Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tích tụ và tập trung ruộng đất ở một số nước trên thế giới
Tích tụ và tập trung ruộng đất là một yêu cầu đặt ra trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các nước. Tập trung ruộng đất của các trang trại quy mô nhỏ thành những trang trại quy mô lớn, tạo điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất sinh học, năng suất lao động, tăng khối lượng và tỷ suất nông sản hàng hóa,
giảm chi phí sản xuất và giá thành nơng sản. Vì vậy, việc tích tụ ruộng đất trong q trình cơng nghiệp hóa hầu như đã trở thành quy luật, diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chủ trương, biện pháp và mức độ tích tụ ruộng đất ở mỗi quốc gia không giống nhau.
1.3.1.1. Tích tụ ruộng đất ở một số nước Âu, Mỹ
Ở các nước Âu, Mỹ bình quân ruộng đất trên đầu người khá cao, tốc độ đơ thị hóa nhanh, nhu cầu lao động cơng nghiệp nhiều, chính quyền khuyến khích việc đẩy nhanh tốc độ tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mơ trang trại bằng các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh của các trang trại lớn.
Tuy nhiên, để tránh tích tụ ruộng đất vượt quá hạn mức trong địa phương, một số nước như Anh, Pháp có biện pháp quản lý thông qua Hội đồng quy hoạch đất đai của từng tỉnh, huyện, vớ Hội đồng quản trị gồm những đại diện nông dân địa phương, những chuyên viên ruộng đất và hai ủy viên của Chính phủ (thuộc Bộ Nơng nghiệp và Bộ tài chính). Hội đồng này mua đất trên thị trường tạo ra quỹ đất dự trữ và bán lại công khai cho các hộ nông dân theo giá thị trường.
Ở Pháp, tuy không đề ra các hạn mức cụ thể, nhưng để đề phịng tích tụ ruộng đất quá mức, Nhà nước có biện pháp can thiệp vào thị trường ruộng đất thông qua Hội đồng quy hoạch ruộng đất địa phương để mua bán đất của nông dân, lập quỹ đất dự trữ, điều tiết thị trường bất động sản (Hội khoa học kinh tế Việt Nam, 1998).
1.3.1.2. Tích tụ ruộng đất ở một số nước Châu Á
Các nước thuộc Châu Á bình quân ruộng đất thấp, quy mô trang trại nhỏ nên việc tích tụ ruộng đất khơng dễ dàng như các nước Âu, Mỹ. Ngay ở Nhật Bản là một nước có trình độ cơng nghiệp hóa cao trong lĩnh vực nơng nghiệp cũng có tình trạng như vậy.
Ở Nhật Bản, sau cải cách ruộng đất năm 1950, chủ trương hạn chế việc bán ruộng đất đã gây trở ngại cho việc tích tụ ruộng đất. Về sau đã thay đổi chủ trương này nhưng việc tích tụ ruộng đất cũng chập chạp. Tuy nhiên, họ có kinh nghiệm đáng quan tâm là hạn chế việc chia nhỏ quy mô ruộng đất của các hộ nơng dân. Một hộ có nhiều con, theo tập quán chỉ có người con trai trai trưởng mới có nhiệm vụ tiếp tục ở nơng thơn làm ruộng và chăm sóc cha mẹ, cịn các con khác phải đi làm nghề khác, không chia ruộng cho tất cả các con (Hội khoa học kinh tế Việt Nam, 1998).
Ở Đài Loan, sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra. Lúc đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bản trả dần cho nông dân, tạo điều kiện ra đời các trang trại với quy mơ bình quân 1,29 ha/trang trại; đến năm 1991 số trang trại đã lên đến 679.000 trang trại với quy mơ bình qn chỉ cịn 1,08 ha/trang trại. Tuy nhiên, q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng thơn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,... nhưng do người Đài Loan coi ruộng đất là tiêu chí đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị trường nhưng ruộng đất vẫn khơng được tích tụ (có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp). Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan công bố Luật Phát triển nông nghiệp, trong đó cơng nhận phương thức sản xuất ủy thác của các hộ nơng dân, có nghĩa là nhà nước công nhận việc chuyển quyền sở hữu đất đai. Ước tính đã có trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất. Ngồi ra để mở rộng quy mơ, các trang trại trong cùng thơn xóm cịn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp, nhưng
không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động để sản xuất. (Đào Thế Tuấn, 1984).
1.3.1.4. Tích tụ và tập trung ruộng đất ở Việt Nam
* Chính sách về đất nông nghiệp trước thời kỳ đổi mới:
Ở Việt Nam, thời kỳ này dưới chế độ phong kiến, quan hệ sở hữu ruộng đất tong tại dưới ba hình thức: sở hữu Nhà nước, sở hữu làng, xã và sở hữu tư nhân. Trong đó: Sở hữu Nhà nước là quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà vua, hoa lợi do đất đai này mang lại chủ yếu dùng vào việc công như: ban thưởng, lễ hội, cơng trình xây dựng, an ninh, quốc phịng…; Sở hữu làng, xã tức là đất cơng của làng, xã gọi là sở hữu cộng đồng xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Hình thức sở hữu này gắn liền với văn hóa làng, xã của Việt Nam, nhất là ở đồng bằng sơng Hồng. Về mặt hình thức thì đất cơng của làng, xã vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nhừng quyền sử dụng hoàn toàn do làng, xã quy định. Việc sử dụng đất công của làng, xã được thực hiện theo hai cách: cho nông dân cày cấy hoặc sử dụng lao dịch của nông dân thu hoa lợi trang trải cho việc công của làng, xã; Sở hữu tư nhân: trong lịch sử nước ta, có hai thời kỳ ruộng đất tư khá phát triển là do trước thế kỷ 14, tầng lớp quý tộc phong kiến đang hình thành, cịn trong thế kỷ 17, chiến tranh liên tiếp xẩy ra giữa các phe phái làm cho Nhà nước suy yếu đến mức không thể kiểm soát được phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Ngồi ba hình thức sở hữu truyền thống trên, trước cách mạng tháng Tám, ở Việt Nam cịn có hình thức sở hữu ruộng đất của tư bản Pháp dưới hình thức các đồn điền.
Tuy nhiên, dù tồn tại hình thức sở hữu tư nhân, nhưng vào đầu thế kỷ XX, nông dân lao động Việt Nam lại làm chủ được rất ít đất đai, có tới 95% dân số là nơng dân nhưng chỉ sở hữu 30% diện tích đất Nơng nghiệp, trong đó có 60% bần nơng chỉ có 10% đất canh tác. (Trần Thị Minh Châu, 2005).
Đảng ta có quan điểm về chính sách ruộng đất trong thời kỳ này là: “Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bản xứ và các giáo hội, giao ruộng đất ấy cho trung nông và bần nơng, quyền sở hữu ruộng đất thuộc về chính hủ công nông”.
Đảng phát động nông dân chống lại địa chủ cường hào bóc lột, trả đất cho dân cày, trả công điền cho dân. Đây là thời kỳ chính sách ruộng đất chưa có điều kiện triển khai nhưng quan điểm và đường lối của Đảng trong vấn đề ruộng đất đã tạo được sự ủng hộ lớn trong giai cấp nơng dân.
* Chính sách ruộng đất trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1981
Từ sau năm 1945, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất và giảm bớt thuế cho nông dân nghèo và tá điền. Sau cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp kết thúc vào năm 1954, miền Bắc thực hiện chương trình cải cách ruộng đất cơ bản nhằm mục đích để cơng hữu hóa ruộng đất của địa chủ, tiến hành phân chia lại ruộng đất cho người nơng dân có ít đất hoặc khơng có đất với khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Đây là giai đoạn đất nông nghiệp thuộc sở hữu của tập thể dưới hình thức hợp tác xã từng khâu và hợp tác xã từng phần.
Đến sau năm 1975, nền kinh tế của nước ta phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh chống Mỹ để lại và những hậu quả từ những chính sách kinh tế tập thể khiến cho một phần lớn dân số sống trong nghèo đói.
* Chính sách ruộng đất trong giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1988
Trong giai đoạn này, có sự thay đổi về chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thể hiện qua Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (gọi tắt là Khốn 10).
Năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10 vào tháng 4 năm 1988 có nội dung giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp được sử dụng từ 10 năm đến 15 năm và lần đầu tiên hộ gia đình, cá nhân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp.
* Chính sách ruộng đất sau đổi mới đất nước
Sự thay đổi trong công tác quản lý ruộng đất được thể hiện bằng sự ra đời của Luật Đất đai, được liên tục sử đổi, bổ sung qua các thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo sự phù hợp với thực tế, cụ thể:
- Luật Đất đai năm 1993;
- Luật Đất đai năm 1998 – 2001 (sử đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1993); - Nghị định số 64/CP năm 1993; Nghị định số 02/CP năm 1994 quy định về việc giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong giai đoạn 10 năm (2001 - 2010), diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng giảm. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài ngun Mơi trường, bình qn mỗi năm đất nơng nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120.000 ha. Cùng với đó là sự gia tăng dân số ở Việt Nam trong những năm vừa qua nhất là dân số ở vùng nơng thơn làm cho bình quân đất sản xuất trên đầu người ngày càng giảm mạnh. Năm 2000 trung bình diện tích đất nơng nghiệp tính trên đầu người là 680 m2 , năm 2005: 630 m2 , năm 2011: 437 m2 (Tổng cục quản lý đất đai, 2000, 2005, 2011). Cùng với sự sụt giảm trong diện tích bình qn đầu người là sự thu hẹp về quy mô sản xuất. Năm 1999, 70,36% hộ nơng dân có diện tích canh tác khoảng 0,5 ha; chỉ có 3,46% số hộ có diện tích canh tác lớn hơn 3 ha. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,5 ha có giảm nhưng không đáng kể: cả nước tỷ lệ này vẫn là 67,38%. Trong đó, Đồng bằng sơng Hồng đạt tỷ lệ cao nhất với 94,46%, Miền núi phía Bắc: 63,9%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: 79,54%, Tây Nguyên: 24,08%, Đông Nam Bộ: 35,48%, Đồng bằng sông Cửu Long: 47,96% (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2011).
Theo số liệu điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2011 Việt Nam vẫn còn 69% số hộ sử dụng đất sản xuất có quy mơ dưới 0,5 ha; 34,7% số hộ có quy mơ dưới 0,2 ha. Như vậy, có thể thấy đất sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam đang bị phân tán lớn, quy mô sản xuất nhỏ, số thửa canh tác nhiều (Lê Thị Anh, 2014).
Sản xuất nơng nghiệp quy mơ nhỏ sẽ có nhiều khó khăn cho q trình sản xuất và phát triển cơ giới hố trong nơng nghiệp, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thực hành thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Việc đưa máy móc vào trong sản xuất nơng nghiệp sẽ khó có thể thực hiện hiệu quả khi diện tích quá nhỏ. Phần lớn hiện nay ở Việt Nam diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,5 ha/thửa, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng. Do đó hình thành rất nhiều đường bờ để ngăn cách các thửa ruộng với nhau. Sự tồn tại của những đường bờ ngăn cách đó gây khó khăn cho sự vận hành của máy móc hiện đại. Ngoài ra, những đường bờ ngăn đó cũng sẽ lấy đi một phần diện tích đất sản xuất không nhỏ.
Như vậy, đất đai trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay đang rất manh mún. Tình trạng này sẽ có tác động trực tiếp xấu đến tính hiệu quả sản xuất trong nơng nghiệp. Những tác động gián tiếp đến việc làm, thu nhập của nông dân và tác động đến tăng trưởng chung của cả nền kinh tế là khó tránh khỏi. Vì vậy, Việt Nam cần phải có những chính sách thích hợp để hạn chế mức độ manh mún đất sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Chuyển đổi ruộng đất chống manh mún, phân tán tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần thiết, tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn
1.3.1.5. Tình hình dồn thửa đổi ruộng ở một số tỉnh trong cả nước
- Ở tỉnh Hưng Yên: sau 3 năm thực hiện dồn thửa, đổi ruộng (từ 2013 đến 2016), toàn tỉnh đã đạt hơn 70% số xã thực hiện dồn thửa, đổi ruộng , khắc phục được tình trạng manh mún, hình thành nên các thửa ruộng lớn, đạt mức bình quân 1,38 thửa/hộ, tạo điều kiện cho việc cơ giới hoá, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất, đường nội đồng được mở rộng từ 5m đến 7m thuận tiện cho giao thông vận chuyển.
- Ở tỉnh Thanh Hoá: Ban thường vụ tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT/TU ngày 3/9/1998 về cuộc vận động thực hiện dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện cho nông dân phát triển nông nghiệp. Đến nay, sau 15 năm thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định: toàn tỉnh đã có 411/540 xã thuộc 20 huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc dồn thửa, đổi ruộng với tổng diện tích là 105.123 ha. Cụ thể, diện tích bình qn một thửa tăng từ 330m2 lên 1500m2, mỗi hộ giảm xuống trung bình khoảng 2 thửa đất.
- Ở tỉnh Phú Thọ: Đã giao choc ho nông dân quản lý, sử dụng canh tác 96% diện tích đất nơng nghiệp nhưng ruộng đất manh mún, một hộ sử dụng nhiều thửa đất nằm rải rác ở nhiều xứ đồng. Bình qn mỗi hộ canh tác 10 thửa, có nơi lên đến 60 thửa. Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết về dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp theo hướng giảm số thửa, tăng diện tích mỗi thửa, nhờ đó trung bình cịn 3 thửa/hộ, thu nhập bình quân của người dân đạt 20 triệu đồng/ người/ năm, tăng gấp 5 lần so với trước khi dồn thửa, đổi ruộng .
Thành phố Hà Nội: Thực hiện chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020" của Thành ủy Hà Nội, sau 2 năm triển khai (2016-2018), bộ mặt nông thôn tại các huyện ngoại thành Hà Nội ngày một khang trang, sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển, nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nơng 23 thơn Hà Nội, tính đến hết năm 2018, trên toàn thành phố đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được 79.183,1/75.980,1ha (đạt 104,2%), vượt 3.673,5ha so với kế hoạch thành phố giao. Từ đó Thành phố đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như: Các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn; vùng sản
xuất rau an toàn; vùng trồng cây ăn quả; vùng trồng hoa, cây cảnh; các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư; vùng nuôi trồng thủy sản hiệu quả tại một số huyện như: Thanh Trì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức cho giá trị từ 200- 300 triệu đồng/ ha/ năm. Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lên 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp của tồn Thành phố (Thành ủy Hà Nội, 2018).
Tỉnh Nam Định: Trong năm 2016 thực hiện giao đất thực địa được 5/56