự báo đối với thị trường tài chính - tiền tệ trong nước:

Trên cơ sở phân tích thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, chúng ta nhận thấy rằng các thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đã có dấu

hiệu phục hồi, song còn chứa đựng nhiều rủi ro và chưa ổn định. Ngồi ra, thị trường vàng cịn biến động sẽ tác động không nhỏ tới ổn định tiền tệ và các cân đối vĩ mơ của Việt Nam.

Khó khăn trước mắt là thâm hụt cán cân thanh toán được cải thiện chậm, gây khó khăn khơng nhỏ cho NHNN trong việc ổn định tỉ giá và tăng dự trữ ngoại hối.

Trong trung hạn, thâm hụt ngân sách cũng là một vấn đề đáng để Chính phủ Việt Nam phải quan tâm. Vấn đề khơng chỉ nằm ở tình trạng thâm hụt ngân sách mà cịn ở ngun nhân và cách tài trợ thâm hụt. Nếu thâm hụt ngân sách bắt nguồn từ việc đầu tư cho những dự án hiệu quả, và vì vậy, mang lại ích lợi cho nền kinh tế trong tương lai thì khơng đáng ngại. Trái lại, nếu thâm hụt là do giải cứu những doanh nghiệp khơng có khả năng tồn tại, hay đầu tư vào những dự án kém hiệu quả thì rất nguy hiểm. Nếu thâm hụt được tài trợ nhờ tăng nguồn thu thuế do doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển thì sẽ bền vững, nhưng nếu nhờ tận thu thuế sẽ chèn lấn khu vực doanh nghiệp và gây ảnh hưởng tới hoạt động cũng như hạn chế các động lực mở rộng của khu vực này.

Khi kết thúc khủng hoảng thì thị trường tài chính sẽ bước sang một giai đoạn mới, với những bước phát triển mới, cấu trúc thị trường và vai trò giám sát thị trường của các cơ quan quản lý có sự thay đổi. Điều này cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường tài chính Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam vẫn là một thị trường non trẻ, dễ bị tổn thương bởi các cú sốc trong và ngoài nước tác động. Tuy nhiên, sự non trẻ cũng là một cơ hội tốt cho thị trường tài chính Việt Nam có sự bứt phá mới sau khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Dự báo đến năm 2015 thị trường tài chính Việt Nam sẽ phát triển mạnh, ổn định và hội nhập sâu vào thị trường tài chính quốc tế. Hệ thống ngân hàng sẽ có những cải cách mạnh mẽ sau khủng hoảng, có thể sẽ đưa đến việc thành lập các tập đồn tài chính mới hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính quốc tế, có qui mơ vốn lớn, hoạt động đa năng.

Trong dài hạn, với điều kiện kinh tế tăng trưởng bền vững, khu vực tài chính Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện tốt để tăng trưởng, mở rộng hoạt động, tăng cường

3 0

sức cạnh tranh và mở rộng ra thị trường quốc tế. Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế khu vực và quốc tế, và việc tiến hành tự do hóa tài chính từng bước cũng địi hỏi tự thân hệ thống tài chính trong nước phải có sự điều chỉnh trong cơ cấu hoạt động, năng lực quản trị rủi ro, tăng cường khả năng chống đỡ đối với các cú sốc từ bên trong và bên ngồi, để có thể phát triển bền vững.

2.2.1.2 Mơi trường chính trị - pháp luật

Về chính trị, dưới đây là một số đánh giá về bối cảnh chính trị của Việt Nam

trong tương lai. Yếu tố này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của BIDV nói riêng.

- Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.

- Những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế, về tự do hóa thương mại – đầu tư và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ( đặc biệt là cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại nhà nước) trong thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam tăng cường năng lực tài chính, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hịa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác.

Về mơi trường pháp luật, luật pháp có thể có những thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm tới:

- Luật Ngân hàng nhà nước sẽ được điều chỉnh sau quá trình thực hiện đề án xây dựng Ngân hàng Trung ương hiện đại (một số nội dung quan trọng tại thông báo số 191 – TB/TW của Bộ Chính trị về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020).

- Quy định pháp luật về cổ phần hóa các DNNN (bao gồm cả NHTM NN), tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phi nhà nước sẽ được nới lỏng.

31

- Ngân hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn trong việc xử lý tài sản thế chấp ( phát mãi tài sản để thu hồi vốn) nếu khách hàng vay không trả được nợ cho ngân hàng.

- Ban hành các quy định về việc thuê lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.

- Phát triển các loại hình cơng ty mua bán nợ (độc lập với ngân hàng ), bổ sung chức năng nhiệm vụ cho các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM xử lý nợ xấu.

Về khuôn khổ văn bản của ngành ngân hàng, trong những năm tới, tùy theo thực tiễn vận động của thị trường tài chính tiền tệ, Ngân hàng nhà nước có thể ban hành những văn bản quy định như:

- Hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel 2

- Những thay đổi về mức tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng nhà nước (hiện tại là 10% đồng Việt nam và 8% ngoại tệ) tùy theo định hướng điều tiết cung tiền.

- Thay đổi về giới hạn cho vay của TCTD đối với 01 khách hàng nhằm thực hiện chính sách nới lỏng hay thắt chặt tín dụng.

- Cho phép các NHTM huy động vốn dài hạn để bổ sung vốn cấp 2 (nợ thứ cấp) theo một quy định chuẩn và thống nhất.

- Các chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) bắt buộc áp dụng ở tất cả các ngân hàng và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Quy định về chứng khoán (securitisation) ra đời, tạo điều kiện hổ trợ các NHTM dễ dàng tái cơ cấu tài sản.

- Quyết định cấp bổ sung vốn điều lệ (liên bộ hoặc Tổng công ty Đầu tư vốn nhà nước- Bộ tài chính), xử lý nợ xấu của các NHTM NN.

Các văn bản quy định về kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, nhìn chung mơi trường chính trị – pháp luật Việt nam vẫn được các nhà đầu tư đánh giá là khá tốt và có tác động tích cực đến thị trường tài chính ngân hàng.

2.2.1.3Yếu tố quốc tế

Q trình mở cửa, đổi mới kinh tế 20 năm qua đã cho thấy tác dụng to lớn của hội nhập kinh tế quốc tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân và tạo điều kiện phát triển ngành ngân hàng một cách mạnh mẽ.

Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO gây một tác động lớn lao đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thương mại. Quá trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng sẽ buộc BIDV phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nguồn thu sẽ bị chia sẻ trong khi những rủi ro tiềm ẩn của thị trường ngày càng lớn.

Theo BTA, trong giai đoạn 2001-2009, các ngân hàng Mỹ chỉ được hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam theo tỷ lệ góp vốn 30%-49%; đến năm 2010, các ngân hàng Mỹ sẽ có một sân chơi bình đẳng như các ngân hàng Việt Nam.

Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam xóa bỏ mạnh hơn các bảo hộ đối với dịch vụ tài chính, ngân hàng. Cụ thể kể từ 01/04/2007 các NH Mỹ và NH nước ngoài sẽ được thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngồi, các cơng ty chứng khốn nước ngồi góp vốn 49% sở hữu nước ngồi. Sau 5 năm, nhà đầu tư có thể sở hữu 100% cơng ty chứng khốn.

2.2.1.4Yếu tố công nghệ

Tốc độ phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế giới là rất nhanh chóng, tạo điều kiện cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Để phát triển kinh doanh và tiếp cận nhanh chóng với thơng lệ quốc tế, việc đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ quản trị điều hành và kinh doanh đang là một nhu cầu bức xúc. Đặc biệt là đang diễn ra xu hướng đầu tư mạnh cho nền tảng công nghệ để cung ứng các dịch vụ chất lượng cao và tiện dụng cho khách hàng. Đặc biệt là phát triển các kênh phân phối mới như: Điểm giao dịch tự động (Auto bank); Ngân hàng điện tử (Internet banking, phone banking); Thiết bị thanh toán thẻ (POS) tại các trung tâm thương mại, cửa hàng.

Bên cạnh đó, sự phát triển cơng nghệ đã làm thay đổi cách thức liên hệ giữa

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2010 2015 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w