Mơ hình 9 : Cơ chế quản lý vốn tập trung
3.2.3. Sự cần thiết chuyển đổi cơ chế quản lý vốn tại EIB
3.2.3.1.Tạo mơi trƣờng cơng bằng trong tồn hệ thống:
Cơ chế quản lý vốn hiện tại của EIB phát sinh rất nhiều vần đề ảnh hƣởng đến lợi nhuận chung của toàn hệ thống. Theo nhƣ mơ hình quản lý tại EIB, tại các chi nhánh nhỏ, chi nhánh tỉnh bộ phận nguồn vốn hầu nhƣ không đƣợc chú trọng, bộ phận này thuộc một phần nhỏ của phịng Kế tốn hay phịng kinh doanh tùy theo sự đánh giá về năng lực của nhân viên và sự phân công của ban giám đốc chi nhánh. Công tác cân đối vốn tại các chi nhánh khá thủ công, năng lực nhân sự không đồng đều giữa các chi
nhánh tỉnh và thành phố lớn làm tăng rủi ro về nguồn vốn tại các chi nhánh không đảm bảo nhu cầu về nhân lực, dẫn đến sự tăng.rủi ro chung cho toàn hệ thống.
Bên cạnh việc chịu trách nhiệm trên rủi ro về kỳ hạn và rủi ro về lãi suất nhƣ đã trình bày ở phần trên. Việc mỗi chi nhánh có riêng từng bảng cân đối kế tốn dẫn đến các chi nhánh tỉnh cịn chịu thêm các chi phí khác phát sinh khi điều chuyển tiền mặt về HO, hay các phần chênh lệch vay gửi trong thời gian chờ điều chuyển tiền mặt. Các chi phí này các chi nhánh tại địa bàn TpHCM không phải gánh chịu do khoảng cách về địa lý .
Tình huống:
Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm (VND, USD, GD1…) tại chi nhánh 1.
Nợ : 101, 103, 105 Tiền mặt tại quỹ.(VND, USD, GD1…) Có : 423, 424 Tiền gửi .(VND, USD, GD1…)kỳ hạn .
Các chi nhánh điều chuyển vốn về HO.
Bằng tiền mặt : sử dụng các phƣơng tiện giao thông chuyên dùng. Tại chi nhánh 1:
Nợ : 519 Thanh tốn giữa các đơn vị
Có : 101, 103, 105 Tiền mặt tại quỹ.(VND, USD, GD1…)
Tại HO :
Nợ : 101, 103, 105 Tiền mặt tại quỹ.(VND, USD, GD1…) Có : 519 Thanh toán giữa các đơn vị
(Bỏ qua bƣớc hạch toán tiền đang vận chuyển).
* Chi nhánh sẽ chịu chi phí vận chuyển khi điều chuyển vốn (vé máy bay/tàu xe/ơ tơ …cơng tác phí)
Bằng kênh thanh tốn liên hàng : (CITAD đối với các tỉnh đã kết nối chƣơng trình
điện tử liên ngân hàng với NHNN VN, thanh tốn bù trừ với các tỉnh chƣa sử dụng chƣong trình điện tử liên hàng).
Tại chi nhánh 1:
Nợ : 111, 112 Tiền gửi tại NHNN (VND, USD). (tại Tp CN 1 trú đóng) Có : 101, 103, 105 Tiền mặt tại quỹ.(VND, USD, GD1…).
Nợ: 519 Thanh tốn giữa các đơn vị.
Có : Nợ : 111, 112 Tiền gửi tại NHNN (VND, USD).
Tại HO :
Nợ : 111, 112 Tiền gửi tại NHNN (VND, USD).(tại TTTT NHNN của hệ thống mở TK) Có : 519 Thanh toán giữa các đơn vị.
*Chi nhánh sẽ chịu phí chuyển tiền ngoài địa bàn của NHNN, tính thời điểm 431/07/2009 là 0.04% min 20.000đ, max 300.000đ
Điều chuyển vốn qua đêm, chi nhánh sẽ chịu các khoản vay O/N
Theo cơ chế quản lý vốn đang áp dụng tại Eximbank, tuy bƣớc đầu các mức lãi suất vay gửi đã tách bạch ra các kỳ hạn khác nhau, tuy nhiên việc định giá này lại gây ra một bất cập lớn khác. Có thể thấy việc phân ra các kỳ hạn dài, ngắn khác nhau trong vay gửi vốn giữa chi nhánh và HO theo đúng nguyên tắc sẽ giúp cho các chi nhánh hạn chế đƣợc rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn. Nhƣng thực tế cho thấy việc tách lãi suất vay gửi giữa các kỳ hạn này chƣa thực sự làm đƣợc việc đó. Cách tính giá điều chuyển trên mức lãi suất này chỉ tác động đến 1/4 cơ cấu vốn của Eximbank hiện tại. (Phụ lục 4).
Việc phân bổ các chi phí trong cơng tác điều chuyển vốn của cơ chế cũ dẫn đến sự gia tăng chi phí cho tồn hệ thống, đồng thời khơng đánh giá đúng mức hiệu quả vốn công bằng cho các chi nhánh, các chi nhánh tỉnh với khó khăn về khoản cách địa lý, càng xa HO chi phí điều chuyển vốn càng tăng. Do đó, để hạn chế tối đa các rủi ro (rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn) và giảm thiểu các chi phí (chi phí nhân sự, chi phí điều chuyển vốn …), đồng thời tăng tính cạnh tranh giữa các NH TMCP chính là điều “ sống còn” của việc chuyển đổi cơ chế điều chuyển vốn, theo đúng quy luật đào thải của thị trƣờng: hệ thống NHTM nào càng hạn chế nhiều chi phí, hạn chế nhiều rủi ro chất lƣợng phục vụ càng tốt hệ thống NHTM đó sẽ phát triển và ngƣợc lại.
3.2.3.3. So sánh hiệu quả cơ chế quản lý vốn theo cơ chế cũ & mới: Bảng 6 : So sánh hiệu quả cơ chế quản lý vốn theo cơ chế cũ & mới
Chỉ tiêu so sánh
Cơ chế quản lý vốn phân tán Cơ chế quản lý vốn tập trung
1.Nguyên tắc thực hiện:
-Hoạt động theo cơ chế vay-gửi
-Bảng Tổng kết tài sản, cân đối TSN – TSC độc lập từng chi nhánh trong hệ thống.
-Mỗi chi nhánh hoạt động nhƣ một ngân hàng độc lập, tự cân đối TSN – TSC
-Mỗi chi nhánh chịu hoàn toàn trách nhiệm về các rủi ro về lãi suất, rủi ro về kỳ hạn, rủi ro thanh khoản.
-Điều chuyển vốn trên phần chênh lệch TSN – TSC về HO
-Áp dụng lãi suất điều chuyển vốn trên
- Hoạt động theo cơ chế mua-bán vốn.
- Bảng tổng kết tài sản chung cho toàn hệ thống, Bảng tổng kết tài sản tại chi nhánh chi phản ánh số dƣ nợ và huy động thực tế của từng chi nhánh.
- Toàn hệ thống tập trung quản lý, tất cả các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản của chi nhánh đều đƣợc tập trung về HO.
- HO mua- bán toàn bộ TSN-TSC của chi nhánh.
phần chênh lệch. choc ho hoạt động điều hành vốn của HO
2.Đặc điểm:
- Quản lý vốn phân tán gây lãng phí về nhân lực, chi phí, tăng nguy cơ rủi ro cao. - Các chi nhánh cân đối vốn độc lập dẫn đến
tồn hệ thống khơng tận dụng đƣợc những chi phí cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ của tồn hệ thống.
- Chi nhánh khơng có cơ chế kiểm soát kết quả hoạt động kinh doanh riêng, làm tăng rủi ro cao
- Kết quả hoạt động kinh doanh tổng kết vào cuối năm, không phản anh chính xác năng lực hoạt động của các ngân hàng. - Đánh giá mức độ đóng góp của chi
nhánh vào kết quả chung của tồn hệ thống chƣa chính xác
- Quản lý vốn tập trung, sử dụng có hiệu
quả một cách tập trung TSN-TSC của toàn hệ thống.
- Vốn đƣợc chuyển từ chi nhánh thừa sang thiếu, tận dụng đƣợc tối đa nguồn vốn dƣ thừa và bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời cho toàn hệ thống.
- Cơ chế định giá chuyển vốn là cơng cụ thực hiện các chính sách tài chính cho tồn hệ thống đồng thời là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ của từng chi nhánh. - Kết quả kinh doanh đƣợc tổng hợp
thƣờng xuyên thông qua các báo cáo định giá vốn nội bộ, phản ảnh chính xác hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh.
- Đánh giá chính xác mức độ đóng góp của từng chi nhánh thông qua việc định giá chung cho toàn hệ thống.
3.2.3.4. Xu hƣớng tất yếu quản lý tài sản nợ – tài sản có theo cơ chế hiện đại – cơ chế quản lý vốn tập trung:
Không bàn đến xu hƣớng: Tập đồn tài chính thành lập các ngân hàng hay các ngân hàng hình thành tập đồn tài chính, cơ chế quản lý vốn tập trung là xu thế tất yếu của mắc xích : tập đồn tài chính và ngân hàng, một mắc xích quan trọng để làm vững mạnh năng lực tài chính của các NHTM. Mơ hình quản lý vốn tập trung địi hỏi mức chuyên môn cao hơn về nhiều yếu tố nhƣ: công nghệ, cơ sở vật chất, tổ chức …đồng thời nó cũng đạt hiệu quả cao hơn về quản lý vốn, tăng tính cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM . Việt Nam đang dần tách khỏi cơ chế phi thị trƣờng sang cơ chế thị trƣờng, tính cạnh tranh và đào thải khắc nghiệt của cơ chế thị trƣờng ngày càng đậm nét trong tƣơng lai làm cho các NHTM phải đổi mới trong cách quản lý. Hoạt động NHTM tại Việt Nam khơng cịn chỉ dừng lại ở hoạt động huy động và cho vay, công tác nguồn vốn đang dần khẳng định tầm quan trọng của nó trong hoạt động ngân hàng nhƣ các nƣớc tiên tiến. Chƣa là một cơ chế hoàn hảo, nhƣng cơ chế quản lý vốn tập trung hiện tại đang là sự lựa chọn của các NHTM, nếu muốn tăng lợi
nhuận, giảm rủi ro và chi phí, các NHTM phải có một cơng cụ quản lý vốn hiện đại và năng động.
3.2.4. Phân tích tác động của việc thay đổi cơ chế quản lý vốn tại EIB:
Bất kỳ một cơ chế nào, khi thay đổi và vận hành sẽ tác động trực tiếp ngay đến hiệu quả kinh doanh và nhiều vấn đề khác liên quan đến hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và từng mỗi chi nhánh nói riêng.
* Tác động tích cực:
- Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối: các rủi ro này là một trong những rủi ro cơ sở trong hoạt động ngân hàng, việc kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro này dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. HO sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về các rủi ro trên, đồng thời việc tập trung các rủi ro về HO sẽ làm cho các chính sách vĩ mô, các chiến lƣợc kinh doanh của hệ thống đƣợc thực thi và phát huy đƣợc tối đa hiệu quả,
- Hạn chế tình trạng thừa thiếu thanh khoản: Cơ chế mua bán vốn sẽ tập trung hoàn toàn mọi giao dịch về Trung tân vốn, trung tâm vốn sẽ làm động tác luân chuyển vốn từ chi nhánh thừa vốn sang chi nhánh thiếu vốn, đồng thời điều tiết vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng, nhƣ vậy việc tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng vốn của toàn hệ thống, cân đối nguồn vốn hợp lý toàn hệ thống, hạn chế đƣợc tình trạng thừa/thiếu thanh khoản của các chi nhánh.
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, quản lý và loại trừ đƣợc các công việc báo cáo thủ công, kết quả hoạt động của chi nhánh sẽ đƣợc thực hiện mỗi ngày thông qua hệ thống quản lý vốn giữa HO và chi nhánh, chi nhánh không phải làm các báo cáo tổng hợp về nguồn vốn, tiền tệ và thanh khoản mỗi ngày, chi nhánh cũng không phải lập các kế hoạch thanh khoản và nhu cầu vốn
- Quản lý vốn tập trung là một công cụ quản lý vĩ mô, tập trung và quản lý từ xa nguồn vốn của tồn hệ thống nhƣng vẫn đảm bảo tính năng động của từng chi nhánh,
HO không can thiệp vào hoạt động cụ thể của từng chi nhánh, khả năng huy động và cho vay đồng thời với sự tiết giảm các chi phí quản lý sẽ đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh.
* Tác động tiêu cực:
- Chi phí ứng dụng cao: Hiện tại Eximbank có gần 150 chi nhánh và phịng giao dịch đang sử dụng chƣơng trình Korebank của Hyundai Hàn Quốc, chƣơng trình này hiện tại chƣa hỗ trợ các báo cáo về quản lý vốn tập trung, do đó để triển khai quản lý vốn tập trung về mặt kỹ thuật có hai giải pháp.
Thứ nhất là cải tạo phần mềm hiện tại, cơng việc này địi hỏi một mức chi phí cao khi yêu cầu nhà thầu thiết kế thêm tính năng trên, việc bóc tách dữ liệu khi triển khai có khả năng sẽ làm ảnh hƣởng các dữ liệu hiện có, rủi ro gây sai sót trong dữ liệu có khả năng xảy ra rất lớn, việc chuyển đổi các dữ liệu từ mơ hình nhiều bảng cân đối kế toán và tổng kết tài sản của nhiều chi nhánh trong cơ chế quản lý vốn cũ sang thành một bảng chung cho toàn hệ thống trong cơ quản lý mới địi hỏi phải có sử cải tạo toàn diện của phần mềm đang ứng dụng, và chi phí cho việc cải tạo và chuyển đổi các dữ liệu sẽ làm chi phí.
Thứ hai, nếu khơng chọn giải pháp cải tạo phần mềm ứng dụng đang sử dụng, Eximbank sẽ phải chọn giải pháp sử dụng thêm 1 phần mềm tƣơng thích, giải pháp này sẽ giảm chi phí hơn so với giải pháp 1, nhƣng lại gây rƣờm rà trong việc quản lý và vận hành của hệ thống công nghệ thông tin, tuy nhiên hiện nay hầu hết các NHTM khi áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung nhƣ BIDV, ACB đều chọn giải pháp thứ 2, một phần mềm riêng rẻ với các tiêu chí báo cáo đáp ứng riêng cho chƣơng trình quản lý vốn tập trung, sẽ chạy song song với phần mềm hiện tại đang vận hành của các chƣơng trình đang sử dụng. Với Eximbank với quy mô ở cấp trung bình, việc triển khải ở 150 chi nhánh và phòng giao dịch sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí nếu bắt đầu ngay thời điểm hiện tại. Việc phát triển hệ thống ở quy mô lớn nhƣ Ngân hàng NNo&PTNT Việt
Nam sẽ vơ cùng khó khăn và chi phí cực kỳ lớn. Do đó việc cân nhắc chuyển đổi cơ chế quản lý vốn là một công việc cần triển khai trong thời gian sắp đến.
- Cơ chế quản lý vốn tập trung là tiền đề hình thành nên mắc xích của tập đồn tài chính. Nhƣ mơ hình của các ngân hàng hiện đại tại Châu Âu, Châu Mỹ và các nƣớc phát triển, các chi nhánh chỉ đóng vai trị là bộ phận tiếp xúc khách hàng, là nơi tiếp nhận các nhu cầu khách hàng và đƣa về trung tâm xử lý, các giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hành, quản trị rủi ro đều tập trung về HO. Chính sự tập trung và chun mơn hóa sẽ làm cho các hệ thống ngân hàng xử lý các dữ liệu hiệu quả, trên cơ sở đó tăng nguồn lợi nhuận và giảm thiểu các rủi ro. Tuy nhiên chính sự tập trung và chun mơn hóa đó cũng làm cho các thao tác nghiệp vụ tại chi nhánh hạn chế, làm hạn chế trình độ phát triển nghiệp vụ, trình độ của nhân viên tại các chi nhánh, hạn chế kinh nghiệp thực tiễn và kinh nghiêm chuyên môn.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI EIB: TẬP TRUNG TẠI EIB:
Nhƣ đã đề cập ở phần 3.3.4, tơi chỉ trình bày các phƣơng án dựa trên sự lựa chọn của giải pháp thứ 2, tức là giải pháp lựa chọn một phần mềm chạy song song với chƣơng trình Korebank của Eximbank với nhƣng ƣu nhƣợc điểm của giải pháp đã trình bày ở phần trên, dựa trên giải pháp đã chọn tơi xin trình bày các điều kiện và phƣơng án triển khai nhƣ sau:
* Điều kiện để triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung :
- Về cơ sở vật chất: Cơ chế quản lý vốn tập trung địi hỏi cơng nghệ là rất quan trọng, do đó việc lựa chọn nhà thầu thiết kế phần mềm sử dụng là ƣu tiên.
- Về tổ chức và nhận thức: cơ chế quản lý vốn tập trung về tổng quan sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động cho toàn hệ thống, tuy nhiên xét về mặt lợi ích, từng chi nhánh sẽ có sự “ san sẻ ” giữa chi nhánh có chí vốn giá rẻ và các chi nhánh có chi phí giá cao. Việc nhận thức đúng đắn cho cơ chế trên giúp tồn hệ thống có sự gắn kết hơn, hoạt
động đồng bộ và công bằng hơn, các chi nhánh sẽ đƣợc đánh giá quả hiệu quản lý và không bị chi phối bởi các lợi thế về địa bàn và vùng miền kinh tế.
- Về nhân lực: Đòi hỏi bộ phận quản lý nguồn vốn có trình độ chun mơn cao, có kiến thức và hiểu biết trong công tác cân đối và điều tiết nguồn vốn, áp lực tập trung rủi ro về HO sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi lực lƣợng nguồn nhân lực tại bộ phận nguồn vốn đảm bảo đƣợc các yêu cầu cao về quản lý vốn, nguồn nhân lực chất lƣợng cao chính là yếu tố quan trọng nhất trong cơ chế quan lý vốn tập trung