Số lượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2010 2015 (Trang 41 - 43)

Đvt: ngàn cá nhân, doanh nghiệp

Năm 2006 2007 2008 2009

Khách hàng cá nhân 530 867 1.051 1.393 Khách hàng doanh nghiệp 69 95 132 183 Tỷ lệ khách hàng cá nhân 80,4% 90,1% 88.8% 89,7% Tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp 21,6% 19,9% 11,2% 10,3%

(Nguồn số liệu: Phịng thơng tin kinh tế - BIDV cung cấp)

2.2.2.2Sản phẩm thay thế

Đối với ngân hàng, sản phẩm thay thế có tính năng gần giống sản phẩm mà ngân hàng đang cung ứng hoặc sản phẩm sẽ được phát triển trong tương lai. Nếu số lượng sản phẩm thay thế trên thị trường ít thì sản phẩm hiện có của ngân hàng sẽ ít bị cạnh tranh và có cơ hội thắng trên thị trường. Ngược lại, sản phẩm thay thế đa đạng, người sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ có thêm lựa chọn, khi đó ngân hàng sẽ có thêm áp lực cạnh tranh, đối mặt với nguy cơ thu hẹp thị phần.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây thị trường bảo hiểm nhân thọ xuất hiện nhiều công ty nước ngoại với sản phẩm tiết kiệm - tích lũy - bảo hiểm đã phần nào chia sẻ thị phần nguồn tiết kiệm của người dân. Thêm vào đó, các kênh đầu tư thơng qua sàn giao dịch bất động sản, thị trường chứng khốn cũng góp phần ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cạnh tranh của ngân hàng. Cụ thể: năm 2006 được các nhà kinh tế đánh giá là năm “thăng hoa” của thị trường chứng khoán Việt Nam, với số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư vào khoảng trên 100.000, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 221.156 tỷ đồng, chiếm 22,7% GDP năm 2006, tổng giá trị trái phiếu là 70.000 tỷ đồng bằng 7,7% GDP năm 2006 (nguồn : website Bộ tài chính). Điều đó cho thấy một lượng nguồn vốn lớn của dân chúng thay vì gửi tiết kiệm thì họ đầu tư vào thị trường chứng khốn. Điều này làm gia tăng đáng kể chi phí huy động vốn của các ngân hàng và giảm nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp (do doanh nghiệp tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu) nhưng cũng đồng thời mở rộng kênh cho các nhà đầu tư vay thế chấp bằng chứng khoán (nghiệp vụ repo chứng khoán).

2.2.2.3Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Trên thị trường dịch vụ ngân hàng hiện nay, có thể nhận thấy rằng các NHTM quốc doanh chiếm hơn 52% thị phần về dịch vụ tín dụng, gần 65% về thị phần huy động vốn. Trong khi đó khối các NHTMCP đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua, thị phần ngày càng được mở rộng. Theo nhận định chung của các chuyên gia kinh tế thì các NHTM quốc doanh và khoảng 02 NHTMCP hàng đầu là ACB và Sacombank sẽ tiếp tục chi phối thị trường dịch vụ trong khoảng 05 năm tới.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của BIDV hiện này là các NHTM quốc doanh và nhóm các NHTMCP hàng đầu. Trong đó đặc biệt là Vietcombank, Agribank, Incombank. Có thể nói với tính chất đa dạng của hoạt động nghiệp vụ và quy mơ vốn thì 3 ngân hàng này là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với BIDV trong thời gian hiện nay và tiếp tục cạnh tranh trong thời gian sắp tới. Việc tìm hiểu tình hình hoạt

động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là hết sức cần thiết nhằm nhận biết được vị trí của BIDV trên thị trường

Qua các số liệu cho thấy các chỉ tiêu phát triển của các ngân hàng nói chung đều tăng mạnh trong năm 2009. Điều này chứng tỏ thị trường dịch vụ ngân hàng vẫn còn rất nhiều tiềm năng để các ngân hàng khai thác và các ngân hàng cạnh tranh với nhau để cố gắng gia tăng thêm thị phần. Trong thời gian tới, theo cam kết WTO, kể từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngồi sẽ được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Một khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo đúng lộ trình đã cam kết với các tổ chức quốc tế, khi đó chắc chắn rằng thị phần của các ngân hàng sẽ bị thu hẹp, các ngân hàng sẽ cạnh tranh quyết liệt với nhau hơn để sinh tồn.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2010 2015 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w