Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin:

- Thu thập các tài liệu, sơ liệu đã có tại các cơ quan huyện Vĩnh Tường: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân xã Cao Đại, Ủy ban nhân dân xã Ngũ Kiên.

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Thu thập số liệu về tình hình sử dụng đất.

2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:

Đất đai huyện Vĩnh Tường chủ yếu là đất phù sa phù hợp đất trồng các loại cây hoa màu, các xã trong huyện khơng có sự khác biệt rõ về địa hình, với tập quán canh tác, trình độ thâm canh và thị trường tiêu thụ nông sản phẩm khơng có sự khác biệt lớn. Căn cứ vị trí địa lý và lịch sử hình thành chúng tôi chia huyện thành 2 vùng:

Vùng 1: Gồm 15 xã/thị trấn nằm ở phía bắc có diện tích đất được phù sa nhiều, được sông Hồng bù đắp hàng năm. Vùng này có địa hình thấp hơn so với vùng phía nam huyện.

Vùng 2: Gồm 14 xã/thị trấn nằm ở phía nam huyện, đây là những xã có diện tích đất phù sa ít được bù đắp hàng năm. Phát triển nhiều mạnh bởi những loại cây ăn quả, chăn nuôi thủy sản….

Trên cơ sở thực trạng dồn điền đổi thửa, đề tài chọn 2 xã đã thực hiện xong công tác dồn thửa đổi ruộng và có các loại hình sử dụng đất điển hình trong huyện làm đại điện điều tra là: xã Ngũ Kiên và xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Các hộ được chọn đại diện cho các xã thoe phương pháp điều tra chọn mẫu có hệ thống thứ tự lấy mẫu ngẫu nhiên. Tổng số hộ điều tra là : 60 hộ (mỗi xã điều tra 30 hộ)

Thông tin điều tra trong giai đoạn 2016 - 2020 Điều tra bằng bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.

Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân sản xuất nơng nghiệp, trưởng thơn, cán bộ địa chính xã;

Nội dung phỏng vấn: thái độ của hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp đối với dồn thửa, đổi ruộng: tán thành hay không tán thành, và hiệu quả sử dụng đất sau khi dồn thửa, đổi ruộng...

2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:

Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản x sản lượng;

+ Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao dụng cụ...) và các chi phí khác ngồi cơng lao động gia đình.

+ Giá trị gia tăng (GTGT): GTGT = GTSX - CPTG

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC = GTGT/số công lao động. + Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.

* Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội:

Hiệu quả xã hội là mối tương quan giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo cơng ăn việc làm cho lao động, xố đói giảm nghèo, cơng bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

Do điều kiện về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như sau:

+ Mức độ chấp nhận của người dân với các loại hình sử dụng đất (thể hiện ở mức độ đầu tư, ý kiến của hộ dân khi điều tra).

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.

+ Nâng thu nhập cho người dân thể hiện qua giá trị ngày công của LUT. * Đánh giá hiệu quả môi trường:

Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng đến đất thông qua so sánh liều lượng thực tế người dân sử dụng với khuyến cáo sử dụng của trạm khuyến nông huyện.

2.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu

Các số liệu thu thập được thống kê xử lý bằng phần mềm Excel; Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ.

Chương 3

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và Tỉnh Lộ 304, được giới hạn bởi tọa độ địa lý 21008’14’’ đến 21º20’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105026’37’’ đến 105032’44’’ kinh độ Đông gồm 03 thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:

- Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch. - Phía Đơng Bắc giáp huyện Tam Dương. - Phía Đơng giáp huyện Yên Lạc.

- Phía Nam giáp thành phố Hà Nội.

- Phía Tây giáp với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.

Vĩnh Tường có vị trí nằm giữa 3 đơ thị lớn đó là: Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Huyện nằm trên trục giao lưu giữa hai vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung du Bắc bộ, có cả đường sơng, đường sắt và đường bộ. Tuyến QL2 và tuyến đường sắt chạy song song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối trung tâm huyện với QL2, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội. Huyện Vĩnh Tường có hệ thống giao thơng tương đối phát triển, có đường ơ tơ, đường sắt đường sơng đồng thời nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Vĩnh Tường có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội với các huyện khác trong tỉnh.

Bản đồ 3.1: Hành chính huyện Vĩnh Tường

3.1.1.2. Địa hình, địa chất

- Địa hình huyện Vĩnh Tường tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Việt Xuân, Lũng Hịa, Bồ Sao, n Lập, ngược lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng thấp thường tạo thành những lịng chảo nhỏ. Căn cứ vào địa hình có thể phân thành 3 vùng cụ thể như sau:

- Vùng thượng huyện gồm 9 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao.

- Vùng giữa gồm 10 xã (Lũng Hịa, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên), 3 thị trấn (Thị trấn Tứ Trưng, Thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường) và một phần diện tích các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

- Vùng bãi gồm 3 xã (An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh) và một phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa. Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa Vĩnh Tường thường bị úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Vĩnh Tường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đơng là hai mùa chính. Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đơng Nam. Mùa Đơng ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đơng Bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp. Theo các số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện như sau:

- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,60C - Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40C - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,70C - Độ ẩm khơng khí bình qn: 82% - Độ ẩm cao nhất: 100%

- Độ ẩm thấp nhất: 47%

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.552 mm, với năm cao nhất là 2.106 mm, năm thấp nhất là 1069 mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85%-90% lượng mưa cả năm, số ngày mưa bình quân trong năm là 150 ngày.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

- Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: Có diện tích 4.012 ha, chiếm 42% diện tích đất nơng nghiệp, phân bố ở các xã Cao Đại, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, khơng glây hoặc glây yếu có diện tích 2.666 ha, chiếm 28% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở các xã vùng giữa như: Tuân Chính, Thượng Trung, Tân Cương... Đất có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nơng nghiệp.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh có diện tích 80 ha, chiếm 0,8% diện tích đất nơng nghiệp. Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa.

3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

- Nguồn tài nguyên vật liệu xây dựng tự nhiên như đất sét khá dồi dào, cát sỏi có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ.

- Cát, sỏi: Có thể khai thác với khối lượng lớn tập trung ven sông Hồng, sông Lơ, sơng Phó Đáy đây là nguồn tài nguyên quan trọng được bồi đắp thường xuyên.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Theo các báo cáo năm 2021, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, UBND các xã, thị trấn và nhân dân trên địa bàn tích cực triển khai, cụ thể hóa các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thường xuyên theo dõi, đánh giá, đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Dưới sự lãnh đạo, giám sát chặt chẽ, kịp thời của Huyện ủy, HDND huyện, sự chỉ đạo điều hành linh hoạt, sang tạo, quyết liệt của UBND huyện, sự cố gắng, nổ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, nên một số chỉ tiêu có sự suy giảm nhẹ so với kế hoạch, nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ, các nhiệm vụ đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, hoạt động văn hóa xã hội, an ninh chính trị, trật tự ATXH vẫn được đảm bảo. Tổng giá trị sản xuất (Giá so sánh năm 2010) ướt đạt 14.425 tỷ đồng, tăng 8,21% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng ước đạt 8.306,6 tỷ đồng, tăng 12,54%; khu vực dịch vụ 4.037,2 tỷ đồng, tăng 1,33%; Nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản: 2.080,9 tỷ đồng, tăng 5,94% so cùng kỳ .

3.1.2.1. Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản * Nông nghiệp

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 16.780,29 ha, giảm 178 ha so cùng kỳ (bằng 98,95%); tổng sản lượng lượng thực có hạt ước tính đạt 68.424 tấn, giảm 628 tấn so với cùng kỳ (bằng 99,90%). Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính:

+ Cây lúa: Năng suất ước đạt 63,74 tạ/ha, tăng 1,48 tạ/ha so cùng kỳ (bằng 102,38%); sản lượng 59.756,4 tấn, tăng 43 tấn so cùng kỳ (bằng 100,07%).

+ Cây ngô: Năng suất ước đạt 48,73 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha so cùng kỳ (bằng 100,07%), sản lượng đạt 8.668,34 tấn/ha, tăng 10.2 tạ/ha so cùng kỳ (bằng 104,2%).

- Chăn ni: Ước tính đến 12/2021 tổng đàn trâu có 1.805 con, tăng 155 con; Đàn bị có 25.500 con, tăng 180 con; Đàn lợn 58.500 con, tăng 550 con; Đàn gia cầm: 930.000 con, tăng 48.000 con. Một số vật ni như chiêm bồ câu, chim cút đều có xu hướng tăng.

Bảng 3.1. Kết quả chăn nuôi Đơn vị Đơn vị tính Thực hiện năm 2020 Ước thực hiện năm 2021 Năm 2021 so với năm 2020 (%) 1. Sản lượng trâu Con 1.902 1.850 97,27 2. Số lượng bò Con 25.320 25.500 100,71 3. Đàn lợn Con 57.950 58.500 100,95 4. Số gia cầm 1000 con 881,8 930,0 105,47 5. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 9.608,0 10.043,0 104,53 Trong đó: - Thịt trâu Tấn 99,1 102,1 103,03 - Thịt bò Tấn 997,9 1.020,0 102,21 - Thịt lợn Tấn 6.640 6.950 104,67 - Thịt gà Tấn 1.550 1.640,2 105,82 6. Trứng Triệu quả 69.428 71.850 103,49 7. Sữa Tấn 34.188 35.000 1022,38

Nguồn: Chi cục thống kế huyện Vĩnh Tường, năm 2021

* Lâm nghiệp

Tổng số cây trồng phân tán 10.900 cây, so với cùng kỳ bằng 99,90%, giảm 100 cây.

* Thủy sản

Về vật ni trồng thủy sản, ước diện tích ni trồng đạt 1.609 ha, tăng 30 ha so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 7.394 tấn, tăng 131 tấn so với cùng kỳ, bằng 101,8% cùng kỳ. Trong đó, sản lượng ni trồng 7.055 tấn, khai thác là 339 tấn.

Bảng 3.2. Sản lượng thủy sản Thực hiện Thực hiện năm 2020 Ước thực hiện năm 2021 Năm 2021 so với năm 2020 (%) 1. Tổng sản lượng thủy sản 7.263,0 7.394,0 101,80 - Cá 7.062,4 7.190,4 101,81 - Tôm 21,0 21,1 100,48 - Thủy sản khác 179,2 182,5 101,84

2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng

6.929,0 7.055,0 101,82

- Cá 6.928,8 7.055,0 101,82

- Thủy sản khác 0,2 0,0 0,00

3. Sản lượng thủy sản khai thác

334,0 339,0 101,50

- Cá 134,0 135,4 101,04

- Tôm 21,0 21,1 100,84

- Thủy sản khác 179,0 182,5 101,96

Nguồn: Chi cục thống kế huyện Vĩnh Tường, năm 2021 3.1.2.2. Sản xuất công nghiệp, xây dựng

* Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp (GSS năm 2010) ước đạt 5.530,96 tỷ đồng tăng 14,64% so cùng kỳ. Trong đó: cơng nghiệp chế biến tăng 14,67%; Sản xuất điện tử, máy tính và sản phẩm quang học (linh kiện điện tử) giảm 37,18 %

* Xây dựng

Giá trị sản xuất ngành xây dựng (GSS năm 2010) ước đạt 2.775,7 tỷ đồng tăng 8,53% so với cùng kỳ. Trong đó, Khu vực doanh nghiệp ước đạt 1.28,7 tỷ đồng, tăng 8,64% so cùng kỳ; Khu vực dân cư 1.488 tỷ đồng, tăng 8,44% so cùng kỳ.

3.1.2.3. Dịch vụ

Giá trị ngành dịch vụ ước đạt 4.037,85 tỷ đồng tăng 1,33% so cùng kỳ. Một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng trưởng nhẹ như: ngành bán buôn bán lẻ; sửa chữa ơ tơ, mơ tơ, xe máy và xe có động cơ tăng 2,68%. Đối với ngành vận tải do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên tăng trưởng âm.

3.1.3. Công tác quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.3.1. Công tác quản lý đất đai

Trong những năm qua, UBND huyện Vĩnh Tường đã tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật đất đai như Luật Đất đai, các nghị định, thơng tư... theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chủ trương, chính sách của tỉnh đề ra. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện dần đã đi vào nền nếp và đạt được những thành tựu khả quan. Việc quản lý sử dụng đất ở Vĩnh Tường nói riêng và cả nước nói chung được tăng cường từ khi có Luật đất đai. Nhiều chính sách về đất đai như giao đất nông nghiệp, đất ở, quy hoạch đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính… đang được quản lý, sử dụng ở Vĩnh Tường.

Tuy nhiên việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất diễn ra dưới hình thức khác nhau gây khó khăn trong việc giải quyết. Nguyên nhân chính của những tồn tại trên chủ yếu do cơ sở dữ liệu về đất đai còn chưa chặt chẽ, hồ sơ về đất đai chưa được thiết lập đồng bộ, đội ngũ cán bộ địa chính thiếu và yếu về năng lực chun mơn, hơn nữa những chính sách về đất đai được ban hành đã không phù hợp với nền kinh tế thị trường gây nên rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, việc cập nhật, theo dõi biến động đất không đầy đủ, không liên tục, thiếu các

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)